Bước tới nội dung

Aikaterini của Hy Lạp và Đan Mạch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aikaterini của Hy Lạp và Đan Mạch
Thông tin chung
Sinh(1913-05-04)4 tháng 5 năm 1913
Athens, Vương quốc Hy Lạp
Mất2 tháng 10 năm 2007(2007-10-02) (94 tuổi)
Luân Đôn, Anh
An táng11 tháng 10 năm 2007
Nghĩa trang Vương thất, Cung điện Tatoi, Hy Lạp
Phối ngẫu
Richard Brandram
(cưới 1947⁠–⁠mất1994)
Hậu duệPaul Brandram
Vương tộcNhà Glücksburg
Thân phụKonstantinos I của Hy Lạp Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuSophie của Phổ

Aikaterini của Hy Lạp và Đan Mạch [1] (tiếng Hy Lạp: Αικατερίνη; tiếng Anh: Katherine of Greece and Denmark; 4 tháng 5 năm 1913 – 2 tháng 10 năm 2007), được gọi ở Anh với danh hiệu Phu nhân Katherine Brandram từ năm 1947 đến năm 2007, là con gái của Konstantinos I của Hy LạpSophie của Phổ.

Những năm đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Sophie của Phổ và con gái, Aikaterini của Hy Lạp.

Aikaterini sinh ngày 4 tháng 5 năm 1913 tại Cung điện Vương thất ở Athens, vài tuần sau khi ông nội Georgios I của Hy Lạp bị ám sát ở Thessaloniki. Aikaterini là con gái thứ ba và là người con út của Konstantinos I của Hy LạpSophie của Phổ.[2][3] Vương nữ được rửa tội vào ngày 14 tháng 6 năm 1913. Cha mẹ đỡ đầu của Aikaterini là Olga Konstantinovna của Nga (bà nội), Alexandra của Đan Mạch (Thái hậu Anh, chị gái của ông nội Vương nữ và là em dâu của bà ngoại Aikaterini), George V của Liên hiệp Anh (cháu trai gọi bác của cả ông nội và bà ngoại Vương nữ), Wilhelm II của Đức (bác bên ngoại), Hải quân Hy Lạp (đại diện bởi Bộ trưởng Bộ Hải quân) và Quân đội Hy Lạp (đại diện bởi Bộ trưởng Bộ Chiến tranh).[4][5] Trong văn hóa Hy Lạp, cha mẹ đỡ đầu được coi là có mối quan hệ gần gũi với đứa trẻ hơn cả ruột thịt.[6]

Aikaterini có năm anh chị - ba anh trai (Georgios, AlexandriosPavlos, mỗi người đều trở thành Quốc vương Hy Lạp) và hai chị gái (Eleni, kết hôn với Thái tử Carol của România, và Eirini, kết hôn với Aimone của Savoia, Công tước xứ Spoleto). Khi Vương nữ được rửa tội, các thành viên của toàn bộ Quân đội Hy Lạp và Hải quân Hy Lạp đã được cha mẹ Aikaterina mời làm cha mẹ đỡ đầu của Vương nữ.[5] Năm ba tuổi, Aikaterini và mẹ, Sophie của Phổ bị mắc kẹt trong Cung điện Tatoi, ngoại ô Athens, khi một đám cháy bùng phát. Sophie đã cõng con gái đã trốn thoát kịp thời.[7][8]

Cuộc sống lưu vong

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1917, cha của Aikaterini thoái vị và được kế vị bởi anh trai của Vương nữ là Alexandrios I. Aikaterini và cha mẹ bị đày sang Thụy Sĩ. Ba người được trở lại Hy Lạp sau khi Alexandrios I qua đời vào năm 1920, nhưng Konstantinos I lại thoái vị vào năm 1922. Bị lưu đày một lần nữa, lần này ở Sicilia, Konstantinos I qua đời ở Palermo vào năm 1923. Gia đình của Aikaterini chuyển đến Villa Sparta ở Firenze, nơi Aikaterini theo học vẽ tranh. Anh trai thứ hai của Vương nữ trở thành tân vương Hy Lạp vào năm 1922 với trị hiệu Georgios II nhưng bị phế truất vào năm 1924.

Aikaterini được giáo dục ở Anh, tại một trường nội trú ở Broadstairs[9] và sau đó là North Foreland Lodge. Mẹ của Aikaterini qua đời vào tháng 1 năm 1932, sau đó cô tiếp tục sống tại Villa Sparta cùng với chị gái, Helen. Vương nữ Aikaterina và Vương nữ Elizabeth của Liên hiệp Anh là phù dâu trong đám cưới của người em họ là Vương tôn nữ Marina của Hy Lạp với Vương tử George của Liên hiệp Anh vào năm 1934.

