Giacomo Casanova
Giacomo Casanova | |
---|---|
![]() Chân dung Giacomo Casanova qua nét họa Francesco Narici năm 1760. | |
Sinh | Thành Venezia, Cộng hòa Venezia | 2 tháng 4 năm 1725
Mất | 4 tháng 6 năm 1798 Trấn Duchcov, xứ Böhmen | (73 tuổi)
Cha mẹ | Gaetano Casanova Zanetta Farussi |
Giacomo Girolamo Casanova (/ˌkæsəˈnoʊvə,
Toàn thể chi tiết về lai lịch của Casanova đều căn cứ theo cuốn Truyện đời tôi do chính ông là tác giả. Tác phẩm này còn là vốn tư liệu rất phong phú về bối cảnh xã hội thượng lưu Âu châu thế kỷ XVIII.[4] Bên cạnh đó, sách ghi lại chân dung rất nhiều chính khách, học giả, tác gia cho đến đàn bà phóng túng từng khuynh đảo hậu trưởng chính trị Tây Âu trước thời điểm xảy ra cách mạng Pháp.[5]
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Cậu bé Giacomo Girolamo Casanova sinh năm 1725 tại Venezia trong gia đình có 6 người con. Bố ông là vũ công Gaetano Giuseppe Giacomo Casanova còn mẹ ông là nữ tài tử Zanetta Farussi.[6][7]
Tại thời điểm Casanova sinh ra, Cộng hoà Venezia đang trong thời kỳ phát triển thịnh vượng với tư cách là thủ đô giải trí của châu Âu, cai trị bởi những người bảo thủ về chính trị và tôn giáo, chấp nhận tệ nạn xã hội để khuyến khích ngành du lịch. Đó là một điểm dừng chân bắt buộc trong trào lưu Grand Tour ở châu Âu thời bấy giờ, là chốn du ngoạn của những người đàn ông trẻ đang độ trưởng thành, đặc biệt là những người đàn ông Anh Quốc. Các Carnival nổi tiếng, các sòng bài gái giang hồ xinh đẹp là những thứ thu hút mạnh mẽ Casanova. Đây là môi trường đã tạo dựng nên con người Casanova và biến ông trở thành vị công dân đại diện nổi tiếng nhất của vùng đất này.[8]
Những năm cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Sebastian Foscarini tạ thế, Casanova tìm một công việc mới. Ông sang Böhmen xin làm thủ thư cho bá tước Joseph Karl von Waldstein, vốn là thị vệ cho hoàng đế Phổ. Mặc dù công việc mới mang lại cho ông sự an toàn và một khoản thu nhập ổn định, nhưng theo Casanova mô tả thì đây là khoảng thời gian buồn tẻ và thất vọng, mặc dù đó là thời gian hiệu quả nhất cho việc viết lách của ông.[9]
Tháng 10 năm 1787, Casanova hội ngộ Lorenzo Da Ponte ở Praha. Thậm chí có thông tin rằng ông đã dự lễ đăng cơ của hoàng đế Leopold II vào năm 1791.[10] Đến năm 1797, quân đoàn của Napoléon Bonaparte đánh chiếm Venezia, chấm dứt sự tồn tại của quốc gia này. Ngày 04 tháng 06 năm 1798, Giacomo Girolamo Casanova mất. Trước khi qua đời, ông để lại câu chân ngôn: "Ta đã sống làm triết gia mà giờ đây chết đáng danh Cơ Đốc nhân".[11] Casanova được an táng tại một địa điểm không rõ ở Duchcov.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Giacomo Casanova. |
![]() |
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
- ^ “Casanova”. The American Heritage Dictionary of the English Language (ấn bản 5). Boston: Houghton Mifflin Harcourt. 2014. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Casanova”. Collins English Dictionary. HarperCollins. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
- ^ "Casanova, Giovanni Jacopo" Lưu trữ 2019-06-01 tại Wayback Machine (US) and “Casanova, Giovanni Jacopo”. Oxford Dictionaries Từ điển Vương quốc Anh. Oxford University Press. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2019.
- ^ Zweig, Paul (1974). The Adventurer. New York: Basic Books. tr. 137. ISBN 978-0-465-00088-3.
- ^ Casanova, Histoire de ma vie, Gérard Lahouati and Marie-Françoise Luna, ed., Gallimard, Paris (2013), Introduction, p. xxxvii.
- ^ John Masters (1969). Shooting Spain in 1428.
- ^ Childs (1988), p. 3.
- ^ Casanova (2006). History of My Life. New York: Everyman’s Library. page x. ISBN 0-307-26557-9
- ^ Masters 1969, tr. 272.
- ^ Casanova's connections with Da Ponte and Mozart are explored in Daniel E. Freeman, Mozart in Prague (2021) ISBN 978-1-950743-50-6.
- ^ Masters 1969, tr. 284.
Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]
- Bleackley, Horace, ed. (1925). Casanova in England: Being the Account of the Visit to London in 1763–4 of Giacomo Casanova, Chevalier de Seingalt. New York: Knopf.
- Montgomery, James (1950). The Incredible Casanova. Garden City, N.Y.: Doubleday & Co.
- Parker, Derek (2002). Casanova. London: Sutton Publishing. ISBN 978-0-7509-3182-3.
- Roustang, François (1998). The Quadrille of Gender: Casanova's 'Memoirs'. Vila, Anne C. biên dịch. Stanford, CA: Stanford University Press.
- Sollers, Philippe (1998). Casanova l'Admirable. Paris: Plon. ISBN 978-2-07-040891-7.
- Bolitho, William (1929). “Casanova”. Twelve Against the Gods. New York: Simon and Schuster. tr. 51–81. OCLC 600401155 – qua Internet Archive.
- Casanova, Giacomo (1966). History of My Life. 1 and 2. Trask, Willard R. biên dịch. Baltimore, MD, US: Harcourt, Brace & World. OCLC 1149512262 – qua Internet Archive. Reprinted: ISBN 0-8018-5662-0
- Childs, J. Rives (1988). Casanova, a new perspective. New York: Paragon House Publishers. ISBN 0-913729-69-8. OCLC 15520430 – qua Internet Archive.
- Codrescu, Andrei (2002). Casanova in Bohemia. New York: Free Press. ISBN 0-684-86800-8. OCLC 1029259462 – qua Internet Archive.
- Kelly, Ian (2011). Casanova: Actor, Lover, Priest, Spy. New York: Jeremy P. Tarcher/Penguin. ISBN 978-1-58542-844-1. OCLC 1285475001 – qua Internet Archive.
- Masters, John (1969). Casanova. New York: Bernard Geis Associates. ISBN 978-0-7181-0570-9. OCLC 570359581 – qua Internet Archive.
- Sabatini, Rafael (1994). Adrian, Jack (biên tập). The Fortunes of Casanova and Other Stories. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-212319-X. OCLC 27187104.
Tư liệu[sửa | sửa mã nguồn]
- Các tác phẩm của Giacomo Casanova tại Dự án Gutenberg
- Các tác phẩm của hoặc nói về Giacomo Casanova tại Internet Archive
- Tác phẩm của Giacomo Casanova trên LibriVox (sách audio thuộc phạm vi công cộng)
- Casanova Research Page tại Wayback Machine (lưu trữ tháng 2 7, 2008)
- Memoirs of Jacques Casanova de Seingalt 1725–1798 Ebook