Hạt hướng dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hạt hướng dương đã bóc vỏ (trái) và chưa bóc vỏ (phải)
Bông hoa hướng dương tàn đi và tạo ra quả

Hạt hướng dương là hạt từ cây hướng dương (Helianthus annuus). Những bông hoa hướng dương nở ra, trong nhụy mọc lên quả có hình dáng giống hạt nên được gọi là "hạt". Có ba loại hạt thường thấy là: giàu linoleic (phổ biến nhất), giàu oleic và hạt tạo dầu. Hạt hướng dương đen, cứng được dùng để ép lấy dầu, trong khi hạt đen sọc trắng (hoặc đen tuyền) dùng để làm đồ ăn vặt.

Ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh làm đồ ăn, hạt hướng dương cũng được dùng để ép lấy dầu. Dầu hướng dương là sản phẩm từ việc chiết xuất dầu từ hạt của nó. Loại dầu này dùng để chiên rán thực phẩm hoặc để trang điểm, làm nhiên liệu, v.v.. Dầu hướng dương được sản xuất và sử dụng lần đầu vào năm 1835 tại Nga.

Dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt hướng dương (bóc vỏ, sấy khô)
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng2.445 kJ (584 kcal)
20 g
Đường2.62 g
Chất xơ8.6 g
51.46 g
Chất béo bão hòa4.455 g
Chất béo không bão hòa đơn18.528 g
Chất béo không bão hòa đa23.137 g
20.78 g
Vitamin
Thiamine (B1)
(129%)
1.48 mg
Riboflavin (B2)
(30%)
0.355 mg
Niacin (B3)
(56%)
8.335 mg
Pantothenic acid (B5)
(23%)
1.13 mg
Vitamin B6
(103%)
1.345 mg
Folate (B9)
(57%)
227 μg
Choline
(11%)
55.1 mg
Vitamin C
(2%)
1.4 mg
Vitamin E
(234%)
35.17 mg
Chất khoáng
Canxi
(8%)
78 mg
Sắt
(40%)
5.25 mg
Magiê
(92%)
325 mg
Mangan
(93%)
1.95 mg
Phốt pho
(94%)
660 mg
Kali
(14%)
645 mg
Natri
(1%)
9 mg
Kẽm
(53%)
5 mg
Thành phần khác
Nước4.7 g

Tỷ lệ phần trăm xấp xỉ gần đúng sử dụng lượng hấp thụ thực phẩm tham chiếu (Khuyến cáo của Hoa Kỳ) cho người trưởng thành.

Hạt hướng dương chứa nhiều vitamin Efolate. Vitamin E tốt cho tim mạch, bảo vệ màng tế bào não, chống viêm sưng. Trong khi đó, folate (hay axit folic, vitamin B9) giúp tạo và duy trì tăng trưởng các tế bào, đồng thời tạo DNA và RNA (các khối xây dựng của tế bào) và ngăn ngừa thay đổi DNA bất thường gây ra ung thư.[1][2]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng sản lượng hạt hướng dương 2014
Quốc gia Sản lượng
(triệu tấn)
 Ukraina
10,1
 Nga
8,5
 Trung Quốc
2,4
 Bulgaria
2,3
 România
2,2
 Argentina
2,1
Toàn cầu
41,4
Nguồn: FAOSTAT, Liên Hợp Quốc[3]

Năm 2014, tổng sản lượng hạt hướng dương toàn cầu là 41,4 triệu tấn, trong đó Ukraine dẫn đầu với 24% sản lượng, Nga chiếm 21%. Trung Quốc, Romania và Argentina cũng có những đóng góp đáng kể.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Sunflower Seeds, Pistachios Among Top Nuts For Lowering Cholesterol”. Science Daily. ngày 7 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ “Hạt hướng dương tốt cho sức khỏe - vnexpress.net”. 6 tháng 2 năm 2019. Truy cập 11 tháng 2 năm 2019.
  3. ^ “Crops/World Regions/Production Quantity/2014 from pick lists for sunflower seeds”. UN Food and Agriculture Organization Corporate Statistical Database (FAOSTAT). 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]