Danh sách nguyên thủ quốc gia Sierra Leone

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dinh Tổng thống Sierra Leone ở Freetown

Nguyên thủ quốc gia Sierra Leone là người đứng đầu Sierra Leone tính từ sau khi giành độc lập năm 1961, bao gồm cả nữ hoàng Anh, các thống đốc đại diện hoặc toàn quyền trong thời quân chủ, cho đến tổng thống được bầu sau tuyên bố thành lập nền cộng hòa năm 1971.

Hiện nay, người đứng đầu nhà nước, chính phủ và tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Sierra Leonetổng thống được bầu cử trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Được thông qua theo trưng cầu dân ý tháng 8 năm 1991, hiến pháp hiện hành giành Chương V Phần I quy định chức vụ tổng thống.[1]

Danh sách được chia thành các giai đoạn lịch sử đã được chấp nhận của Sierra Leon. Mỗi thời kỳ được mô tả phần đầu danh sách tương ứng nhằm giải thích những đặc điểm của đời sống chính trị quốc gia này khi đó.

Thời quân chủ (1961-1971)[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 4 năm 1961, Xứ thuộc địa và bảo hộ Sierra Leone (en) thuộc Anh (bán đảo gần Freetown rộng 557 km2 là thuộc địa từ năm 1808, xứ bảo hộ 71,2 nghìn km2 từ năm 1896) tuyên bố trở thành Lãnh thổ tự trị Sierra Leone (en).[a][2][3]

Nữ vương Sierra Leone (en) trị vì quốc gia mới là Elizabeth II.[4] Đại diện cho nữ vương là Toàn quyền và Tổng tư lệnh Sierra Leone (tiếng Anh: Governor-General and Commander-in-Chief of Sierra Leone, gọi tắt là Toàn quyền). Toàn quyền được bổ nhiệm theo đề nghị từ nội các Sierra Leone mà không cần chính phủ Anh can thiệp. Nữ vương và toàn quyền có địa vị pháp lý được quy định trong Tuyên ngôn độc lập[5] và hiến pháp[6] dựa trên Đạo luật Westminster 1931.[3][7][8]

Ngày 17 tháng 3 năm 1967, Đảng Nhân dân Sierra Leone của Thủ tướng Albert Margai[9] thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội Sierra Leone trước Đảng Đại hội Toàn dân do Siaka Stevens lãnh đạo. Vài ngày sau, Stevens được toàn quyền Henry Josiah Lightfoot Boston đưa lên làm người đứng đầu chính phủ. Cùng ngày, Tham mưu trưởng quốc phòng (Sierra Leone) (en)[b] chuẩn tướng David Lansana ra lệnh bắt giữ Stevens và Boston, đồng thời ra thiết quân luật.[c][10]. Tuy nhiên, sáng 23 tháng 3, một nhóm sĩ quan cao cấp bất đồng về việc duy trì quyền lực cho Margai đã bắt giữ và tước quyền chỉ huy của Lansana, tuyên bố thành lập Hội đồng Cải chánh Quốc gia (en), đình chỉ hiến pháp và chuyển giao quyền lực của Toàn quyền cho thủ lĩnh Hội đồng là Đại tá Andrew Juxon-Smith. Ngày 28 tháng 3, Juxon-Smith từ Luân Đôn bay về nước.[11][12] Ngày 18 tháng 4 năm 1968, Phong trào Cách mạng Chống tham nhũng (tiếng Anh: Anti-Corruption Revolutionary Movement) gồm các sĩ quanbinh lính bất mãn tiến hành đảo chính, bắt giữ toàn bộ sĩ quan cao cấp. Hôm sau, thủ lĩnh phong trào Patrick Conteh giao lại quyền lực cho Hội đồng Lâm thời Quốc gia (tiếng Anh: National Interim Council) do chuẩn tướng John Amadu Bangura đứng đầu (người trước đó tham gia chống chế độ quân sự tại Guinée) đảm bảo nhanh chóng chuyển sang chế độ dân sự. Ngày 22 tháng 4, hiến pháp được khôi phục, theo đó Chánh án Tối cao Pháp viện Sierra Leone (en) Banja Tejan-Sie giữ chức Quyền Toàn quyền. Ngày 26 tháng 4, chính phủ tái tuyên thệ trước Thủ tướng Siaka Stevens.[13]

