Chức cống đồ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sứ giả Ba Tư triều kiến thời nhà Đường. Trích từ tranh Vương hội đồ (王会图), khoảng năm 650

Chức cống đồ (giản thể: 职贡图; phồn thể: 職貢圖; bính âm: Zhígòngtú, tranh vẽ việc dâng cống của quan chức) là các bức tranh vẽ lại việc các sứ giả nước ngoài vào dâng đồ tại triều đình. Các bức tranh thuộc thể loại này được các hoàng đế thuộc các triều đại trong lịch sử Trung Quốc cho vẽ với mục đích ghi chép như một văn kiện chép sử, và sau đó cũng được các triều đại phong kiến Đông Á như ở Nhật Bản hay Việt Nam cho vẽ với mục đích tương tự. Thông thường, Chức cống đồ vẽ lại và ghi chép về chân dung của các sứ giả và phần nào đó là đặc điểm văn hóa, trang phục của quốc gia hoặc bộ lạc của sứ giả đó. Xuyên suốt các triều đại phong kiến của Trung Quốc, việc sứ giả các nước và bộ lạc lân bang triều kiến và dâng cống phẩm (貢品) là các quà tặng quý hiếm lên các hoàng đế Trung Hoa được thực hiện tương đối đều đặn, vì vậy Chức cống đồ ngoài giá trị lịch sử và nghệ thuật rất lớn đối với Trung Quốc còn là các hiện vật có giá trị lớn trong quá trình tìm hiểu lịch sử và văn hóa các nước láng giềng của Trung Quốc. Đặc biệt, bức Hoàng Thanh chức cống đồ do Tạ Toại (謝遂) thực hiện năm 1751 còn lần đầu tiên ghi chép về các sứ giả đến từ Anh và Tây Âu.

Lương chức cống đồ (526–539)[sửa | sửa mã nguồn]

Bức Lương chức cống đồ (梁職貢圖) do Lương Nguyên Đế (hoàng đế nhà Lương từ 552 đến 555) cho vẽ khi ông này còn đang trấn thủ Hình Châu từ năm 526 đến năm 539, và sau đó là từ 547 đến 552 với rất nhiều cơ hội gặp gỡ các sứ giả và người nước ngoài.[1][2][3] Đây là bức Chức cống đồ sớm nhất còn được lưu giữ đến hiện tại với hình ảnh các sứ giả nước ngoài, đặc biệt trong số đó có các sứ giả Áp Đạt, 516–520.[4][5] Tuy bức tranh gốc đã bị thất lạc từ lâu, nhưng ba bản chép của bức tranh gốc này vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Lương chức cống đồ (526–539) (bản chép thế kỷ 11 thời nhà Tống)[sửa | sửa mã nguồn]

Một bản chép của bức Lương chức cống đồ còn tồn tại đến ngày nay được thực hiện thời nhà Tống vào thế kỷ 11, hay còn gọi là bức Lương chức cống đồ Tống mô bản (梁職貢圖宋摹本) và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.[6] Nếu như bản gốc có ít nhất 25 chân dung sứ giả đến từ nhiều nước, thì bản chép thời nhà Tống chỉ còn 12 chân dung và phần mô tả về 13 sứ giả, trong đó sứ giả từ Đãng Xương không có phần vẽ chân dung.[7] Mỗi chân dung sứ giả trên tranh đều có phần chú thích chi tiết với nội dung gần như trùng khớp với nội dung của Lương thư (Volume 54).

Từ phải qua trái, các sứ giả đến từ: Áp Đạt, Ba Tư, Bách Tế, Khố Xa, Hòa quốc, Langkasuka, người Khương, Yarkent Khanate, Qubodiyon, Kunduz, Balkh, và Merv.[4][3][7]

Lương chức cống đồ với phần mô tả được ghi sau lưng chân dung của mỗi sứ giả đến triều cống nhà Lương. Bản chép thời nhà Tống của bản gốc thời nhà Lương từ năm 526 - 539. Hiện trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.

