Bước tới nội dung

Giáo sư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ GS)
Giáo sư
Giáo sư, nhà khoa học Albert Einstein
Nghề nghiệp
TênGiáo sư
Loại nghề nghiệp
Giáo dục, nhà nghiên cứu khoa học, Giảng viên
Ngành nghề hoạt động
Học giả
Mô tả
Năng lựcKiến thức học thuật, nghiên cứu, soạn thảo bài báo khoa học, viết các chương sách, giảng dạy
Yêu cầu học vấn
Bằng thạc sĩ, bằng tiến sỹ (e.g., Ph.D.), bằng cấp chuyên nghiệp và các bằng cấp cao khác
Lĩnh vực
việc làm
Học giả
Nghề liên quan
Giáo viên, Giảng viên, Độc giả, nhà nghiên cứu

Giáo sư (viết tắt: GS) hay Professor (viết tắt: Prof.) là một học hàm ở các trường đại học, các cơ sở giáo dục, các học viện và trung tâm nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo nghĩa đen, Từ Professor (giáo sư) bắt nguồn từ tiếng Latinh "person who professes" nghĩa là một chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật hoặc khoa học, hoặc một giảng viên có trình độ chuyên môn cao,[1] nhưng đôi khi chức danh giáo sư lại được xem là một danh hiệu đánh giá tố chất của một con người.

Ở phần lớn thế giới, từ "giáo sư" không có tiêu chuẩn được sử dụng chính thức để chỉ ra cấp bậc học vấn cao nhất.

Các giáo sư thường tiến hành nghiên cứu ban đầu và giảng dạy các khóa học ở đại học, sau đại học hoặc các lĩnh vực trong chuyên môn của họ. Ở các trường đại học có chương trình cấp bằng sau đại học, giáo sư có thể cố vấn và giám sát sinh viên tốt nghiệp tiến hành nghiên cứu luận án hoặc luận văn.

Ở các nước Âu Mỹ, các giáo sư thường có bằng tiến sĩ hoặc bằng cấp cao khác. Một số giáo sư có bằng thạc sĩ hoặc bằng cấp chuyên nghiệp, chẳng hạn như Bằng M.D. (Doctor of Medicine), là trình độ cao nhất của họ. Giáo sư không phải là một học hàm hay một chức danh khoa học mà là một chức vụ giảng dạy, có trách nhiệm lớn trong trường đại học, có nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, và thường do các trường đại học tự chọn lựa và quyết định.

Phó Giáo sư (associate professor) là một chức danh khoa học dành cho người nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học, sau đại học nhưng ở cấp thấp hơn giáo sư (professor). Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Phó Giáo sư còn được gọi là "Giáo sư cấp I". Nhưng thực tế thường bị "mất" đi cái đuôi "cấp I" nên để tránh nhầm lẫn với Giáo sư (professor), thì từ năm 1988 đã có quy định thống nhất chỉ dùng chức danh "Phó Giáo sư", mà không dùng "Giáo sư cấp I" nữa.

Việt Nam: Giáo sư trước năm 1975 được gọi, để chỉ các nhà giáo giảng dạy trong các trường đại học. Hiện nay, khác với các nước khác, Giáo sư (professor) là tên gọi một chức danh được nhà nước phong tặng nhưng lại không có quyền hạn, nhiệm vụ nào rõ ràng với chức danh đó.[2] Ở Việt Nam sau 24 đợt xét phong từ năm 1980 đến năm 2015, tổng số lượt GS, PGS đã được công nhận là 11.619, trong đó có 1.680 GS và 9.939 PGS.  Riêng năm 2016 có thêm 65 GS và 638 PGS được công nhận.[3] Không ít vị trong số đó là quan chức, có người không liên quan gì đến giảng dạy và nghiên cứu,[4] và chỉ có khoảng hơn 4.100 người làm trong các đại học.[5] GS Hoàng Tuỵ cho rằng nên thay đổi cơ chế xét duyệt vả có thể đến 1/3 số GS, PGS nên bị thu hồi chức danh.[6]

Ở các nước Đông Âu, Liên bang NgaSNG, thì giáo sư là một chức vụ giảng dạy (tại một bộ môn nào đó do hội đồng chuyên ngành quyết định) hoặc chức danh khoa học (do hội đồng giáo dục và khoa học liên bang công nhận) tùy vào thời gian, thành tích giảng dạy đại học, sau đại học và công trình khoa học của các giảng viên có học vị tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ "giáo sư" trong tiếng Việt bắt nguồn từ hai chữ 教師. Từ professor trong tiếng Anh được sử dụng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIV có nghĩa là "người truyền dạy một ngành kiến thức" từ tiếng La Tinh "person who professes to be an expert in some art or science".