Tháng 4 năm 1971, Sierra Leone thực hiện chuyển đổi sang nước cộng hòa tổng thống chế. Ngày 31 tháng 3, dự luật có hiệu lực thay thế nguyên thủ quốc gia từ quốc vương đương nhiệm sang Chánh án Tối cao Pháp viện, Banja Tejan-Sie từ chức nhưng vẫn đảm nhận thẩm quyền Toàn quyền cho đến khi nền cộng hòa có hiệu lực từ ngày 19 tháng 4.[3][14]

Elizabeth II đã có chuyến thăm duy nhất tới Sierra Leone từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 1961. Bà cùng chồng là Công tước Philip đi trên du thuyền hoàng gia Britannia, sử dụng hiệu kỳ cá nhân riêng của nữ vương Sierra Leone.[15][16]

Chân dung Tên gọi
(năm sinh-mất)
Giai đoạn Triều đại Danh hiệu T.k
Bắt đầu Kết thúc
Elizabeth II
(1926—2022)
Elizabeth Alexandra Mary
27 tháng 4 năm 1961 19 tháng 4 năm 1971 Vương tộc Windsor
tiếng Anh: House of Windsor
* 27 tháng 4 năm 1961 – 4 tháng 1 năm 1962: Elizabeth Đệ Nhị, bởi ơn Chúa, của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và các Vùng Lãnh thổ khác, Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, Người bảo vệ Đức tin.
tiếng Anh: Elizabeth the Second, by the Grace of God, of the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and of Her other Realms and Territories Queen, Head of the Commonwealth, Defender of the Faith[17][18]
  • 4 tháng 1 năm 1962 – 19 tháng 4 năm 1971: Elizabeth Đệ Nhị, Nữ vương Sierra Leone và các Vùng Lãnh thổ khác, Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung
    tiếng Anh: Elizabeth the Second, Queen of Sierra Leone and of Her Other Realms and Territories, Head of the Commonwealth[17][19]
[4]

Danh sách Toàn quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung Tên gọi
(năm sinh-mất)
Giai đoạn Đảng Chức danh T.k
Bắt đầu Kết thúc
1 Sir
Maurice Henry Dorman
(1912—1993)
27 tháng 4 năm 1961[d] 5 tháng 5 năm 1962[e] độc lập Toàn quyền và Tổng tư lệnh Sierra Leone
tiếng Anh: Governor-General and Commander-in-Chief of Sierra Leone
[20][21]
Q. Sir[f]
Henry Josiah Lightfoot Boston
(1898—1969)
5 tháng 5 năm 1962[g] 11 tháng 7 năm 1962 Quyền Toàn quyền và Tổng tư lệnh Sierra Leone
tiếng Anh: Acting Governor-General and Commander-in-Chief of Sierra Leone
[22][23]
2 11 tháng 7 năm 1962 23 tháng 3 năm 1967[h] Toàn quyền và Tổng tư lệnh Sierra Leone
tiếng Anh: Governor-General and Commander-in-Chief of Sierra Leone
Q. Ủy viên cảnh sát
Leslie William Leigh
(1921—1980)
23 tháng 3 năm 1967[i] 28 tháng 3 năm 1967 Quân đội Phó Chủ tịch Hội đồng Cải chánh Quốc gia
tiếng Anh: Deputy Chairman of the National Reformation Council
[7]
3 Đại tá, thăng chuẩn tướng
Andrew Terence Juxon-Smith (en)
(1931—1996)
28 tháng 3 năm 1967 18 tháng 4 năm 1968[j] Chủ tịch Hội đồng Cải chánh Quốc gia
tiếng Anh: Chairman of the National Reformation Council
[24][25]
4 Chuẩn úy
Patrick Conteh
(?—?)
18 tháng 4 năm 1968[k] 19 tháng 4 năm 1968[l] Chủ tịch Phong trào Cách mạng Chống tham nhũng
tiếng Anh: Chairman of the Anti-Corruption Revolutionary Movement
[26]
5 Chuẩn tướng
John Amadu Bangura
(1930—1970)
19 tháng 4 năm 1968[m] 22 tháng 4 năm 1968[n] Chủ tịch Hội đồng Lâm thời Quốc gia
tiếng Anh: Chairman of the National Interim Council
[27]
Q. Sir
Banja Tejan-Sie
(1917—2000)
22 tháng 4 năm 1968[o] 21 tháng 10 năm 1970 độc lập Quyền Toàn quyền và Tổng tư lệnh Sierra Leone
tiếng Anh: Acting Governor-General and Commander-in-Chief of Sierra Leone
[28][29]
6 21 tháng 10 năm 1970 31 tháng 3 năm 1971[p] Toàn quyền và Tổng tư lệnh Sierra Leone
tiếng Anh: Governor-General and Commander-in-Chief of Sierra Leone
Q. Christopher Okoro Cole
(1921—1990)
31 tháng 3 năm 1971[q] 19 tháng 4 năm 1971[r] Quyền Toàn quyền và Tổng tư lệnh Sierra Leone
tiếng Anh: Acting Governor-General and Commander-in-Chief of Sierra Leone
[30]