Trở về Hy Lạp và kết hôn

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1935, anh trai Georgios II của Aikaterini phục vị và Aikaterini trở về Hy Lạp cùng với chị gái Eleni. Aikaterini gia nhập Hội Chữ thập Đỏ Hy Lạp khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939. Năm 1941, sau khi Hy Lạp bị quân Trục tấn công, Vương nữ trốn sang Nam Phi cùng với người anh thứ ba Pavlos trên một chiếc thuyền bay Sunderland, nơi Vương nữ đảm nhận vai trò tá tại một bệnh viện ở Cape Town. Aikaterini không nghe tin tức gì về chị gái Eleni trong bốn năm. Vương nữ trở lại Anh vào năm 1946, đi chặng cuối từ Ai Cập đến Anh trên tàu Cunard RMS. Trên tàu, Aikaterini gặp Thiếu tá Richard Campbell Brandram MC (5 tháng 8 năm 1911 – 5 tháng 4 năm 1994), một sĩ quan trong Pháo binh Vương thất Anh. Hai người đính hôn ba tuần sau khi đến Anh, nhưng lễ đính hôn chỉ được công bố vào tháng 2 năm 1947.[10] Ngày 1 tháng 4, tại Cung điện Vương thất, ba tuần trước đám cưới, anh trai Aikaterinia là Georgios bị đột quỵ và qua đời ngay sau đó trước sự chứng kiến của Vương nữ.[11][12] Georgios II được kế vị ngai vàng bởi Pavlos I. Ngày 21 tháng 4 năm 1947, đám cưới của Aikaterina và Richard được diễn ra theo kế hoạch với Quốc vương Pavlos I là phù rể.

Sau đó, Vương nữ cùng chồng đến đồn quân sự mới của Richard ở Bagdad, và sau đó hai vợ chồng định cư ở Anh.[13] Vào ngày 25 tháng 8 năm 1947, Quốc vương George VI đã ban cho Aikaterini hưởng địa vị con gái của Công tước Anh và Aikaterina được biết đến là Lady Katherine Brandram (Phu nhân Katherine Brandram).[14][15] Aikaterini và chồng sống ở Quảng trường Eaton ở Bỉ, và sau đó chuyển đến Marlow, Buckinghamshire.

Theo cáo phó của Aikaterini trên tờ The Daily Telegraph ghi nhận rằng, "Quý bà Katherine sống lặng lẽ nhưng vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với gia đình và Vương thất Anh. Phu nhân đã tham dự đám cưới của Nữ vương với Vương tế Philip (em họ của Aikaterina), và là khách mời trong buổi lễ đánh dấu sinh nhật lần thứ 80 của Vương tế Philip tại Nhà nguyện Thánh George, Windsor, năm 2001."[7]

Sau cái chết của Beatriz của Tây Ban Nha vào năm 2002, Aikaterini trở thành chắt gái cuối cùng còn sống của Nữ vương Victoria, đồng thời là người cháu cuối cùng còn sống của Friedrich III của ĐứcVictoria Adelaide của Liên hiệp Anh. Aikaterini đã sống gần 87 năm kể từ khi anh trai Alexandros I, và sau khi Vương nữ qua đời, Carl Johan của Thụy Điển (31 tháng 10 năm 1916 – 5 tháng 5 năm 2012) trở thành người cháu chắt cuối cùng còn sống của Nữ vương Victoria.

Từ lúc chị cả Eleni của Hy Lạp, Vương mẫu hậu Romania qua đời vào năm 1982, cho đến khi chính Aiketerina qua đời, Vương nữ là nữ duệ lớn nhất của Nữ vương Victoria. Cái chết của Aikaterina đánh dấu sự kết thúc của tất cả các hậu duệ trực hệ thuộc dòng nữ của Friedrich III của ĐứcVictoria của Liên hiệp Anh, Vương nữ Vương thất.[1]

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Aikaterini của Hy Lạp và Thiếu tá Richard Campbell Andrew Brandram có một con trai:[1][16]

