Bước tới nội dung

Hạt Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hạt Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh

Vicariatus Apostolicus de Phnom-Penh

សាវកជំនួសរាជធានីភ្នំពេញ
Vị trí
Quốc giaCampuchia
Thống kê
Khu vực31.946 km2 (12.334 dặm vuông Anh)
Dân số
- Địa bàn
- Giáo dân
(tính đến 2010)
5.287.000
12.550 (0,2%)
Thông tin
Giáo pháiCông giáo Rôma
Giáo hội Sui iurisGiáo hội Latinh
Nghi chếNghi lễ Latinh
Thành lập30 tháng 8 năm 1850
Nhà thờ chính tòaThánh đường Thánh Giuse (Phsar Taught)
Lãnh đạo hiện tại
Giáo hoàngFranciscus
Đại diện Tông tòa Olivier Schmitthaeusler, M.E.P.
Nguyên giám mụcYves Ramousse, M.E.P. Giám quản Tông tòa (1992–2001)
Bản đồ
Map

Hạt Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh (tiếng Khmer: ព្រះសហគមន៏កាតូលិកភូមិភាគភ្នំពេញ; tiếng Latinh: Vicariatus Apostolicus de Phnom-Penh) là một hạt Đại diện Tông tòa của Giáo hội Công giáo Rôma tại Campuchia. Hạt Đại diện Tông tòa chịu sự quản lí trực tiếp của Tòa Thánh và được tiếp quản bởi Giám mục Olivier Schmitthaeusler của Hội Thừa sai Paris từ ngày 10/10/2010.[1]

Nhà thờ Thánh Giuse, Phnôm Pênh

Hạt Đại diện Tông tòa bao phủ diện tích 31,946 km² ở phía nam Campuchia, bao gồm Phnôm Pênh và các vùng đô thị lân cận như Kep, Sihanoukville, Kandal, Takéo, Kampot, Kampong SpeuKoh Kong.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 8 năm 1850, Tòa Thánh đã chia tách Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Trong để thành lập Hạt Đại diện Tông tòa Campuchia. Từ năm 1860, Hạt Đại diện Tông tòa phụ trách luôn cả vùng Phsar Dek, Châu ĐốcSóc Trăng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam. Vào năm 1924, tên đã được đổi thành Hạt Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh. Vào ngày 20 tháng 9 năm 1955, Hạt Đại diện Tông tòa chia tách phần địa giới ở Việt Nam để thành lập Hạt Đại diện Tông tòa Cần Thơ. Sau khi chia tách, Hạt Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh còn lại phần địa giới toàn bộ Campuchia. Vào năm 1968, Hạt Đại diện Tông tòa được chia làm 3 phần, với vùng tây bắc trở thành Hạt Phủ doãn Tông tòa Battambang và vùng đông bắc trở thành Hạt Phủ doãn Tông tòa Kampong Cham.

Khi Khmer Đỏ lên nắm quyền, toàn bộ hoạt động tôn giáo bị ngăn cấm, và nhiều người Công giáo bị bức hại, đặc biệt là linh mục và các chức sắc Công giáo. Ngoài ra toàn bộ lượng người Việt theo Công giáo, thành phần Công giáo chiếm đa số ở Campuchia hoặc là bị xử tử, hoặc là bị trục xuất. Gần như toàn bộ số nhà thờ đều bị phá hủy. Lượng người Công giáo Hạt Đại diện Tông tòa quản lí sụt giảm từ 30 nghìn xuống mức ít hơn 10 nghìn tín đồ. Vào năm 1989, hiến pháp mới của Campuchia cho phép tự do tôn giáo trở lại, tuy nhiên các hoạt động truyền giáo vẫn bị ngăn cấm bởi Hội đồng Bộ trưởng Campuchia. Vào tháng 3/1990, chính phủ Campuchia đã cho phép một nhóm người Công giáo tổ chức lễ Phục Sinh, sự kiện tôn giáo công cộng đầu tiên ở Campuchia sau 15 năm.[2]

Vào ngày 24/12/2009, linh mục người Pháp Olivier Schmitthaeusler thuộc Hội Thừa sai Paris được chỉ định làm Giám mục phó Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh hiệu tòa Catabum Castra. Ông đã trở thành Giám mục hiệu tòa Destombes vào ngày 1/10/2010.

Vào ngày 1/5/2015, Hội đồng Giám mục Campuchia mở một cuộc điều tra chính thức để xem xét tuyên tử đạo ở Tangkok, Kampong Thom, nơi Giám mục Giuse Chhmar Salas qua đời trong nhà tù Khmer Đỏ vào năm 1977. Cuộc điều tra đã xem xét lựa chọn tuyên tử đạo cho ít nhất 34 người bị xử tử hoặc ép chết từ tháng 4/1975 đến năm 1978.

Các đời Giám mục quản nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú
Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên
1 † Jean-Claude Miche 1850-1869
2 † Marie-Laurent Cordier 1882-1895
3 † Jean-Baptiste Grosgeorge 1896 - 1902
4 † Jean-Claude Bouchut 1902-1924
Hạt Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh
Jean-Claude Bouchut 1924-1928
5 † Valentin Herrgott 1928 - 1936
6 † Jean-Baptiste-Maximilien Chabalier 1937 - 1955
7 † Gustave-André-Ferdinand Raballand 1956 - 1962
8 † Yves Ramousse 1962 - 1976
9 † Giuse Chhmar Salas 1976 - 1977
(8) † Yves Ramousse 1992 - 2001
10 † Emile Destombes 1997-2010
11 Olivier Schmitthaeusler 2009 - nay

Ghi chú:

  • : Giám quản tông tòa, Đại diện tông tòa

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bishop Olivier Michel Marie Schmitthaeusler, M.E.P. Catholic Hierarchy Database. MicroData Summary for Olivier Michel Marie Schmitthaeusler. Link retrieved on 8 May 2015.
  2. ^ Post Staff (25/3/2005). “Vanquished in the 70s, Catholic Church still on the mend”. The Phnom Penh Post. Post Media Co Ltd. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]