Suy giảm trí nhớ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Suy giảm trí nhớ
Chuyên khoatâm thần học, thần kinh học
Tần suất3.8 to 4% (châu Á), 6.1 to 6.3% (châu Âu), 6.4 to 6.6% (châu Mỹ), 2.5 to 2.7% (châu Phi)
ICD-10F00-F07
ICD-9-CM290-294
Patient UKSuy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ hay Chứng mất trí, thường gọi là lẫn hay đãng trí, là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ. Người mắc phải chứng lẫn lúc đầu thường quên những việc mới xảy ra, nhưng về sau khi bệnh trầm trọng sẽ không nhận ra người thân trong nhà, vụng về, hay đi lạc, mất khả năng sinh hoạt hằng ngày và trở thành ngơ ngác hay ngu ngốc, cần người khác chăm sóc kiểm soát mọi mặt.

Khoảng 24 triệu người trên thế giới bị đãng trí, trong đó gần 60% là do bệnh Alzheimer[1].

Bệnh Alzheimer[sửa | sửa mã nguồn]

Auguste D.

Năm 1901 bác sĩ tâm thần học Alois Alzheimer người Đức trình bày trường hợp của bệnh nhân tên Auguste D, 50 tuổi, bị mất trí.[2] Trong thế kỷ 20, từ "bệnh Alzheimer" thường chỉ để định bệnh cho những người mất trí tuổi 45 đến 65 ("lẫn trước khi già", "lẫn sớm"). Những người lớn tuổi hơn mà bị mất trí được coi như là chuyện thông thường, do tuổi cao làm "não bộ tê cứng". Trong những năm 1970 - 1985 khoa học nhận thấy người mất trí ở các lứa tuổi khác nhau lại có triệu chứng lâm sàng giống nhau.

Biệt dược liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ferri CP, Prince M, Brayne C (2005). “Global prevalence of dementia: a Delphi consensus study”. Lancet. 366 (9503): 2112–7. doi:10.1016/S0140-6736(05)67889-0. PMID 16360788.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Konrad Maurer & Maurer, Ulrike (2003). Alzheimer: the life of a physician and the career of a disease. New York: Columbia University Press. ISBN 0-231-11896-1.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]