Bước tới nội dung

Công dân toàn cầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Hiện tượng xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản mọi khái niệm và giá trị về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và cả ngành tư pháp quốc tế[cần dẫn nguồn].

Ở Việt Nam, khái niệm công dân toàn cầu (global citizen) đã xuất hiện trong đầu thiên niên kỷ thứ II sau công nguyên, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh và được chính thức công nhận[1]. "Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới" là cộng đồng công dân toàn cầu giúp đỡ giới trẻ Việt Nam trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành công dân toàn cầu.

Nguồn gốc hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Công dân toàn cầu được sản sinh từ hoạt động của các công ty đa quốc gia, từ chính sách thu hút chất xám của chính phủ các nước và nhu cầu tồn tại, phát triển trong những môi trường thuận lợi hơn của con người. Quá trình toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI đã làm phát sinh thế hệ công dân toàn cầu mới[cần dẫn nguồn].

Một số tổ chức giáo dục tiên tiến trên thế giới (chủ yếu ở bậc sau đại học) đã bắt đầu xây dựng chương trình/giáo trình giảng dạy chuẩn bị & rèn luyện phẩm chất cá nhân cho thế hệ công dân toàn cầu này, ví dụ chương trình Oxfam UK[2].

Quá trình hình thành và bùng phát thế hệ công dân toàn cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu là nhu cầu làm việc và quản lý của các công ty đa quốc gia. Những công ty này có chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất, thí nghiệm... rải khắp các châu lục. Từ đội ngũ quản lý này đã ấp ủ hình thành những công dân toàn cầu đầu tiên[cần dẫn nguồn].

Sau đó để tiếp tục cuộc chiến "tranh giành chất xám" khốc liệt trên thế giới, ngay từ Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ của nhiều quốc gia như Đức, Mỹ đã có chiến dịch ưu đãi, mời gọi các nhà khoa học, danh nhân nổi tiếng đến sinh sống và làm việc tại đất nước mình[cần dẫn nguồn]. Ngày nay, đã có nhiều quốc gia tạo điều kiện nhập quốc tịch dễ dàng cho các doanh nhân, nhà khoa học hay những người tốt nghiệp tiến sĩ của các trường đại học danh tiếng.

Kế đến, đó còn là những người có nhu cầu và điều kiện làm việc ở hai quốc gia khác nhau. Họ đi lại, sinh sống hoặc làm việc thường xuyên bên ngoài cương thổ quê hương mình.

Ảnh hưởng của các công dân toàn cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu không xét tới mặt chính trị, các công dân toàn cầu có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhờ lượng kiến thức và kinh nghiệm họ tích luỹ được khi sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia và nhiều nền văn hoá khác nhau[3]. Ví dụ, một doanh nhân thường xuyên đến nhiều quốc gia khác nhau để làm việc thì co thể tận dụng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình (có được khi làm việc tại nhiều quốc gia) về nguồn tài nguyên, nhân lực, sản phẩm, thị trường,... ở nhiều quốc gia khác nhau để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Một ví dụ khác là một công dân toàn cầu có thể kết hợp các hiểu biết về nhiều nền văn hoá khác nhau để tạo nên các cầu nối giữa kiến thức, và nhờ đó tạo nên giá trị đóng góp cho xã hội.

Trên thế giới đã có một ngày kỷ niệm mang tên Ngày Công dân Toàn cầu (World Citizen Day) diễn ra vào ngày xuân phân hàng năm (rơi vào một trong số các ngày 19, 20, 21 tháng 3)[4].

Những nghĩa khác của thuật ngữ "Công dân toàn cầu"

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/2008/05/781477/
  2. ^ “Global Citizenship Oxfam Education”. Oxfam GB. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2008. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ “the utmost global citizen”. Global Culture. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2008.
  4. ^ http://www.recim.org/ascop/a7-an.htm

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Singh Jaiswal, Anjali (ngày 19 tháng 8 năm 2005). “Straight answers”. The Times of India. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2007.