Bộ Ngoại giao (Việt Nam)
Bộ Ngoại giao | |
---|---|
Chính phủ Việt Nam | |
![]() | |
Bộ trưởng đương nhiệm | |
Phạm Bình Minh | |
từ 3 tháng 8 năm 2011 | |
Bổ nhiệm bởi | Chủ tịch nước Việt Nam |
Nhiệm kỳ | 5 năm |
Thành lập | 28 tháng 8 năm 1945 |
Bộ trưởng đầu tiên | Hồ Chí Minh |
Ngân sách 2018 | 2.416.588 tỉ đồng[1] |
Thứ trưởng | |
Tình trạng | Đang hoạt động |
Địa chỉ | Số 1 Phố Tôn Thất Đàm, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (trụ sở cũ) Số 1 Phố Lê Quang Đạo, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (trụ sở mới) |
Website | www |
Bộ Ngoại giao Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945. Bộ trưởng hiện nay là ông Phạm Bình Minh.
Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ trưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ trưởng[sửa | sửa mã nguồn]
- Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực.
- Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Ngoài nước, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia.
- Đặng Minh Khôi, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Bắc Kinh,Trung Quốc.
- Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam
- Tô Anh Dũng, Nguyên Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ
- Nguyễn Minh Vũ, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao.
Tổ chức bộ máy[sửa | sửa mã nguồn]
1. Vụ ASEAN
Vụ trưởng: Vũ Hồ
2. Vụ Châu Âu
Vụ trưởng: Đinh Toàn Thắng
3. Vụ Châu Mỹ
Vụ trưởng: Lê Chí Dũng
4. Vụ Đông Bắc Á
Vụ trưởng: Vũ Tiến Dũng
5. Vụ Đông Nam Á – Nam Á – Nam Thái Bình Dương
Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng: Nguyễn Tất Thành
6. Vụ Trung Đông - Châu Phi
Vụ trưởng: Nguyễn Trung Kiên
7. Vụ Chính sách đối ngoại
Quyền Vụ trưởng: Nguyễn Thanh Hải
8. Vụ các Tổ chức quốc tế
Vụ trưởng: Đỗ Hùng Việt
9. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế
Vụ trưởng:
10. Vụ Hợp tác kinh tế đa phương
Vụ trưởng: Nguyễn Minh Hằng
11. Vụ Tổng hợp kinh tế
Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng: Nguyễn Văn Thảo
12. Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO
Vụ trưởng: Mai Phan Dũng
13. Vụ Thông tin Báo chí
Vụ trưởng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao: Lê Thị Thu Hằng
14. Vụ Thi đua- khen thưởng và Truyền thống ngoại giao
15. Vụ Tổ chức cán bộ
Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng: Phạm Quang Hiệu
16. Văn phòng Bộ
Trợ lý Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chánh Văn phòng: Đặng Hoàng Giang
17. Thanh tra Bộ
Chánh Thanh tra:
18. Cục Cơ yếu
19. Cục Ngoại vụ
Cục trưởng: Nguyễn Hoàng Long
20. Cục Lãnh sự
Cục trưởng: Vũ Việt Anh
21. Cục Lễ tân Nhà nước
Cục trưởng: Mai Phước Dũng
22. Cục Quản trị tài vụ
23. Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh
24. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Chủ nhiệm: Đặng Minh Khôi
25. Ủy ban Biên giới quốc gia
Chủ nhiệm: Lê Hoài Trung
26. Học viện Ngoại giao Việt Nam
Quyền Giám đốc: Phạm Lan Dung [2]
27. Trung tâm Biên phiên dịch quốc gia
Giám đốc: Phạm Bình Đàm
28. Trung tâm Thông tin/ Information Center
29. Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài[3]
30. Báo Thế giới và Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là thành viên Chính phủ Việt Nam đứng đầu Bộ Ngoại giao. Từ năm 2007, Bộ trưởng thường là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ. Ngoại trừ những trường hợp sau không phải là ủy viên Bộ Chính trị: Hoàng Minh Giám, Ung Văn Khiêm, Xuân Thủy, Nguyễn Dy Niên.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
- Hồ Chí Minh (từ 2/9/1945 đến 2/3/1946, và từ 3/11/1946 đến tháng 3/1947)
- Nguyễn Tường Tam (từ 2/3/1946 đến tháng 5/1946)
- Hoàng Minh Giám (từ tháng 3/1947 đến tháng 4/1954)
- Phạm Văn Đồng (từ tháng 4/1954 đến tháng 2/1961)
- Ung Văn Khiêm (từ tháng 2/1961 đến 30/4/1963)
- Xuân Thủy (từ 30/4/1963 đến tháng 4/1965)
- Nguyễn Duy Trinh (từ tháng 4/1965 đến tháng 2/1980)
- Nguyễn Cơ Thạch (từ tháng 2/1980 đến tháng 7/1991)
- Nguyễn Mạnh Cầm (từ tháng 8/1991 đến 28/1/2000)
- Nguyễn Dy Niên (từ 28/1/2000 đến tháng 6/2006)
- Phạm Gia Khiêm (từ tháng 6/2006 đến 03 tháng 08/2011)
- Phạm Bình Minh (từ 03 tháng 08/2011 đến nay)
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc vụ khanh hàm Bộ trưởng[sửa | sửa mã nguồn]
- Nguyễn Cơ Thạch (từ 5-1979 đến 2-1980) [4]
Bộ trưởng Biệt phái Bộ Ngoại giao[sửa | sửa mã nguồn]
- Võ Đông Giang (từ tháng 3/1983 đến 1987)
Thứ trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Trong đó, có một số Thứ trưởng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một Thứ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia,[5] một Thứ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài.[6] Một số Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại một số địa bàn trọng điểm như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Nhật Bản và Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực tại Liên Hiệp Quốc. Theo sách Bộ Ngoại giao - 70 năm xây dựng và phát triển,[7] Bộ Ngoại giao có các Thứ trưởng sau:
- Hoàng Minh Giám, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam.
