Charlotte Amalie của Đan Mạch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Charlotte Amalie của Đan Mạch và Na Uy
Chân dung của Vương nữ Charlotte Amalie của Đan Mạch và Na Uy
Thông tin chung
Sinh(1706-10-06)6 tháng 10 năm 1706
Lâu đài Copenhagen
Mất28 tháng 10 năm 1782(1782-10-28) (76 tuổi)
Copenhagen
An tángNhà thờ chính tòa Roskilde
Vương tộcNhà Oldenburg
Thân phụFrederik IV của Đan Mạch Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuLuise xứ Mecklenburg-Güstrow
Tôn giáoGiáo hội Luther

Charlotte Amalie của Đan Mạch và Na Uy (6 tháng 10 năm 1706 – 28 tháng 10 năm 1782) là một Vương nữ Đan Mạch, con gái của Frederik IV của Đan MạchLuise xứ Mecklenburg-Güstrow.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Charlotte Amalie của Đan Mạch. Chân dung họa bởi Johann Salomon Wahl.

Charlotte Amalie không bao giờ kết hôn. Năm 1725, Charlotte Amalie được đưa vào danh sách 99 vương nữ được coi là phù hợp để kết hôn với Louis XV của Pháp (điều này yêu cầu Vương nữ phải cải sang Công giáo), nhưng Charlotte Amalie đã bị loại trừ vì Đan Mạch-Na Uy là kẻ thù không đội trời chung của Thụy Điển, đồng minh truyền thống của Pháp, và rằng một cuộc hôn nhân như vậy có khả năng làm xáo trộn liên minh Pháp-Thụy Điển. [1] Vào đầu những năm 1730, anh trai của Charlotte Amalie là Christian VI của Đan Mạch đã cố gắng sắp xếp một cuộc hôn nhân giữa Charlotte Amalie và Frederick của Đại Anh, Thân vương xứ Wales nhưng không thành công.

Theo truyền thống dành cho các vương nữ chưa chồng, Charlotte Amalie sống với mẹ là Luise xứ Mecklenburg-Güstrow cho đến khi Thái hậu qua đời, sau đó ở với mẹ kế là Anna Sophie Reventlow. Trái ngược với anh trai và chị dâu, vương nữ có mối quan hệ tốt với mẹ kế của mình, Charlotte Amalie cố gắng phòng tránh thái độ thù địch tồi tệ hướng đến mẹ kế tại triều đình. Charlotte Amalie bị tách khỏi Anna Sophie khi anh trai lên ngôi năm 1730. Sau đó, vương nữ sống tại triều đình vào mùa đông và tại Cung điện Charlottenlund vào mùa hè với triều đình của riêng mình.

Charlotte Amalie được những người cùng thời mô tả là một người đáng yêu với khả năng giữ hòa khí: vương nữ có mối quan hệ tốt với cha và mẹ kế, đồng thời vẫn có mối quan hệ tốt với anh trai, người căm ghét chính cha mình và mẹ kế. Vương nữ không có ảnh hưởng gì đến các vấn đề chính sự và sống một cuộc sống yên bình tại triều đình trong suốt cuộc đời.

Vào ngày 8 tháng 4 năm 1771, Charlotte Amalie được lệnh rời khỏi triều đình. Vương nữ đã dành phần đời còn lại mà sống với góa phụ của cháu trai gọi cô của mình là Thái hậu Juliane Marie. Điều này có nghĩa là Charlotte Amalie tiếp tục dành phần lớn thời gian tại triều đình khi có mặt thái hậu Juliane Marie: trên thực tế Juliane Marie trở thành nhiếp chính vào năm 1772. Vì thích những bộ tóc giả màu đen hơn nên vương nữ đã ra lệnh cho cận thần của mình đội chúng, và tòa án của cô ấy được gọi là "Triều đình của những bộ tóc giả màu đen". [2] Sau năm 1778, Vương nữ không còn xuất hiện trước công chúng nữa vì bị lão suy. [3]

Charlotte Amalie được biết đến là ân nhân của nhà văn Charlotte Baden, cháu gái của một trong những thị tùng của vương nữ là Anna Susanne von der Osten. Charlotte Baden được nuôi dưỡng tại triều đình của Charlotte Amalie và được vương nữ trợ cấp va cũng như được cho tiếp nhận một nền giáo dục tốt. [4] Trong di chúc của mình từ năm 1773, Charlotte Amalie đã thành lập quỹ Prinsesse CAs stiftelse để tài trợ cho việc nuôi dạy các thiếu nữ nghèo thuộc mọi tầng lớp khác nhau.

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Cung điện Charlottenlund, nơi Charlotte Amalie dành thời gian ở đây vào mùa hè, được xây dựng và đặt theo tên Vương nữ vào năm 1731–1733.

Gia phả[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Edmond et Jules de Goncourt: La duchesse de Châteauroux et ses soeurs, Paris, 1906
  2. ^ Charlottas, Hedvig Elisabeth (1902) [1775–1782]. Bonde, Carl Carlson, ed. Hedvig Elisabeth Charlottas dagbok [The diary of Hedvig Elizabeth Charlotte] (in Swedish). I 1775-1782. Translated by Carl Carlson Bonde. Stockholm: P.A. Norstedt & Söners förlag. p. 130. OCLC 14111333. (search for all versions on WorldCat)
  3. ^ Charlottas, Hedvig Elisabeth (1902) [1775–1782]. Bonde, Carl Carlson, ed. Hedvig Elisabeth Charlottas dagbok [The diary of Hedvig Elizabeth Charlotte] (in Swedish). I 1775-1782. Translated by Carl Carlson Bonde. Stockholm: P.A. Norstedt & Söners förlag. p. 130. OCLC 14111333. (search for all versions on WorldCat)
  4. ^ Dansk Kvindebiografisk Leksikon
  • Dansk biografisk Lexikon / III. Bind. Brandt - Clavus 1889
  • Dansk Biografisk Leksikon, 1979-84.
  • “Charlottenlund Palace - Palaces and Properties Agency”. web.archive.org.
  • Charlottas, Hedvig Elisabeth (1902) [1775–1782]. Bonde, Carl Carlson (biên tập). Hedvig Elisabeth Charlottas dagbok [The diary of Hedvig Elizabeth Charlotte] (bằng tiếng Thụy Điển). I 1775-1782. Carl Carlson Bonde biên dịch. Stockholm: P.A. Norstedt & Söners förlag. tr. 130. OCLC 14111333. (search for all versions on WorldCat)