Danh sách Thủ tướng Ấn Độ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ là người đứng đầu chính phủ Ấn Độ. Trong Hệ thống nghị viện Ấn Độ, Hiến pháp quy định Tổng thống Ấn Độnguyên thủ quốc gia theo luật định nhưng quyền điều hành trên thực tế được trao cho thủ tướng và hội đồng Bộ trưởng. Chức danh Thủ tướng, được chỉ định và tuyên thệ bởi Tổng thống, luôn dành cho người đứng đầu chính đảng hoặc liên minh chiếm đa số ghế ở Lok Sabha, tức hạ viện của Quốc hội Ấn Độ.[1] Kể từ năm 1947, Ấn Độ đã có 14 thủ tướng khác nhau, trong đó Gulzarilal Nanda giữ chức vụ này hai lần, và 6 người đã hoàn thành ít nhất 1 nhiệm kỳ, lãnh đạo quốc gia trong khoảng 60 năm.[2] Thủ tướng đầu tiên là Jawaharlal Nehru của Đảng Quốc Đại, tuyên thệ nhậm chức ngày 15 tháng 8 năm 1947 khi Ấn Độ giành được độc lập từ Raj thuộc Anh.[3] Nắm quyền cho đến khi qua đời tháng 5 năm 1964, Nehru là thủ tướng cầm quyền lâu nhất của Ấn Độ. Sau đó một lãnh đạo khác của Đảng Quốc Đại là Lal Bahadur Shastri đã kế nhiệm và nắm quyền trong 1 năm 7 tháng (cho đến khi qua đời).[4] Con gái của Nehru là Indira Gandhi kế nhiệm Shastri năm 1966 để trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của đất nước.[5] Mười một năm sau, bà thất bại trong cuộc tổng tuyển cử và quyền lực đựoc trao cho Đảng Janata, lãnh đảo của đảng này là Morarji Desai trở thành thủ tướng đầu tiên không đến từ Đảng Quốc Đại.[6] Sau khi Desai từ chức năm 1979, cựu phó thủ tướng của ông là Charan Singh tạm nắm quyền trong 6 tháng trước khi Indira Gandhi được bầu làm thủ tướng một lần nữa.[7] Giai đoạn cầm quyền thứ 2 của bà kéo dài 5 năm, tới ngày 31 tháng 10 năm 1984, khi bà bị ám sát bởi đám cận vệ người Sikh.[5] Con trai của bà là Rajiv Gandhi sau này trở thành thủ tướng trẻ nhất Ấn Độ và là người thứ 3 trong gia đình vươn tới chức danh này. Các thành viên của gia tộc Nehru-Gandhi đã nắm chức Thủ tướng tổng cộng 37 năm 303 ngày.[8]

Nhiệm kỳ 5 năm của Rajiv kết thúc với việc quan chức cũ trong nội các của ông, Vishwanath Pratap Singh của Đảng Janata Dal, thành lập chính phủ liên minh Mặt trận Quốc gia tồn tại một năm vào năm 1989. Một cuộc gián đoạn kéo dài bảy tháng dưới thời thủ tướng Chandra Shekhar, sau đó đảng Quốc Đại trở lại lên nắm quyền, thành lập chính phủ do PV Narasimha Rao lãnh đạo vào tháng 6 năm 1991.[9] Tiếp nối nhiệm kỳ 5 năm của Rao là liên tiếp bốn chính phủ tồn tại trong thời gian ngắn — Atal Bihari Vajpayee từ Đảng Bharatiya Janata (BJP) nắm quyền 13 ngày vào năm 1996, hai thủ tướng của Mặt trận Thống nhất là HD Deve GowdaInder Kumar Gujral nắm quyền mỗi người 1 năm, sau đó Vajpayee một lần nữa làm thủ tướng trong 19 tháng giai đoạn 1998–1999.[9] Sau khi Vajpayee tuyên thệ nhậm chức lần thứ ba, vào năm 1999, ông đã lãnh đạo chính phủ Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) của mình hoàn thành nhiệm kỳ 5 năm, là liên minh không thuộc Đảng Quốc Đại đầu tiên có thành tích này.[10] Vajpayee được kế nhiệm bởi Manmohan Singh từ Đảng Quốc Đại, chính phủ Liên minh Tiến bộ Thống nhất của Singh đã nắm quyền trong 10 năm từ năm 2004 đến năm 2014.[11] Thủ tướng đương nhiệm của Ấn Độ là Narendra Modi, người đã đứng đầu chính phủ NDA do BJP lãnh đạo kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2014, đây là chính phủ độc đảng đa số đầu tiên không phải Đảng Quốc Đại.[12] Vào tháng 8 năm 2020, Modi trở thành thủ tướng không thuộc Đảng Quốc Đại nắm quyền lâu nhất của Ấn Độ.[13]

