Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường
Thành lập5/5/2023
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Mục đíchThực thi pháp luật trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản
Trụ sở chínhSố 10 Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình
Vị trí
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Cục trưởng
Nguyễn Như Tiệp
Chủ quản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, uỷ quyền của Bộ trưởng.

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sảnCục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường được quy định tại Quyết định số 1588/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhiệm vụ và quyền hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 2, Quyết định số 1588/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường có các nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực chính:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Các dự thảo: luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản theo phân công của Bộ;

b) Chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách và các chương trình, dự án, đề án về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản theo phân công của Bộ trưởng.

2. Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật; kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.

3. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Cục.

4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.

5. Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP):

a) Tham mưu phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ;

b) Tham mưu tổng hợp, báo cáo giải trình trước Quốc hội và Chính phủ; tổng hợp báo cáo tổng thể về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng, ATTP nông lâm sản và thủy sản; tham gia các tổ chức liên ngành, tổ chức quốc tế về chất lượng, ATTP nông lâm sản và thủy sản theo phân công của Bộ trưởng;

c) Tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

d) Chủ trì tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình phối hợp của Chính phủ, của Bộ với các tổ chức chính trị xã hội; của Bộ với các bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các hội, hiệp hội ngành hàng về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản;

đ) Tổ chức triển khai công tác phổ biến giáo dục chính sách pháp luật và thông tin truyền thông về chất lượng, ATTP nông lâm sản và thủy sản;

e) Tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát, đánh giá, cảnh báo, xử lý, truyền thông và quản lý nguy cơ ATTP đối với thực phẩm nông lâm sản và thủy sản tiêu dùng trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

g) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chuyên trách của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quản lý chất lượng, ATTP nông lâm sản và thủy sản theo quy định của pháp luật;

h) Tham mưu Bộ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nông lâm sản và thủy sản thuộc lĩnh vực được giao và theo phân công của Bộ trưởng.

6. Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản:

a) Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở chế biến, bảo quản, kinh doanh độc lập nông lâm sản và thuỷ sản tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng, ghi nhãn hàng hoá sản phẩm nông lâm sản và thuỷ sản;

b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ, áp dụng các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng, ghi nhãn, bao gói sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nông lâm sản và thủy sản tại các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh độc lập;

c) Tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm về chất lượng, ghi nhãn hàng hóa sản phẩm nông lâm sản và thủy sản đối với các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh độc lập nông lâm sản và thủy sản.

7. Quản lý an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản:

a) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện ATTP; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP đối với:

Cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh độc lập sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật;

Cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh độc lập sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật;

Cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thủy sản;

Cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm hỗn hợp, phối chế, gia vị;

Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc quản lý của 02 cơ quan thuộc Bộ trở lên; cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên nhưng sản phẩm có sản lượng lớn nhất thuộc thẩm quyền của Bộ;

Chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản;

Cơ sở sản xuất nước đá cho sản xuất, chế biến nông lâm sản và thủy sản;

Cơ sở sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

b) Tổ chức thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra và cấp chứng nhận ATTP, an toàn dịch bệnh đối với thuỷ sản xuất khẩu, giấy chứng nhận lưu hành tự do, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hoặc giấy chứng nhận khác có liên quan đối với thực phẩm thủy sản xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

c) Tổ chức thực hiện các chương trình giám sát quốc gia về ATTP xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản; cảnh báo, ngăn chặn và khắc phục sự cố ATTP; kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý được phân công và theo quy định của pháp luật; xử lý, tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật về ATTP trong xuất nhập khẩu thủy sản và sản phẩm thủy sản.

d) Công bố danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản được phép xuất khẩu vào Việt Nam theo thẩm quyền được quy định tại các Thỏa thuận hợp tác giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với Việt Nam.

8. Về quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp:

a) Tham mưu phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ để xây dựng, trình phê duyệt mạng lưới cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng ATTP quốc gia;

b) Thẩm định, đánh giá, cấp giấy đăng ký lĩnh vực hoạt động, chỉ định, công nhận và quản lý hoạt động của các phòng, đơn vị thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm chứng, tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng, an toàn thực phẩm, sản phẩm hàng hoá, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực thuỷ sản và thuộc quản lý của 02 cơ quan thuộc Bộ trở lên;

c) Đánh giá chỉ định phòng kiểm nghiệm kiểm chứng về ATTP phục vụ quản lý nhà nước và yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm ATTP giữa các cơ quan kiểm nghiệm thuộc lĩnh vực của Bộ quản lý;

d) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các phòng, đơn vị thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm chứng, tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng, an toàn thực phẩm, sản phẩm hàng hoá, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

đ) Công bố kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

e) Đầu mối của Bộ phối hợp với cơ quan liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ về thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp.

9. Về bảo quản, chế biến, vận chuyển nông lâm sản và thủy sản:

a) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược, đề án, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường; hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện đối với cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển hàng hóa nông lâm sản và thủy sản;

c) Hướng dẫn, đánh giá, hỗ trợ nâng cao năng lực chế biến nông lâm sản và thủy sản;

d) Tiếp nhận hồ sơ, xem xét công nhận hoặc hủy bỏ công nhận, phổ biến tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm nông lâm sản và thủy sản;

đ) Tổng hợp báo cáo về tình hình sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

e) Triển khai các chương trình, đề án, dự án về thu gom, xử lý, sơ chế, chế biến phụ phẩm nông lâm sản và thủy sản dùng làm thực phẩm theo phân công, phân cấp của Bộ.

