Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Khóa thứ XII (2022 - 2027) Ủy viên | |
Bí thư thứ nhất | Bùi Quang Huy |
---|---|
Bí thư thường trực | Nguyễn Ngọc Lương |
Bí thư (4) | Ngô Văn Cương Nguyễn Tường Lâm Nguyễn Phạm Duy Trang Nguyễn Minh Triết |
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn | 144 ủy viên |
Cơ cấu tổ chức | |
Cơ quan chủ quản | Ban chấp hành Trung ương Đảng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
Cấp hành chính | Cấp Trung ương |
Văn bản Ủy quyền | Điều lệ Đảng |
Quy định-Luật tổ chức | Điều lệ Đoàn |
Cơ quan thường trực | Ban Thường vụ Trung ương Đoàn |
Cơ quan làm việc | Ban Bí thư Trung ương Đoàn |
Phương thức liên hệ | |
Trụ sở | |
Địa chỉ | 62 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (viết tắt là BCHTWĐ hoặc Trung ương Đoàn) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữa hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có nhiệm kỳ 5 năm và do Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bầu.
Đứng đầu Ban chấp hành Trung ương Đoàn là Bí thư thứ nhất thường là Ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết, một số trường hợp đặc biệt là Ủy viên Trung ương Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn hiện tại là khóa XII có nhiệm kỳ từ 2022 - 2027, có 144 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.[1]
Nhiệm vụ và quyền hạn[sửa | sửa mã nguồn]
Ban chấp hành Trung ương Đoàn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Ban Chấp hành Trung ương Đoàn là cơ quan đại diện của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong mối quan hệ công tác với các cơ quan Đảng, Nhà nước và các thành viên của hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đoàn.
- Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có nhiệm vụ chấp hành Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc, lãnh đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội; tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu toàn quốc; kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
- Quyết định Quy chế hoạt động và chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hằng năm; quyết định Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đoàn; kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ, chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Việc tổng kết, xây dựng chương trình công tác hằng năm xong trước ngày 20/12.
- Xem xét thí điểm một số chủ trương mới xuất phát từ thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
- Xem xét cho ý kiến các báo cáo định kỳ hàng năm, báo cáo giữa và cuối nhiệm kỳ, báo cáo bất thường của Ban Thường vụ, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đoàn. Góp ý kiến đối với báo cáo công tác giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ của các đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn.
- Bầu Ban Thường vụ, Bí thư thứ nhất, các Bí thư Trung ương Đoàn; bầu Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đoàn và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đoàn; lập ra Hội đồng Đội Trung ương; quyết định việc cho rút tên và bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành và các chức danh khác trong Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; quyết định kỷ luật và xem xét giải quyết khiếu nại kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đoàn.
- Quyết định triệu tập và chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đoàn; giới thiệu nhân sự để bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Xem xét và quyết định điều chỉnh nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ Đại hội Đoàn cấp tỉnh khi cần.
- Giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các nội dung có liên quan trực tiếp đến công tác Đoàn, Hội, Đội và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực phụ trách. Phản biện xã hội đối với các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, Hội, Đội. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội.
- Thực hiện tự phê bình, phê bình, chất vấn và trả lời chất vấn trong các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Thảo luận và quyết định những vấn đề khác do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đề nghị.
Chế độ họp[sửa | sửa mã nguồn]
Phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được gọi là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Hội nghị được tổ chức thường kỳ 6 tháng 1 lần, họp bất thường khi cần thiết.
Ban Thường vụ điều hành Hội nghị Trung ương Đoàn. Kết thúc Hội nghị, Trung ương Đoàn biểu quyết nghị quyết hội nghị, ủy nhiệm Ban Thường vụ hoàn chỉnh nghị quyết ban hành.
Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn được mời tham dự Hội nghị, trừ nội dung Trung ương Đoàn bàn riêng.
Ủy viên Trung ương Đoàn[sửa | sửa mã nguồn]
Cơ cấu[sửa | sửa mã nguồn]
Ủy viên Trung ương Đoàn thường được phân theo khối làm việc để đề cử, ứng cử và bầu cử. Các khối làm việc gồm:
- Khối cơ quan Trung ương Đoàn
- Khối Tỉnh, Thành Đoàn trực thuộc Trung ương
- Khối Quân đội-Công an (gọi tắt khối lực lượng vũ trang)
- Khối Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam-Hội Sinh viên Việt Nam-Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- Khối cán bộ Đoàn các tập đoàn kinh tế tiêu biểu-cán bộ tiêu biểu cấp huyện
Các Ủy viên Trung ương do Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bầu với nhiệm kỳ 5 năm.
Nhiệm vụ và quyền hạn[sửa | sửa mã nguồn]
Ủy viên Trung ương Đoàn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Có quyền ứng cử, đề cử vào Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn và xin rút tên khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, các chức danh lãnh đạo của Đoàn.
- Có quyền chất vấn và được tra lời chất vấn về những nội dung liên quan tới hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn, các cá nhân Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khác. Đồng thời có trách nhiệm trả lời chất vấn về các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Định kỳ hành năm, kiểm điểm việc thực hiện trách nhiệm được giao, phẩm chất đạo đức, lối sống theo hướng dẫn của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
- Chấp hành nghiêm Điều lệ Đoàn, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc, các nghị quyết, quyết định và chủ trương công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn; Có trách nhiệm quán triệt và tổ chức thực hiện tốt những nội dung chương trình công tác của Đoàn thuộc lĩnh vực, địa phương, đơn vị công tác hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Tham dự đầy đủ các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương (trường hợp xin phép phải được Ban Bí thư Trung ương Đoàn chấp thuận); có trách nhiệm thảo luận và quyết định các vấn đề của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Tham gia hoạt động trong các tiểu ban, các tổ công tác hoặc các hình thức khác do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn thành lập và có trách nhiệm giải quyết công việc được giao theo thẩm quyền.
- Đề xuất với Ban Bí thư, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về các chủ trương, chương trình hoạt động liên quan đến lĩnh vực, địa phương được phân công phụ trách.
- Được cung cấp và yêu cấu cung cấp thông tin về tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, hoạt động của Hội, Đội và việc thực hiện các Nghị quyết của Đoàn.
Ban Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm: Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm: Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Công bố danh sách 144 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XII”. Cổng thông tin điện tử Trung ương Đoàn. 16 tháng 12 năm 2022.