  • Richard Paul George Andrew Brandram (1 tháng 4 năm 1948 – 9 tháng 5 năm 2020); kết hôn với Jennifer Diane Steele vào ngày 12 tháng 2 năm 1975 và ly hôn vào năm 1993. Hai người có ba người con và năm đứa cháu. Paul tái hôn với Katherine Moreton vào ngày 19 tháng 9 năm 2009.[17][18][19]
    • Sophie Eila Brandram (23 tháng 1 năm 1981);[1] kết hôn với Humphrey Walter Voelcker vào ngày 11 tháng 2 năm 2017 và có hai con trai.
      • Maximillian Walter Voelcker (4 tháng 2 năm 2018)
      • Alexander Paul Voelcker (13 tháng 5 năm 2019)
    • Nicholas George Brandram (23 tháng 4 năm 1982);[1] kết hôn với Katrina Davis vào ngày 10 tháng 9 năm 2011 và ly hôn vào năm 2014. Năm 2022, Nicholas tái hôn với Sophie Amelia Ferguson (sinh năm 1992). Hai vợ chồng có 1 đứa con trai.
      • Felix Robert Brandram (29 tháng 5 năm 2023)
    • Alexia Katherine Brandram (6 tháng 12 năm 1985);[1] kết hôn với William John Palairet Hicks vào ngày 29 tháng 4 năm 2016. Hai vợ chồng có hai con.
      • Theodora Katherine Anne Hicks (6 tháng 3 năm 2019[20]
      • Frederick "Freddie" William Paul Hicks (10 tháng 4 năm 2021)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Marlene A. Eilers, Queen Victoria's Descendants (Baltimore, Maryland: Genealogical Publishing Co., 1987), page 165.
  2. ^ Lee 1948, tr. 31.
  3. ^ McNaughton 1973a, tr. 193–194.
  4. ^ Vickers 2003, tr. 108.
  5. ^ a b Gelardi 2006, tr. 193.
  6. ^ Lee 1948, tr. 36–37.
  7. ^ a b "Lady Katherine Brandram," The Daily Telegraph, 4 October 2007. Retrieved 8 March 2013.
  8. ^ Vickers 2003, tr. 119.
  9. ^ Gelardi 2006, tr. 362.
  10. ^ Van der Kiste, John (1999). Kings of the Hellenes: The Greek Kings, 1863–1974. Sutton Publishing Ltd. tr. 177. ISBN 978-0750921473.
  11. ^ Van der Kiste, p.175
  12. ^ Vickers 2003, tr. 322.
  13. ^ Van der Kiste, p.177
  14. ^ “No. 38067”. The London Gazette: 4249. 9 tháng 9 năm 1947.
  15. ^ Gelardi 2006, tr. 399.
  16. ^ McNaughton 1973b, tr. 515.
  17. ^ Romania Regala
  18. ^ “Spanish and Greek Royals Mourn Death of Relative”. HOLA (bằng tiếng Anh). 18 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2024.
  19. ^ Koenig, Marlene Eilers. “A QVD Death: Paul Brandram (1948–2020)”. Royal Musings. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020.
  20. ^ Rhodes, Michael. “Son for Alexia Hicks [nee Brandram] and William Hicks: latest descendant of the Royal House of Greece”. Peerage News. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2022.
  21. ^ a b Chisholm, Hugh biên tập (1911). “George I., King of the Hellenes” . Encyclopædia Britannica. 11 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press.
  22. ^ a b Bricka, Carl Frederik (biên tập). “Louise”. Dansk Biografisk Leksikon. 5. tr. 593.
  23. ^ a b “Olga Constantinovna (1851–1926)”. Women in World History: A Biographical Encyclopedia. Gale Research. 2002.
  24. ^ a b c d Meisner, Heinrich Otto (1961), “Friedrich III”, Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), 5, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 487–489Quản lý CS1: postscript (liên kết); (full text online)
  25. ^ a b Louda, Jiří; Maclagan, Michael (1999), Lines of Succession: Heraldry of the Royal Families of Europe, London: Little, Brown, tr. 34, ISBN 978-1-85605-469-0

Nguồn tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vickers, Hugo (2003). Alice: Princess Andrew of Greece. New York : St. Martin's Griffin. ISBN 978-0-312-30239-9.

Gelardi, Julia P. (2006). Born to Rule : Granddaughters of Victoria, Queens of Europe : Maud of Norway, Sophie of Greece, Alexandra of Russia, Marie of Romania, Victoria Eugenie of Spain. Internet Archive. London : Review. ISBN 978-0-7553-1392-1.

Lee, Arthur Stanley Gould (1948). The Royal House of Greece.

McNaughton, Arnold (1973a). The Book of Kings: A Royal Genealogy. 1. [New York] : Quadrangle/New York Times Book Co. ISBN 978-0-8129-0280-8.

McNaughton, Arnold (1973b). The Book of Kings: A Royal Genealogy. 2. [New York] : Quadrangle/New York Times Book Co. tr. 515. ISBN 978-0-8129-0280-8.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Aikaterini của Hy Lạp và Đan Mạch tại Wikimedia Commons