- Ung Văn Khiêm.
- Nguyễn Đức Dương.
- Hoàng Đức Tiến.
- Nguyễn Cơ Thạch, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI, nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Hoàng Văn Lợi.
- Phan Hiền, nguyên Đổng lý Văn phòng Bộ Ngoại giao (từ 5/1950, Phó Đổng lý là Lê Hữu Tân, Lê Kim Chung).
- Lê Quang Chánh.
- Hoàng Bích Sơn.
- Hoàng Lương.
- Võ Đông Giang.
- Nguyễn Xuân.
- Đinh Nho Liêm, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô.[8]
- Hoàng Anh Tuấn.
- Hà Văn Lâu, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp.
- Trần Quang Cơ, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VII, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Vũ Xuân Áng.
- Nguyễn Dy Niên, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VII, VIII, IX, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Lê Mai.
- Vũ Khoan, Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại.
- Nguyễn Đình Bin, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao.
- Nguyễn Văn Ngạnh.
- Nguyễn Tâm Chiến, Đại sứ thứ 2 của Việt Nam tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.[9]
- Chu Tuấn Cáp.
- Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.[10]
- Nguyễn Phú Bình, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc.[11]
- Lê Văn Bàng, Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Hoa Kỳ.[12]
- Vũ Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Trợ lý Tổng Bí thư, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Đại sứ – Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.[13]
- Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước.
- Nguyễn Văn Thơ, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.
- Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Đoàn Xuân Hưng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Đức.[14]
- Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nga, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.[15]
- Lê Lương Minh, nguyên Tổng Thư ký ASEAN, nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.[15]
- Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao.
- Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bí thư Đảng ủy Ngoài nước.
- Phạm Quang Vinh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
- Nguyễn Phương Nga, nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên, nguyên Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York; Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam.
- Hà Kim Ngọc, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
- Thạch Dư, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Campuchia.[15]
- Đặng Minh Khôi, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.
- Vũ Hồng Nam, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.
- PGS.TS Đặng Đình Quý, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York.
- Nguyễn Quốc Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ.
- Nguyễn Bá Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Lào, nguyên Vụ trưởng Vụ Châu Mỹ.
- Vũ Quang Minh, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Anh.
- Tô Anh Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Canada.
- Hồ Xuân Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco.
- Nguyễn Minh Vũ
- Nguyễn Quốc Cường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Số liệu ngân sách nhà nước”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.
- ^ “Trao quyết định bổ nhiệm Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao”.
- ^ “Tổ chức bộ máy Bộ Ngoại giao”.
- ^ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. “Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa VI (1976-1981)”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ
|url lưu trữ=
cần|ngày lưu trữ=
(trợ giúp). Truy cập 14/10/2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|accessdate=
(trợ giúp) - ^ “Chức năng nhiệm vụ của Ủy ban Biên giới Quốc gia”.
- ^ “Quy định nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài”.
- ^ Sách "Bộ Ngoại giao - 70 năm xây dựng và phát triển (1945-2015)".
- ^ “Nhớ về Thủ trưởng Đinh Nho Liêm”.
- ^ “Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến”.
- ^ “Đại sứ Lê Công Phụng”.
- ^ “Đại sứ Nguyễn Phú Bình, hồi ức về một thời đáng nhớ”.
- ^ “Đại sứ Lê Văn Bàng”.
- ^ “Đồng chí Vũ Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ trần”.
- ^ “Bộ Ngoại giao trao quyết định nghỉ hưu cho 02 thứ trưởng”.
- ^ a ă â “Ba Thứ trưởng Ngoại giao nghỉ hưu”.