Đệ Nhất Cộng hòa (1971-1992)[sửa | sửa mã nguồn]

Phù hiệu tổng thống

Tháng 3 năm 1971, Quốc hội Sierra Leone thông qua Luật sửa đổi hiến pháp 1961, quy định việc thay thế nguyên thủ quốc gia trong nghi lễ từ Nữ vương Sierra Leone (en) sang Chánh án Tối cao Pháp viện Sierra Leone (en), người sẽ đảm nhận chức vụ tổng thống. Ngày 19 tháng 4 năm 1971, Sierra Leone công bố thành lập nền cộng hòa và Chánh án Christopher Okoro Cole khi ấy là Quyền Toàn quyền. Trong vòng hai ngày tiếp theo, Quốc hội thông qua những điều chỉnh hiến pháp, chuyển chức vụ nghi lễ thành thành chức vụ hành pháp. Cole ngưng quyền tổng thống để quay về Tối cao Pháp viện và tuyên thệ trước Siaka Stevens (từng giữ chức Thủ tướng) được quốc hội bầu làm Tổng thống với nhiệm kỳ 4 năm.[14] Năm 1976, Stevens tái đắc cử (phe đối lập tẩy chay bầu cử). Năm 1978, nhiệm kỳ mới nâng lên bảy năm theo trưng cầu dân ý về hiến pháp phê chuẩn hệ thống đơn đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Đại hội Toàn dân.[6]

Năm 1985, Joseph Saidu Momoh kế nhiệm thông qua bỏ phiếu.[31] Năm 1991, Mặt trận Liên minh Cách mạng Sierra Leone được những người ủng hộ Charles Taylor trong cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát Liberia hỗ trợ đã khởi đầu nội chiến.[32] Tháng 8 cùng năm, để chấm dứt xung đột, Sierra Leone tiến hành trưng cầu dân ý chỉnh sửa hiến pháp, khôi phục hệ thống đa đảng.[1][6] Quân số gia tăng khiến không đủ để kinh phí duy trì và trả lương. Ngày 29 tháng 4 năm 1992, Đại úy Valentine Strasser dẫn quân vào thủ đô, chiếm giữ các tòa nhà chính phủ, thông cáo phế truất Momoh trên đài phát thanh. Momoh phải chạy sang Guinée tị nạn.[33][34]

Chân dung Tên gọi
(năm sinh-mất)
Giai đoạn Đảng Bầu cử Chức danh T.k
Bắt đầu Kết thúc
7 Christopher Okoro Cole
(1921—1990)
19 tháng 4 năm 1971 21 tháng 4 năm 1971[s] độc lập [t] Tổng thống và Tổng tư lệnh Cộng hòa Sierra Leone
tiếng Anh: President and Commander-in-Chief of the Republic of Sierra Leone
[30]
8

