Coughs and sneezes spread diseases

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch năm 1918 về sự nguy hiểm của bệnh cúm Tây Ban Nha.
Áp phích của Bộ Y tế Vương quốc Anh được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, do HM Bateman thiết kế.
Đoạn phim tuyên truyền khẩu hiệu sản xuất vào năm 1945.

"Coughs and sneezes spread diseases" (tạm dịch: "Ho và hắt hơi làm lây lan bệnh") là một khẩu hiệu xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, sau đó được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai bởi Bộ Y tế ở các nước thuộc Khối thịnh vượng chung nhằm khuyến khích giữ vệ sinh công cộng tốt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cảm lạnh, cúm và các bệnh về đường hô hấp khác.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Khẩu hiệu này lần đầu tiên xuất hiện tại Hoa Kỳ trong đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918–20.[1]

Chiến tranh thế giới thứ hai[sửa | sửa mã nguồn]

Khẩu hiệu được Bộ Y tế Vương quốc Anh (và New Zealand)[2] quảng bá trong một chiến dịch vào năm 1942 nhằm khuyến khích giữ vệ sinh công cộng tốt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cảm lạnh, cúm và các bệnh về đường hô hấp khác.[3] Những nhà phê bình đã nói rằng khẩu hiệu này cùng với "Keep Britain Tidy" (tạm dịch: "Giữ cho nước Anh gọn gàng") là một ví dụ về "nhà nước bảo mẫu Anh thời hậu chiến".[4]

Họa sĩ biếm họa người Anh HM Bateman là người chịu trách nhiệm thiết kế phần áp phích, theo đó khuyên mọi người nên "bẫy vi trùng bằng cách sử dụng khăn tay của bạn". Các áp phích nguyên gốc được xuất bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, minh họa hình ảnh những người ở nơi làm việc, trên đường phố và trong những phương tiện giao thông công cộng hắt hơi mà không che mũi hoặc miệng, làm phát tán giọt đường hô hấp của họ. Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh nhấn mạnh rằng những tấm áp phích này được tạo ra nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng nghỉ làm trong thời chiến vì bệnh tật.[5]

Phục hồi sau đó[sửa | sửa mã nguồn]

Khẩu hiệu này đã được Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cũng như các viên chức sử dụng vài lần sau khi thành lập từ năm 1948; trong đại dịch cúm lợn H1N1 năm 2009[5]đại dịch COVID-19,[6] được chi nhánh Châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới sử dụng vào năm 2019 trong một video tuyên truyền về bệnh cúm.[7] Khẩu hiệu thường đi kèm với hành động rửa tay.[8][9][10] Các chiến dịch gần đây hơn của NHS (chẳng hạn như "Catch it, Bin it, Kill it") khuyến khích việc rửa tay và sử dụng khăn giấy dùng một lần hoặc ho hay hắt hơi vào khuỷu tay thay vì lấy tay che miệng để giữ cho bàn tay không bị dính bẩn.[11]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ barrypopik (ngày 5 tháng 10 năm 1918). “Uncle Sam's advice on flu”. The Diamond Drill (bằng tiếng Anh). tr. 13. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ “The Modern Antiseptic”. New Zealand Nursing Journal (bằng tiếng Anh). 35–36: 79. 1942. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ Smallman-Raynor, Matthew; Cliff, Andrew (2012). Atlas of Epidemic Britain: A Twentieth Century Picture (bằng tiếng Anh). Oxford: Oxford University Press. tr. 98. ISBN 978-0-19-957292-2. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ Franks, Matthew (2017). “From Public Library Prankster to Playwright: Joe Orton and Postwar Britain's Nanny State”. Book History (bằng tiếng Anh). Johns Hopkins University Press. 20: 394. doi:10.1353/bh.2017.0014. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ a b Prentice, E (tháng 1 năm 2009). “Coughs and sneezes — 'Coughs and sneezes spread diseases. Trap the germs in your handkerchief'. Southern African Journal of Epidemiology and Infection (bằng tiếng Anh). 24 (4): 54. doi:10.1080/10158782.2009.11441366. ISSN 1015-8782.
  6. ^ Cleary, Emily (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “Jacob Rees-Mogg advises public to 'wash your hands to the national anthem' to avoid coronavirus”. Yahoo! News UK (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ “Video – Coughs and sneezes spread diseases”. euro.who.int (bằng tiếng Anh). 24 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ Blackburn, David (21 tháng 8 năm 2013). “Final call for Propaganda: Power and Persuasion at the British Library”. The Spectator (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ Lambert, Gemma (28 tháng 2 năm 2020). “Infection: is it a question of control?”. guidelinesinpractice.co.uk (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ “Can handwashing with soap prevent transmission of SARS as well as diarrhoea?”. London School of Hygiene & Tropical Medicine (bằng tiếng Anh). 21 tháng 5 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ Buckingham, Lisa (6 tháng 3 năm 2020). “9 ways to protect yourself from Coronavirus”. Good Housekeeping (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]