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tranh vẽ của họa sĩ Ý Laurentius de Voltolina khoảng năm 1233

Các giáo sư là những chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực của họ, họ thường thực hiện một số hoặc tất cả các nhiệm vụ sau:

  • Quản lý giảng dạy, nghiên cứu và xuất bản sách, bài báo tại các sở của họ (ở các nước có mỗi giáo sư đứng đầu một khoa);
  • Thực hiện các bài giảng và hội thảo chuyên ngành (ví dụ như "tuyên xưng"), chẳng hạn như lĩnh vực toán học, khoa học, nhân văn, khoa học xã hội, giáo dục, văn học, âm nhạc hoặc các lĩnh vực ứng dụng kỹ thuật, thiết kế, y khoa, điều dưỡng, Kinh doanh;
  • Thực hiện, dẫn dắt và xuất bản các nghiên cứu ban đầu tiên tiến trong các tạp chí khoa học được đánh đúng với lĩnh vực của họ;
  • Cung cấp dịch vụ cộng đồng, bao gồm các chương trình tư vấn (như tư vấn cho các tổ chức chính phủ và phi lợi nhuận) hoặc cung cấp các bình luận chuyên gia về các chương trình truyền hình, đài phát thanh hoặc các chương trình công cộng;
  • Tư vấn sinh viên sau đại học về lĩnh vực đào tạo của họ;
  • Thực hiện các chức năng hành chính hoặc quản lý, thường ở vị trí cao (ví dụ như trưởng khoa, thư viện...).
  • Đánh giá học sinh trong các lĩnh vực chuyên môn (ví dụ: thông qua kiểm tra hoặc thuyết trình).

Vai trò khác của các nhiệm vụ giáo sư phụ thuộc vào thể chế của từng học viện, các trung tâm nghiên cứu, di sản, các giao thức, địa điểm (quốc gia) và thời gian. Ví dụ, các giáo sư tại các trường đại học theo định hướng nghiên cứu ở Bắc Mỹ và, nói chung, tại các trường đại học châu Âu, được thúc đẩy chủ yếu dựa trên thành tích nghiên cứu và thành công từ bên ngoài.

Tiền lương

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng dưới đây cung cấp thông tin tiền lương của giáo sư và phó giáo sư trên thế giới. Lưu ý rằng dữ liệu này được tổng hợp vào năm 2014 (tính bằng đồng Euro) và được coi là lỗi thời đáng kể vào năm hiện tại.[7]

Triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates là một trong những giáo sư ghi chép sớm nhất.
Quốc gia Giáo sư tập sự Phó Giáo sư Giáo sư
Mỹ €46,475 €52,367 €77,061
Mỹ – Các trường ĐH hàng đầu €59,310 €68,429 €103,666
Anh €36,436 €44,952 €60,478
Anh – Các trường ĐH hàng đầu €39,855 €45,235 €84,894
Đức €33,182 €42,124 €47,894
Pháp €24,686 €30,088 €38,247
Hà Lan €34,671 €42,062 €50,847
Thụy Sỹ €78,396 €89,951 €101,493
Bỉ €32,540 €37,429 €42,535
Thụy Điển €30,005 €35,783 €42,357
Na Uy €34,947 €37,500 €45,113

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Harper, Douglas. "Professor". Online Etymology Dictionary. Truy cập 2007-07-28”.
  2. ^ “Giáo sư Ngô Bảo Châu: Ở ta, Giáo sư được nhà nước phong, nhưng không có quyền”.
  3. ^ “Từ năm 1980 đến 2015, cả nước có 11.619 GS - tuoitre.vn”.
  4. ^ Quan chức có nên 'chạy đua' làm giáo sư?
  5. ^ Ông Ngô Bảo Châu: 'Phong giáo sư ở Việt Nam khác thế giới', vnexpress, 20/09/2015
  6. ^ 1/3 giáo sư, phó giáo sư "xứng đáng" bị miễn nhiệm chức danh
  7. ^ SEO Economic Research (ngày 23 tháng 9 năm 2015). “International wage differences in academic occupations” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]