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

  •   Quyền thủ tướng
  •   Đảng Samajwadi Janata (Rashtriya) (1 Thủ tướng)
  •   Đảng Bharatiya Janata (2 Thủ tướng)
  •   Đảng Quốc Đại[a] (6 Thủ tướng + 1 quyền Thủ tướng[b])
  •   Janata Dal (3 Thủ tướng)
  •   Đảng Janata (1 Thủ tướng)
  •   Đảng Janata Party (thế tục) (1 Thủ tướng)
STT Hình ảnh Tên

(Sinh–Mất)

Đảng Nhiệm kỳ[15] Thời gian tại nhiệm Lok Sabha[c] Nội các Chỉ định bởi
Bắt đầu Kết thúc
1 Jawaharlal Nehru Nehru, JawaharlalJawaharlal Nehru
(1889–1964)
Đảng Quốc Đại 15/08/1947 15/04/1952 16 năm, 286 ngày Quốc hội Lập hiến[d] Nehru I Bá tước Mountbatten của Miến Điện
15/04/1952 17/04/1957 Thứ nhất Nehru II Prasad, RajendraRajendra Prasad
17/04/1957 2/04/1962 Thứ hai Nehru III
02/04/1962 27/05/1964 Thứ ba Nehru IV
Nanda, GulzarilalGulzarilal Nanda
(1898–1998)
Đảng Quốc Đại 27/05/1964 9/06/1964 13 ngày Nanda I Radhakrishnan, SarvepalliSarvepalli Radhakrishnan
2 Shastri, Lal BahadurLal Bahadur Shastri
(1904–1966)
Đảng Quốc Đại 09/06/1964 11/01/1966 1 năm, 216 ngày Shastri
Nanda, GulzarilalGulzarilal Nanda
(1898–1998)
Đảng Quốc Đại 11/01/1966 24/01/1966 13 ngày Nanda II
3 Gandhi, IndiraIndira Gandhi
(1917–1984)
Đảng Quốc Đại 24/01/1966 4/03/1967 11 năm, 59 ngày Indira I
Đảng Quốc Đại (R) 4/03/1967 15/03/1971 Thứ tư
15/03/1971 24/03/1977 Thứ năm Indira II Giri, V. V.V. V. Giri
4 Desai, MorarjiMorarji Desai
(1896–1995)
Đảng Janata 24/03/1977 28/07/1979[TC] 2 năm, 126 ngày Thứ sáu Desai Jatti, B. D.B. D. Jatti
(quyền)
5 Singh, CharanCharan Singh
(1902–1987)
Đảng Janata (thế tục) 28/07/1979 14/01/1980[TC] 170 ngày Charan Reddy, Neelam SanjivaNeelam Sanjiva Reddy
(3) Gandhi, IndiraIndira Gandhi
(1917–1984)
Đảng Quốc Đại (I) 14/01/1980[§] 31/10/1984 4 năm, 291 ngày Thứ bảy Indira III
6 Gandhi, RajivRajiv Gandhi
(1944–1991)
Đảng Quốc Đại (I) 31/10/1984 31/12/1984 5 năm, 32 ngày Rajiv Singh, ZailZail Singh
31/12/1984 2/12/1989 Thứ tám
7 Singh, Vishwanath PratapVishwanath Pratap Singh
(1931–2008)
Janata Dal
(Mặt trận Quốc gia)
2/12/1989 10/11/1990[BTN] 343 ngày Thứ chín Vishwanath Venkataraman, R.R. Venkataraman
8 Shekhar, ChandraChandra Shekhar
(1927–2007)
Đảng Samajwadi Janata (Rashtriya)
10/11/1990 21/06/1991[TC] 223 ngày Chandra Shekhar
9 Narasimha Rao, P. V.P. V. Narasimha Rao
(1921–2004)
Đảng Quốc Đại (I) 21/06/1991 16/05/1996 4 năm, 330 ngày Thứ 10 Rao
10 Vajpayee, Atal BihariAtal Bihari Vajpayee
(1924–2018)
Đảng Bharatiya Janata 16/05/1996 1/06/1996[TC] 16 ngày Thứ 11 Vajpayee I Sharma, Shankar DayalShankar Dayal Sharma
11 Deve Gowda, H. D.H. D. Deve Gowda
(1933–)
Janata Dal
(Mặt trận Thống nhất)
1/06/1996 21/04/1997[TC] 324 ngày Deve Gowda
12 I.K. Gujral Gujral, Inder KumarInder Kumar Gujral
(1919–2012)
Janata Dal
(Mặt trận Thống nhất)
21/04/1997 19/03/1998 332 ngày Gujral
(10) Vajpayee, Atal BihariAtal Bihari Vajpayee
(1924–2018)
Bharatiya Janata Party
(Liên minh Dân chủ Quốc gia)
19/03/1998[§] 10/10/1999 6 năm, 64 ngày Thứ 12 Vajpayee II Narayanan, K. R.K. R. Narayanan
10/10/1999 22/05/2004 Thứ 13 Vajpayee III
13 Manmohan Singh Singh, ManmohanManmohan Singh
(1932–)
Indian National Congress
(Liên minh Tiến bộ Thống nhất)
22/05/2004 22/05/2009 10 năm, 4 ngày Thứ 14 Manmohan I Kalam, A. P. J. AbdulA. P. J. Abdul Kalam
22/05/2009 26/05/2014 Thứ 15 Manmohan II Patil, PratibhaPratibha Patil
14 Narendra Modi Narendra Modi
(1950–)
Bharatiya Janata Party
(Liên minh Dân chủ Quốc gia)
26/05/2014 30/05/2019 9 năm, 327 ngày Thứ 16 Modi I Mukherjee, PranabPranab Mukherjee
30/05/2019 Đương chức Thứ 17 Modi II Kovind, Ram NathRam Nath Kovind