(I-III)
Siaka Stevens
(1905—1988)
21 tháng 4 năm 1971 26 tháng 3 năm 1976 Đảng Đại hội Toàn dân [u] Tổng thống và Tổng tư lệnh Sierra Leone
tiếng Anh: President and Commander-in-Chief of Sierra Leone
[35][36]
26 tháng 3 năm 1976 14 tháng 6 năm 1978
14 tháng 6 năm 1978 28 tháng 11 năm 1985 1978 Tổng thống Cộng hòa Sierra Leone
tiếng Anh: President of the Republic of Sierra Leone
9 Joseph Saidu Momoh
(1937—2003)
28 tháng 11 năm 1985 29 tháng 4 năm 1992[v] 1985 [37]

Chế độ quân quản (1992—1996)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc phế truất ngày 29 tháng 4 năm 1992, Đại úy Yahya Kanu đại diện chính quyền đàm phán với nỗ lực thành lập Hội đồng lâm thời mới. Ngày 1 tháng 5, Kanu bị bắt. Hội đồng cầm quyền lâm thời quốc gia (de) được thành lập với lãnh đạo là Đại úy Valentine Strasser 25 tuổi. Ngày 6 tháng 5, phe Strasser tôn ông là nguyên thủ quốc gia.[34] Ngày 16 tháng 1 năm 1996, Chuẩn tướng Julius Bio lật đổ Strasser để khôi phục chế độ dân sự. Sierra Leone tiến hành bầu cử ứng viên Đảng Nhân dân Ahmad Tejan Kabbah giành chiến thắng ở vòng hai vào ngày 15 tháng 3 năm 1996. Ngày 29 tháng 3, Kabbah tuyên thệ nhậm chức tổng thống.[33][38]

Chân dung Tên gọi
(năm sinh-mất)
Giai đoạn Đảng Bầu cử Chức danh T.k
Bắt đầu Kết thúc
10 Đại úy
Yahya Kanu
(?—1992)
30 tháng 4 năm 1992 1 tháng 5 năm 1992[w] quân đội [x] Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Lâm thời
tiếng Anh: Chairman of the National Provisional Defence Council
[38][39]
11
(I-II)
Đại úy
Valentine Strasser (en)
(1967-)
1 tháng 5 năm 1992 6 tháng 5 năm 1992 [y] Chủ tịch Hội đồng cầm quyền lâm thời quốc gia
tiếng Anh: Chairman of the National Provisional Ruling Council
[40][41]
6 tháng 5 năm 1992 16 tháng 1 năm 1996[z] [aa] Nguyên thủ quốc gia
tiếng Anh: Head of State
12
(I)
Chuẩn tướng
Julius Maada Bio
(1964-)
17 tháng 1 năm 1996 29 tháng 3 năm 1996[ab] [ac] [42][43]

Đệ Nhị Cộng hòa (1996-1997)[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống Ahmad Tejan Kabbah thành lập chính phủ dân sự theo hệ thống đa đảng[1][6] và ký thỏa thuận với Mặt trận Liên minh Cách mạng nhằm vãn hồi nội chiến. Tuy vậy, xung đột tiếp tục leo thang và tổng thống bị lật đổ vào ngày 25 tháng 5 năm 1997.[33][38]

Chân dung Tên gọi
(năm sinh-mất)
Giai đoạn Đảng Bầu cử Chức danh T.k
Bắt đầu Kết thúc
13
(I)
Ahmad Tejan Kabbah
(1932—2014)
29 tháng 3 năm 1996 25 tháng 5 năm 1997[ad] Đảng Nhân dân Sierra Leone 1996 Tổng thống Cộng hòa Sierra Leone
tiếng Anh: President of the Republic of Sierra Leone
[44][45]

Chế độ quân quản (1997–1998)[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25 tháng 5 năm 1997, tổng thống Ahmed Tejan Kabbah mất quyền sau đảo chính quân sự. Ngày 26 tháng 5, Hội đồng cách mạng quân lực (en) được thành lập với người đứng đầu Trung tá Johnny Paul Koroma vốn đang bị tù vì âm mưu đảo chính bất thành trước đó. Ngày 17 tháng 6, Koroma được tuyên bố là nguyên thủ quốc gia. Các quốc gia thuộc Cộng đồng Kinh tế Tây Phi đã can thiệp vũ trang làm đảo ngược tình thế, Koroma lại bị lật đổ còn Kabbah được phục hồi.[33][38][46]