10. Về phát triển nông nghiệp hữu cơ:

a) Tham mưu tổng hợp, phối hợp trình Bộ ban hành cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ và bảo quản, chế biến, phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ;

b) Tham mưu tổng hợp báo cáo và hợp tác quốc tế trong phát triển nông nghiệp hữu cơ và bảo quản, chế biến, phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ;

c) Tổ chức phổ biến, tập huấn triển khai thực hiện chính sách, quy định pháp luật về phát triển nông nghiệp hữu cơ tại các công đoạn sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh độc lập nông lâm sản và thủy sản;

d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra tổ chức chứng nhận, cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong trường hợp cần thiết theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

11. Về phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản:

a) Đàm phán kỹ thuật mở cửa thị trường:

- Đầu mối tổng hợp báo cáo đề xuất công tác đàm phán kỹ thuật về ATTP mở cửa thị trường xuất, nhập khẩu nông lâm sản và thủy sản;

- Trực tiếp tổ chức đàm phán kỹ thuật về ATTP mở cửa thị trường đối với thực phẩm thủy sản, sản phẩm phối chế.

b) Phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản:

- Tham mưu Bộ phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng chính sách, chiến lược, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, chương trình phát triển thương hiệu quốc gia và các chương trình phát triển thị trường khác có liên quan;

- Tham mưu Bộ trình Chính phủ ban hành chương trình xúc tiến thương mại nông lâm sản và thủy sản, chương trình phát triển thương hiệu nông lâm sản và thủy sản chủ lực;

- Tham mưu Bộ ban hành kế hoạch hàng năm về phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản; thực hiện các nhiệm vụ cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản của Bộ;

- Tổng hợp, đề xuất nghiên cứu nhu cầu, yêu cầu của các thị trường; tổ chức cập nhật, phổ biến cho các bên liên quan về quy định kỹ thuật, thông tin thị trường và thị hiếu tiêu dùng nông lâm thủy sản;

- Tham mưu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường theo phân công của Bộ;

- Quản lý dịch vụ tư vấn, hỗ trợ phát triển thương hiệu nông lâm sản và thủy sản.

12. Thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư và xây dựng công trình theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng. Tham gia thẩm định các chương trình, dự án đầu tư chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Cục.

13. Tổ chức thực hiện công tác thống kê; xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của Cục.

14. Thực hiện công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng, ATTP, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường thuộc phạm vi quản lý của Cục.

15. Tổ chức, phối hợp thực hiện nghiên cứu khoa học, thực hiện chuyển giao ứng dụng công nghệ, bảo vệ môi trường, trong lĩnh vực chất lượng, ATTP, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng.

16. Thực hiện hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế và các chương trình, dự án quốc tế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật.

17. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch, đề án cải cách hành chính của Bộ và quy định của pháp luật.

18. Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công:

a) Trình Bộ cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hoá các hoạt động cung ứng dịch vụ công; định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;

b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

19. Quản lý tổ chức bộ máy, danh mục vị trí việc làm, biên chế, cơ cấu ngạch công chức, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. Thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, người lao động theo theo quy định.

20. Hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động của các hội, hiệp hội trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham gia ý kiến về công nhận ban vận động thành lập hội và điều lệ hội thuộc chuyên ngành được giao quản lý theo quy định.

21. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng.

22. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao; tổ chức quản lý việc thu, sử dụng phí, lệ phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.

23. Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với hệ thống chuyên ngành chất lượng, chế biến và phát triển thị trường hoặc đơn vị đầu mối phụ trách lĩnh vực quản lý chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tại các địa phương.

24. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.

Lãnh đạo Cục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cục trưởng: Nguyễn Như Tiệp
  • Phó Cục trưởng:
    1. Lê Bá Anh
    2. Ngô Hồng Phong
    3. Phạm Văn Duy
    4. Lê Thanh Hòa

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Các tổ chức tham mưu[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 1588/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

  • Văn phòng Cục
  • Phòng Kế hoạch, Tài chính
  • Phòng Pháp chế, Thanh tra
  • Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông
  • Phòng Chất lượng và Nông nghiệp hữu cơ
  • Phòng An toàn thực phẩm
  • Phòng Chế biến và Bảo quản
  • Phòng Phát triển thị trường
  • Phòng Giám sát và Đánh giá sự phù hợp

Các cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Khoản 3, Điều 3, Quyết định số 1588/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

  • Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khu vực Nam Bộ, trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khu vực Trung Bộ, trụ sở đặt tại tỉnh Khánh Hòa
  • Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Các đơn vị sự nghiệp công lập[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Khoản 4, Điều 3, Quyết định số 1588/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

  • Trung tâm Kiểm nghiệm Kiểm chứng và Dịch vụ chất lượng, trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội
  • Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 1, trụ sở đặt tại thành phố Hải Phòng
  • Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 2, trụ sở đặt tại thành phố Đà Nẵng
  • Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 3, trụ sở đặt tại tỉnh Khánh Hòa
  • Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 4, trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 5, trụ sở đặt tại tỉnh Cà Mau
  • Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6, trụ sở đặt tại thành phố Cần Thơ

Văn phòng SPS Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]