Chân dung các sứ giả đã bị mất khỏi bản gốc được cho là từ Cao Câu Ly, Ư Điền (nay là Hòa Điền, Tân Cương), Tân La, Khát Bàn Đà (渴盤陀) (nay là Tashkurgan, Tân Cương),[8] Vũ Hưng 武興 (nay thuộc Thiểm Tây), Cao Xương (nay là Turpan), Thiên Môn Man 天門蠻 (nay thuộc vùng các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Quý Châu), Kiến Bình Man (建平蠻) (nay thuộc vùng các tỉnh Hồ Bắc và Tứ Xuyên), và Lâm Giang Man (臨江蠻) (Đông Tứ Xuyên ngày nay). Ngoài ra bức tranh gốc cũng có thể có chân dung của các sứ giả đến từ Trung Thiên Trúc (中天竺), Bắc Thiên Trúc (北天竺, Ấn Độ ngày nay) và Sư Tử Quốc (獅子國, Sri Lanka ngày nay), đưa tổng số quốc gia và bộ lạc được thể hiện trên tranh lên 25.[3]

Chân dung cụ thể[sửa | sửa mã nguồn]

Một số chân dung cụ thể trên tranh có thể kể tới:

Vương hội đồ thời nhà Đường (khoảng năm 650)[sửa | sửa mã nguồn]

Một phiên bản Lương chức cống đồ được vẽ thời nhà Đường với tên Vương hội đồ (王會圖) với tác giả rất có thể là họa sĩ Diêm Lập Bản.[9] Từ phải qua trái, các quốc gia và bộ tộc gồm Lỗ quốc (Đông Ngụy), Lâu Lan, Ba Tư, Bách Tế, Kunduz, Balkh, Merv, Trung Tây Trúc, |Sư Tử Quốc, Bắc Tây Trúc, Tashkurgan, Cửu Chì, Chouchi (武興國), Kucha (龜茲國), Hòa quốc, Cao Câu Ly, Khotan, Tân La, Đãng Xương, Langkasuka, Đặng Chí, Yarkent Khanate, Kabadiyan, Kiến Bình, Nữ Đản.

'Vương hội đồ (王會圖), Diêm Lập Bản, 601–673.

Chân dung cụ thể[sửa | sửa mã nguồn]

Một số chân dung cụ thể trên tranh có thể kể tới:

Phiên khách nhập triều đồ (thế kỷ 10)[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài bức Chức cống đồ đã nêu ở trên, Lương Nguyên Đế, hoàng đế nhà Lương từ 552-555 còn cho vẽ một bức tranh khác có tên Phiên khách nhập triều đồ(番客入朝圖). Tuy bản gốc đã thất lạc từ lâu, nhưng một bản chép lấy tựa Lương Nguyên đế phiên khách nhập triều đồ (梁元帝番客入朝圖) của họa sĩ người Giang TôCố Đức Khiêm (顧德謙) thời Nam Đường (937–976) còn tồn tại đến ngày nay.[10] Từ phải qua trái, các sứ giả được ghi lại đến từ nước Lỗ (Đông Ngụy), Nhu Nhiên, Thổ Dục Hồn, Trung Thiên Trúc, Tây Ngụy, Chăm Pa, Sư Tử Quốc (師子國), Bắc Thiên Trúc, Tashkurgan, Cừu Chì, Đãng Xương, Langkasuka, Đặng Chí, Ba Tư, Bách Tế, Quy Từ, Hòa quốc, Yarkand, Kabadiyan, Kunduz, Balkh, Trung huyện, Cao Câu Ly, Cao Xương, Thiên Môn, Kiến Bình, Hephthalites, Khotan, Tân La, Kantoli, Phù Nam.

"Lương Nguyên đế phiên khách nhập triều đồ" (梁元帝番客入朝圖), bản chép thời Nam Đường của Cố Đức Khiêm, thế kỷ 10.

Đường chức cống đồ (bản chép thời nhà Tống, thế kỷ 11–13)[sửa | sửa mã nguồn]

Đường chức cống đồ được một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất thời nhà ĐườngDiêm Lập Bản vẽ để minh họa việc sứ giả các nước đến Trường An triều cống hoàng đế Đường Thái tông năm 631. Bức tranh này có 27 sứ giả đến từ các nước hoặc bộ tộc khác nhau. Tuy bản gốc đã bị thất lạc từ lâu, nhưng một bản chép từ thời nhà Tống (thế kỷ 11-13) vẫn còn tồn tại đến ngày nay và hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung Quốc gia, Đài Bắc.[11]

Đường chức cống đồ, bản chép thời nhà Tống, Bảo tàng Cố cung Quốc gia, Đài Bắc.