Chân dung Tên gọi
(năm sinh-mất)
Giai đoạn Đảng Bầu cử Chức danh T.k
Bắt đầu Kết thúc
14
(I-II)
Trung tá
Johnny Paul Koroma
(1960 - 2003/2017[ae])
26 tháng 3 năm 1997 17 tháng 6 năm 1997 quân đội [af] Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Quân lực
tiếng Anh: Chairman of the Armed Forces Revolutionary Council
[47][48]
17 tháng 6 năm 1997 13 tháng 2 năm 1998[ag] [ah] Nguyên thủ quốc gia
tiếng Anh: Head of State

Đệ Tam Cộng hòa (1998-)[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 13 tháng 2 năm 1998, Hội đồng Cách mạng Quân lực bị lật đổ, tổng thống Ahmad Tejan Kabbah trở lại giữ ghế sau khi bị hất cẳng ngày 25 tháng 5 năm 1997. Ngày 18 tháng 1 năm 2002, ông tuyên bố chấm dứt nội chiến kéo dài từ năm 1991.[33][49] Từ đó trở đi, thủ tục bầu cử nguyên thủ quốc gia theo đúng như quy định.[38]

Chân dung Tên gọi
(năm sinh-mất)
Giai đoạn Đảng Bầu cử Chức danh T.k
Bắt đầu Kết thúc
13
(II-III)
Ahmad Tejan Kabbah
(1932—2014)
13 tháng 2 năm 1998 14 tháng 5 năm 2002 Đảng Nhân dân Sierra Leone [ai] Tổng thống Cộng hòa Sierra Leone
tiếng Anh: President of the Republic of Sierra Leone
[44][45]
14 tháng 5 năm 2002 17 tháng 9 năm 2007 2002
14
(I-II)
Ernest Bai Koroma (en)
(1953—)
17 tháng 9 năm 2007 17 tháng 11 năm 2012 Đảng Đại hội Toàn dân 2007 [50][51]
17 tháng 11 năm 2012 4 tháng 4 năm 2018 2012
12
(II-III)
Julius Maada Bio
(1964—)
4 tháng 4 năm 2018 24 tháng 6 năm 2023 Đảng Nhân dân Sierra Leone 2018 [42][43]
24 tháng 6 năm 2023 đương nhiệm 2023

