Bước tới nội dung

Hết nước đi (cờ vua)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
abcdefgh
8
f8 white queen
g8 black bishop
h8 black king
g7 black cross
h7 black pawn
h6 white pawn
g1 white king
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Ví dụ quân Đen bị hết nước đi.

Trong cờ vua, hết nước đi là tình thế người chơi đến lượt đi không bị chiếu, nhưng cũng không thể thực hiện bất kì nước đi nào đúng luật. Nghĩa là các quân của người đó hoặc là bị chặn, hoặc nếu đi thì sẽ dẫn đến Vua bị bắt, mặc dù hiện tại thì Vua không bị chiếu. Trong trường hợp này thì kết quả được tính là hòa.

Trên thực tế, trong hầu hết các thế cờ hết nước đi bên hết nước đi chỉ gồm có Vua và Tốt. Sự có mặt của quân cờ khác thường là để che Vua khỏi nước chiếu của bên đối phương. Ở ví dụ hình bên, quân Đen bị hết nước đi vì Tốt bị chặn không di chuyển được, Tượng che cho Vua cũng không di chuyển được và Vua Đen không thể đi vào ô g7 (ô có đánh dấu ×) vì sẽ bị Hậu trắng hoặc Tốt trắng bắt. Ngoài ra, khi hòa cờ sẽ không tính tổng số điểm của các quân trên bàn cờ để phân định thắng thua.

Các ví dụ

[sửa | sửa mã nguồn]
abcdefgh
8
g8 black knight
h8 white bishop
g7 white pawn
h7 white rook
g6 white pawn
h6 white queen
g5 white pawn
h5 white bishop
g4 white pawn
h4 white king
g3 white pawn
h3 white rook
h2 white pawn
g1 black king
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Một thế cờ giả tưởng trong đó quân Trắng bị hết nước đi. Ở đây tất cả các quân Trắng đều bị chặn và không có quân nào đang chiếu Vua trắng.

Một trong số các kĩ thuật thủ hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi xảy ra hết nước đi, ván cờ được coi là hòa. Cùng với chiếu vĩnh cửu, hết nước đi là cách một kì thủ tránh khỏi trận thua khi rơi vào thế cờ yếu hơn.

Trong các loại cờ khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong makruk, hết nước đi vẫn xử hoà như trong cờ vua. Trong cờ tướng, bên hết nước đi sẽ bị xử thua. Trong shogi, tình trạng hết nước đi là rất khó để xảy ra. Trong janggi, tình trạng hết nước đi là không thể xảy ra.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]