Số liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các Thủ tướng theo thời gian tại nhiệm
STT Tên Đảng Thời gian tại nhiệm
Thời gian tại nhiệm liên tục dài nhất Tổng thời gian tại nhiệm
1 Nehru, JawaharlalJawaharlal Nehru INC 16 năm, 286 ngày 16 năm, 286 ngày
2 Gandhi, IndiraIndira Gandhi INC/INC(I)/INC(R) 11 năm, 59 ngày 15 năm, 350 ngày
3 Singh, ManmohanManmohan Singh INC 10 năm, 4 ngày 10 năm, 4 ngày
4 Modi, NarendraNarendra Modi BJP 9 năm, 327 ngày 9 năm, 327 ngày
5 Vajpayee, Atal BihariAtal Bihari Vajpayee BJP 6 năm, 64 ngày 6 năm, 80 ngày
6 Gandhi, RajivRajiv Gandhi INC(I) 5 năm, 32 ngày 5 năm, 32 ngày
7 Rao, P. V. NarasimhaP. V. Narasimha Rao INC(I) 4 năm, 330 ngày 4 năm, 330 ngày
8 Desai, MorarjiMorarji Desai JP 2 năm, 126 ngày 2 năm, 126 ngày
9 Shastri, Lal BahadurLal Bahadur Shastri INC 1 năm, 216 ngày 1 năm, 216 ngày
10 Singh, Vishwanath PratapVishwanath Pratap Singh JD 343 ngày 343 ngày
11 Gujral, Inder KumarInder Kumar Gujral JD 332 ngày 332 ngày
12 Deve Gowda, H. D.H. D. Deve Gowda JD 324 ngày 324 ngày
13 Shekhar, ChandraChandra Shekhar SJP(R) 223 ngày 223 ngày
14 Singh, CharanCharan Singh JP(S) 170 ngày 170 ngày
Tạm quyền Nanda, GulzarilalGulzarilal Nanda INC 13 ngày 26 ngày
Dòng thời gian
Narendra ModiManmohan SinghAtal Bihari VajpayeeInder Kumar GujralH. D. Deve GowdaAtal Bihari VajpayeeP. V. Narasimha RaoChandra ShekharVishwanath Pratap SinghRajiv GandhiIndira GandhiCharan SinghMorarji DesaiIndira GandhiGulzarilal NandaLal Bahadur ShastriGulzarilal NandaJawaharlal Nehru
Danh sách đảng phái theo tổng thời gian có các thành viên đứng đầu Văn phòng Chính phủ (tính đến 01/08/2021)
STT Đảng Số Thủ tướng Tổng số năm nắm giữ Văn phòng Thủ tướng
1 INC/INC(I)/INC(R) 6 (+1 quyền) 54 năm, 123 ngày
2 BJP 2 13 năm, 147 ngày
3 JD 3 2 năm, 269 ngày
4 JP 1 2 năm, 126 ngày
5 SJP(R) 1 223 ngày
6 JP(S) 1 170 ngày
Tổng số năm có thành viên giữ chức Thủ tướng của các đảng:
10
20
30
40
50
60
INC
BJP
JD
JP
JP(S)
SJP(R)