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngày độc lập 27 tháng 4 năm 1961 được ấn định trong mục 1.1 Luật Độc lập Sierra Leone xác nhận tư cách quốc gia trong Khối thịnh vượng chung. Luật được Thượng việnHạ viện Anh thông qua ngày 22 tháng 3 năm 1961, Hoàng gia Anh chấp thuận ngày 28 tháng 3 năm 1961 và Quốc hội Anh phê chuẩn ngày 27 tháng 3 năm 1967.
  2. ^ Chức vụ lãnh đạo quân nhân chuyên nghiệp nắm toàn bộ quân lực quốc gia.
  3. ^ Lansana hành động vì kết quả bầu cử trực tiếp không chính xác khi không đưa vào các thủ lĩnh bộ tộc được cử tri đoàn bầu vào quốc hội.
  4. ^ Lấy theo ngày độc lập của Sierra Leone, còn Dorman đã là Toàn quyền từ ngày 1 tháng 9 năm 1956.
  5. ^ Được điều chuyển đi làm Toàn quyền Malta.
  6. ^ Từ ngày 6 tháng 7 năm 1962.
  7. ^ Do Chánh án Tối cao Pháp viện từ chối nên Boston đảm nhiệm Quyền Toàn quyền trong tư cách Chủ tịch Hạ viện.
  8. ^ Khi diễn ra đảo chính quân sự, Boston cùng Thủ tướng Siaka Stevens bị bắt ngày 21 tháng 3 năm 1967, nhưng trên danh nghĩa vẫn giữ chức vụ tới ngày 22 tháng 4 năm 1968.
  9. ^ Leslie đứng đầu Hội đồng với tư cách Phó Chủ tịch trước khi bầu Chủ tịch chính thức.
  10. ^ Bị bắt trong đảo chính.
  11. ^ Lãnh đạo đảo chính lật đổ Hội đồng Cải chánh Quốc gia.
  12. ^ Chuyển giao quyền lực cho Hội đồng Lâm thời Quốc gia.
  13. ^ Bangura đứng đầu Hội đồng Lâm thời Quốc gia do thành viên Phong trào Cách mạng Chống tham nhũng lập nên.
  14. ^ Sau khi khôi phục Hiến pháp 1961, Bangura giao lại quyền lực cho Chánh án Tối cao Pháp viện.
  15. ^ Tejan-Sie đảm nhận vị trí Quyền Toàn quyền trong tư cách Chánh án Tối cao Pháp viện.
  16. ^ Sau khi Luật Hiến pháp Cộng hòa được thông qua, Tejan-Sie từ chức và đến Luân Đôn sống.
  17. ^ Cole đảm nhận vị trí Quyền Toàn quyền với tư cách Chánh án Tối cao Pháp viện cho đến khi hình thức nền cộng hòa có hiệu lực.
  18. ^ Cole đảm nhận làm Tổng thống và Tổng tư lệnh Sierra Leone
  19. ^ Chấm dứt chức vụ mang tính nghi lễ khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua.
  20. ^ Chánh án Tối cao Pháp viện tuyên thệ nhậm chức Tổng thống mang tính nghi lễ theo luật định.
  21. ^ Được Quốc hội bầu.
  22. ^ Bị đảo chính lật đổ.
  23. ^ Bị bắt trong cuộc đảo chính.
  24. ^ Kanu đại diện cho chính phủ đàm phán với quân nhân đảo chính.
  25. ^ Strasser đứng đầu Hội đồng cầm quyền lâm thời quốc gia do quân nhân đảo chính lập nên.
  26. ^ Bị đảo chính lật đổ.
  27. ^ Strasser được Hội đồng cầm quyền lâm thời quốc gia tuyên bố là nguyên thủ quốc gia.
  28. ^ Chuyển giao quyền lực cho tổng thống được bầu.
  29. ^ Lãnh đạo đảo chính lật đổ và thay thế Strasser làm Tổng thống tạm quyền rồi chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
  30. ^ Bị đảo chính lật đổ.
  31. ^ Tùy vào nguồn tin khác nhau, Koroma bị hành quyết năm 2003 hoặc qua đời năm 2017
  32. ^ Koroma là người đứng đầu Hội đồng Cách mạng Quân lực do quân đảo chính lập nên.
  33. ^ Koroma phải ngừng chức vụ khi Cộng đồng Kinh tế Tây Phi can thiệp.
  34. ^ Thành viên Hội đồng Cách mạng Quân lực tuyên bố Koroma là nguyên thủ quốc gia.
  35. ^ Kabbah được khôi phục chức vụ khi Cộng đồng Kinh tế Tây Phi can thiệp.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “The Constitution of Sierra Leone, 1991” [Hiến pháp Sierra Leone 1991] (PDF) (bằng tiếng Anh). Sierra-Leone.org. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ “Sierra Leone: Polity Style: 1961—2023” [Sierra Leone: Đặc trưng chính thể: 1961—2023] (bằng tiếng Anh). Archontology. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ a b c “History of Sierra Leone” [Lịch sử Sierra Leone]. HistoryWorld. 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ a b “Queen Elizabeth II: Britain's longest reigning monarch” [Nữ vương Elizabeth II: vị vua trị vì lâu nhất nước Anh] (bằng tiếng Anh). The BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ “Sierra Leone Independence Act 1961” [Luật độc lập Sierra Leone 1961] (bằng tiếng Anh). Legislation.gov.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2023.
  6. ^ a b c d “Constitutional history of Sierra Leone” [Lịch sử hiến pháp Sierra Leone] (bằng tiếng Anh). ConstitutionNet. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ a b “Sierra Leone: Governors-General: 1961—1971” [Sierra Leone: Toàn quyền: 1961—1971] (bằng tiếng Anh). Archontology. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2023.
  8. ^ Parliament of the United Kingdom (1931), Statute of Westminster 1931  [Đạo luật Westminster 1931] (bằng tiếng Anh), London: Her Majesty's Stationary Office
  9. ^ Fyle 2006, tr. 121-122.
  10. ^ Fyle 2006, tr. 101-102.
  11. ^ Levinson, David (4 tháng 4 năm 2022). “[April 4, 1967] Transitions (May 1967 if)” [[Ngày 4 tháng 4 năm 1967] Chuyển đổi (nếu tháng 5 năm 1967)] (bằng tiếng Anh). Galactic Journey. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023.
  12. ^ “The Final Report of the Truth and Reconciliation Commission for Sierra Leone: Volume Three A, Chapter One «Historical Antecedents to the Conflict»” [Chương 1, Tiền đề lịch sử xung đột] (bằng tiếng Anh). The Truth and Reconciliation Commission for Sierra Leone. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023.
  13. ^ “The Military In Sierra Leone Politics” [Quân đội trong chính trị Sierra Leone]. Sierra Express Media. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023.
  14. ^ a b “The Final Report of the Truth and Reconciliation Commission for Sierra Leone: Volume Three A, Chapter Two «Governance»” [Chương 2, Quản trị] (bằng tiếng Anh). The Truth and Reconciliation Commission for Sierra Leone. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023.
