Chuẩn tinh Cỏ bốn lá

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cloverleaf, H1413+117, QSO 1415+1129
Thông tin cơ bản (Kỷ nguyên J2000)
Xích kinh14 h  15 m  46.27 s
Xích vĩ+11°  29 ′  43.4 ″
Dịch chuyển đỏ2.56
Khoảng cách11 Gly
Cấp sao biểu kiến (V)17
Chú ýThấu kính bốn hình ảnh, phát xạ CO sáng
Tên khác
QSO J1415+1129, QSO B1413+1143, H 1413+117, Clover Leaf Quasar
Xem thêm: Chuẩn tinh, Danh sách chuẩn tinh

Chuẩn tinh Cỏ bốn lá hay H1413+117 hoặc tên khác là QSO J1415+1129 là tên của một chuẩn tinh có xảy ra hiện tượng thấu kính hấp dẫn.

Chuẩn tinh[sửa | sửa mã nguồn]

Các chất khí (đặc biệt là khí CO) được phát hiện nằm trong thiên hà chứa chuẩn tinh này. Điều này đã đưa ra bằng chứng rằng đó là các vật liệu hình thành nên các ngôi sao trên quy mô lớn vào thời kì đầu của vũ trụ. Nhờ vào sự mở rộng mạnh mẽ của thấu kính trọng lực một cách cận cảnh, chuẩn tinh này là một nguồn sáng nhất khi phát ra CO ở một giá trị dịch chuyển đỏ cao[1]. Và nó cũng đã là một nguồn đầu tiên có giá trị dịch chuyển đỏ là z = 2,56 được phát hiện với sự phát ra HCN[2] hoặc HCO+.[3]

Hình ảnh của chuẩn tinh này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1984, nó xuất hiện là 4 chuẩn tinh. Vài năm sau là 1988, nó được xác định là một chuẩn tinh đơn chia thành 4 bức ảnh chứ không phải là 4 chuẩn tinh độc lập. Tia X từ nguyên tử sắt cũng được tăng lên, điều này liên quan đến tia X ở mức năng lượng thấp hơn.

Lỗ đen[sửa | sửa mã nguồn]

Tia X sẽ được phóng đại hơn cả ánh sáng nếu chúng đến từ một vùng nhỏ hơn xung quanh vùng trung tâm của một lỗ đen siêu khối lượng của thấu kính trọng lực. Sự tăng lên của tia X từ nguyên tử sắt là cũng từ điều này mà ra. Theo như phân tích thì tia X phát ra từ một vùng rất nhỏ, kích thước bằng với hệ mặt trời của chúng ta.

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là chuẩn tinh nằm cách xa chúng ta khoảng 11 tỉ năm ánh sáng, và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 14 h  15 m  46.27 s

Độ nghiêng +11°  29 ′  43.4 ″

Dịch chuyển đỏ (Redshift) 2,56

Cấp sao biểu kiến 17

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ S. Venturini; P. M. Solomon (2003). “The Molecular Disk in the Cloverleaf Quasar”. Astrophysical Journal. 590: 740–745. arXiv:astro-ph/0210529. Bibcode:2003ApJ...590..740V. doi:10.1086/375050.
  2. ^ P. Solomon; P. Vanden Bout; C. Carilli; M. Guelin (2003). “The Essential Signature of a Massive Starburst in a Distant Quasar”. Nature. 426 (6967): 636–638. arXiv:astro-ph/0312436. Bibcode:2003Natur.426..636S. doi:10.1038/nature02149. PMID 14668856.
  3. ^ D. A. Riechers; và đồng nghiệp (2006). “First Detection of HCO+ Emission at High Redshift”. Astrophysical Journal Letters. 645: L13–L16. arXiv:astro-ph/0605437. Bibcode:2006ApJ...645L..13R. doi:10.1086/505908.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]