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Được gọi là Đảng Quốc Đại (R) từ 1969–1978 và Đảng Quốc Đại (I) từ 1978–96. [14]
  2. ^ Gulzarilal Nanda 2 lần được chỉ định làm quyền Thủ tướng Ấn Độ sau cái chết của 2 Thủ tướng.
  3. ^ Dù thủ tướng có thể là thành viên bất kỳ viện nào trong lưỡng viện, họ phải được Lok Sabha tín nhiệm. Sau khi Lok Sabha giải tán, thủ tướng mãn nhiệm sẽ tại nhiệm đến khi người kế nhiệm tuyên thệ nhậm chức.
  4. ^ Quốc hội Lập hiến Ấn Độ bao gồm 389 thành viên được các hội đồng tỉnh bầu vào năm 1946 theo thể chế một phiếu nhượng quyền được. Quốc hội này đã được Nghị viện Lâm thơi thay thế sau khi Hiến pháp được phê chuẩn vào ngày 26 tháng 1 năm 1950 cho đến khi cuộc tổng tuyển cử đầu tiên.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Pylee, M.V. (2003). Constitutional Government in India. S. Chand Publishing. tr. 252. ISBN 9788121922036. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ Mahurkar, Uday (15 tháng 5 năm 1996). “At 98, two-time interim PM Gulzarilal Nanda is the epitome of Gandhian ideals”. India Today. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019.
  3. ^ Ramasheshan, Radhika (26 tháng 1 năm 2012). “Why January 26: the history of the day”. The Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019.
  4. ^ Malhotra, Inder (15 tháng 1 năm 1995). “Book review: Lal Bahadur Shastri Prime Minister of India 1964-66: A Life of Truth in Politics”. India Today. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ a b Vijaykumar, Neeti (19 tháng 1 năm 2017). “Today in 1966: Indira Gandhi becomes Prime Minister”. The Week. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019.
  6. ^ “Before Modi, there was Morarjibhai”. Rediff.com. 7 tháng 4 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019.
  7. ^ “JD-U demands Bharat Ratna to former PM Charan Singh”. The Economic Times. 21 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2018.
  8. ^ Denyer, Simon (2 tháng 12 năm 2011). “In India, next generation of Gandhi dynasty”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2016.
  9. ^ a b Iype, George (3 tháng 5 năm 2004). “What the former PMs are doing”. Rediff.com. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019.
  10. ^ Ghosh, Deepshikha (16 tháng 8 năm 2018). “Atal Bihari Vajpayee: The 3-Time PM Who Captivated India With His Oratory”. NDTV. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019.
  11. ^ “PM Modi, Rahul Gandhi Greet Manmohan Singh On His 86th Birthday”. Outlook. 26 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2019.
  12. ^ Panda, Ankit (16 tháng 5 năm 2014). “BJP, Modi Win Landslide Victory in Indian Elections”. The Diplomat. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2016.
  13. ^ Sharma, Akhilesh; Dutta Roy, Divyanshu (13 tháng 8 năm 2020). “PM Modi Becomes Longest Serving Non-Congress Prime Minister”. NDTV. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2021.
  14. ^ Statistical Report on General Elections, 1980 to the Seventh Lok Sabha (PDF). New Delhi: Election Commission of India. tr. 1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ “Former Prime Ministers”. PM India. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]