  15. ^ Royal Visit to Sierra Leone, 25th November — 1st December, 1961: A Record in Words and Pictures [Chuyến thăm Hoàng gia tới Sierra Leone, ngày 25 tháng 11 - ngày 1 tháng 12 năm 1961: Ghi chép bằng lời và hình ảnh], Freetown: Ministry of Information and Broadcasting of Sierra Leone, 1962
  16. ^ Barraclough & Crampton 1978, tr. 27.
  17. ^ a b “Sierra Leone: Heads of State: 1961—1971” [Sierra Leone: Nguyên thủ quốc gia: 1961—1971] (bằng tiếng Anh). Archontology. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023.
  18. ^ The London Gazette 1953, tr. 3023.
  19. ^ Edgington 1972, tr. 122.
  20. ^ Lentz 2013, tr. 539.
  21. ^ Grey, Ralph (10 tháng 11 năm 1993). “Obituary: Sir Maurice Dorman” [Cáo phó: Sir Maurice Dorman] (bằng tiếng Anh). The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023.
  22. ^ “Sir Henry Lightfoot Boston”. The Times (bằng tiếng Anh). 13 tháng 1 năm 1969. tr. 8.
  23. ^ “Funeral Sir Henry Lightfoot Boston” [Tang lễ Sir Henry Lightfoot Boston]. The Times (bằng tiếng Anh). 17 tháng 1 năm 1969. tr. 10.
  24. ^ Fyle 2006, tr. 79.
  25. ^ “In 1968 Juxon Smith was overthrown today” [Ngày này năm 1968, Juxon Smith bị lật đổ] (bằng tiếng Anh). Awoko Newspaper. 17 tháng 4 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023.
  26. ^ Lentz 2013, tr. 685.
  27. ^ Lentz 2013, tr. 14.
  28. ^ Abdul Rashid Thomas (13 tháng 8 năm 2020). “Legacies of Sir Banja Tejan-Sie – Sierra Leone's last Governor General” [Di sản của Sir Banja Tejan-Sie – Toàn quyền cuối cùng của Sierra Leone] (bằng tiếng Anh). The Sierra Leone Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  29. ^ Daramy, Ade (12 tháng 9 năm 2000). “Sir Banja Tejan-Sie” (bằng tiếng Anh). The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  30. ^ a b Lentz 2013, tr. 679.
  31. ^ “Elections in Sierra Leone” [Bầu cử tại Sierra Leone]. African elections. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  32. ^ “Charles Taylor verdict: As it happened” [Phán quyết Charles Taylor: Như đã xảy ra]. BBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  33. ^ a b c d e “The Final Report of the Truth and Reconciliation Commission for Sierra Leone: Volume Three A, Chapter Three «The Military and Political History of the Conflict»” [Chương 3, Lịch sử quân sự và chính trị cuộc xung đột] (bằng tiếng Anh). The Truth and Reconciliation Commission for Sierra Leone. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  34. ^ a b Mansaray, Ibrahim Sourie (1 tháng 5 năm 2013). “Was The 1992 Coup A Blessing Or A Curse For Sierra Leone?” [Cuộc đảo chính năm 1992 là phúc hay họa cho Sierra Leone?]. Sierra Express Media. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  35. ^ Fyle 2006, tr. 197-198.
  36. ^ “Siaka Probyn Stevens (1905—1988), first executive President of Sierra Leone” [Siaka Probyn Stevens (1905—1988), Tổng thống hành pháp đầu tiên của Sierra Leone] (bằng tiếng Anh). The Sierra Leone Web. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  37. ^ “Joseph Momoh, 66; Sierra Leone President Ousted in Coup” [Joseph Momoh, 66 tuổi; Tổng thống Sierra Leone bị lật đổ trong đảo chính]. The Los Angeles Times. 4 tháng 8 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  38. ^ a b c d e “Sierra Leone: Heads of State: 1971—2023” [Sierra Leone: Nguyên thủ quốc gia: 1971—2023] (bằng tiếng Anh). Archontology. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  39. ^ “Index Ka” [Chỉ mục Ka] (bằng tiếng Anh). Rulers. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  40. ^ Gbadamosi, Oluwatosin. “Valentine Strasser: The Youngest President in African History Who Led Sierra Leone for 4 Years” [Valentine Strasser: Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử châu Phi đã lãnh đạo Sierra Leone trong 4 năm] (bằng tiếng Anh). Motivation.africa. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  41. ^ Tayo, Ayomide O. “Africa's youngest dictator is now a pauper” [Nhà độc tài trẻ nhất châu Phi giờ trở nên khốn cùng] (bằng tiếng Anh). Pulse. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2023.
  42. ^ a b Anh Tuấn (14 tháng 3 năm 2022). “Tiểu sử Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio”. Báo Thế giới và Việt Nam. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2023.
  43. ^ a b “Julius Maada Bio” (bằng tiếng Tây Ban Nha). CIDOB. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2023.
  44. ^ a b Fyle 2006, tr. 80-81.
  45. ^ a b “Ahmad Tejan Kabbah” (bằng tiếng Tây Ban Nha). CIDOB. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2023.
  46. ^ “IRIN special report on ex-SLA/RUF «rift» [19990908]” [Báo cáo đặc biệt IRIN về "rạn nứt" cựu SLA/RUF [19990908]] (bằng tiếng Anh). Center for Africana Studies of the University of Pennsylvania. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023.
  47. ^ Fyle 2006, tr. 97-98.
  48. ^ “Johnny Paul Koroma Dead And Laid To Rest” [Johnny Paul Koroma đã chết và được an nghỉ] (bằng tiếng Anh). Sierra Express Media. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023.
  49. ^ “The Final Report of the Truth and Reconciliation Commission for Sierra Leone: Volume Three B, Chapter Seven «Reconciliation»” [Chương 7, Hòa giải] (bằng tiếng Anh). The Truth and Reconciliation Commission for Sierra Leone. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023.
  50. ^ “Sierra Leone profile - Leaders” [Hồ sơ Sierra Leone - Lãnh đạo]. BBC. 18 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023.
  51. ^ “Ernest Bai Koroma” (bằng tiếng Tây Ban Nha). CIDOB. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2023.