Hoàng Thanh chức cống đồ (1759)[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa thế kỷ 18 thời nhà Thanh họa sĩ Tạ Toại (謝遂) đã hoàn thành bức Hoàng Thanh chức cống đồ (皇清職貢圖) vào năm 1759 và sửa đổi thêm bức này vào năm 1765 để minh họa các sứ giả đến từ các nước khác nhau với phần chú thích bằng chữ Hánchữ Mãn.

Hoàng Thanh chức cống đồ của Tạ Toại

Vạn quốc lai triều đồ (1761)[sửa | sửa mã nguồn]

Vạn quốc lai triều đồ (万国来朝图, 1761). bản mùa Đông, Bảo tàng Cố cung.[12]

Vạn quốc lai triều đồ (giản thể: 万国来朝图; phồn thể: 萬國來朝圖; bính âm: Wànguó láicháo tú, 1761) là một bức tranh khổ lớn (299x207cm) được hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh cho vẽ để ghi chép về các sứ giả đến triều cống tại Tử Cấm ThànhBắc Kinh những năm cuối thập niên 1750.[12] Bức tranh này mô tả phong cảnh đô thị của Bắc Kinh và vị trí trung ương của nhà Thanh vì phần lớn các nước châu Á và châu Âu đều cử sứ giả tới triều cống hoàng đế nhà Thanh vào thời điểm này.[12][13]

Tác phẩm liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Yu, Taishan (Institute of History, Chinese Academy of Social Sciences) (tháng 1 năm 2018). “The Illustration of Envoys Presenting Tribute at the Liang Court”. Eurasian Studies (bằng tiếng Anh). VI: 68–122.
  2. ^ Zheng, Xinmiao (2017). Masterpieces of Classical Chinese Painting (bằng tiếng Anh). Abbeville Press.
  3. ^ a b c Ge, Zhaoguang (Professor of History, Fudan University, China) (2019). “Imagining a Universal Empire: a Study of the Illustrations of the Tributary States of the Myriad Regions Attributed to Li Gonglin” (PDF). Journal of Chinese Humanities. 5: 128.
  4. ^ a b DE LA VAISSIÈRE, ÉTIENNE (2003). “Is There a "Nationality of the Hephtalites"?”. Bulletin of the Asia Institute. 17: 127–128. ISSN 0890-4464. JSTOR 24049310.
  5. ^ DE LA VAISSIÈRE, ÉTIENNE (2003). “Is There a "Nationality of the Hephtalites"?”. Bulletin of the Asia Institute. 17: 130, note 31. ISSN 0890-4464. JSTOR 24049310.
  6. ^ Yu, Taishan (Institute of History, Chinese Academy of Social Sciences) (tháng 1 năm 2018). “The Illustration of Envoys Presenting Tribute at the Liang Court”. Eurasian Studies (bằng tiếng Anh). VI: 93.
  7. ^ a b Lung, Rachel (2011). Interpreters in Early Imperial China (bằng tiếng Anh). John Benjamins Publishing. tr. 29, n.14, 99. ISBN 978-90-272-2444-6.
  8. ^ Balogh, Dániel (12 tháng 3 năm 2020). Hunnic Peoples in Central and South Asia: Sources for their Origin and History (bằng tiếng Anh). Barkhuis. tr. 436, 66. ISBN 978-94-93194-01-4.
  9. ^ Zhou, Xiuqin (University of Pennsylvania) (tháng 4 năm 2009). “Zhaoling: The Mausoleum of Emperor Tang Taizong” (PDF). Sino-Platonic Papers. 187: 155.
  10. ^ "他的《番客人朝图》及《职贡图》至今在中国画史上占据重要的位置。" in Yi, Xuehua (2015). “江南天子皆词客——梁元帝萧绎之评价 – 百度文库”. Journal of Huanche S&T University. 17: 83.
  11. ^ “Foreign Envoys with Tribute Bearers”. National Palace Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  12. ^ a b c Liu, Xin (12 tháng 8 năm 2022). Anglo-Chinese Encounters Before the Opium War: A Tale of Two Empires Over Two Centuries (bằng tiếng Anh). Taylor & Francis. tr. 45–46. ISBN 978-1-000-63756-4.
  13. ^ Wade, Geoff; Chin, James K. (19 tháng 12 năm 2018). China and Southeast Asia: Historical Interactions (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 135. ISBN 978-0-429-95213-5.
  14. ^ Zhang, Qiong (26 tháng 5 năm 2015). Making the New World Their Own: Chinese Encounters with Jesuit Science in the Age of Discovery (bằng tiếng Anh). BRILL. tr. 352–353. ISBN 978-90-04-28438-8.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]