Tư liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Barraclough, E. M. C.; Crampton, William biên tập (1978), Flags of the world, past and present, their story and associations [Quốc kỳ trên thế giới, quá khứ và hiện tại, câu chuyện và giao kết] (bằng tiếng Anh), London: Frederick Warne & Co. Ltd., ISBN 978-0-723-22015-2
  • Edgington, David William (1972), The Theory and Practice of Government: A Handbook of Current Affairs for Students in Africa [Lý thuyết và thực tiễn của chính quyền: Sổ tay vấn đề thời sự cho sinh viên ở Châu Phi] (bằng tiếng Anh), Evans Bros., ISBN 9780237288426
  • Lentz, Harris biên tập (2013), Heads of States and Governments Since 1945 [Nguyên thủ quốc gia và chính phủ từ năm 1945] (bằng tiếng Anh) (ấn bản 3), Abingdon-on-Thames: Routledge, ISBN 978-1-134-26490-2
  • Fyle, Magbaily C. (2006), Historical dictionary of Sierra Leone [Từ điển lịch sử Sierra Leone] (bằng tiếng Anh) (ấn bản 2), Lanham, Maryland: Scarecrow Press, ISBN 978-0-810-86504-4
  • “No. 39873”. The London Gazette. 26 tháng 5 năm 1953.