Hồng Vân, Thường Tín

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hồng Vân
Xã Hồng Vân
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnThường Tín
Khác
Mã hành chính10207[1]

Hồng Vân là một xã thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hồng Vân nằm ở phía đông của huyện Thường Tín, cách trung tâm thành phố Hà Nội 18 km về phía nam, với chiều dài hơn 4,5 km, chiều rộng khoảng 2 km, có vị trí địa lý:

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Là một xã đồng bằng, địa hình của xã phân bố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, thuận lợi cho việc tưới tiêu chủ động. Địa hình nhìn chung bằng phẳng, độ cao giữa các phần lãnh thổ chênh lệch không đáng kể.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hồng Vân cũng như nhiều địa phương khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Nhiệt độ:

  • Nhiệt độ trung bình năm 23,80C
  • Nhiệt độ trung bình cao nhất 35 °C - 370C (tháng 6 - tháng 8), thường kèm theo mưa to.
  • Nhiệt độ trung bình thấp nhất có năm xuống dưới 100C (tháng 12 đến tháng 1), có khi kèm theo sương muối.

Gió: Hướng gió chủ đạo: gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông. Vận tốc gió trung bình 2 m/s.

Bão: Xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu ảnh hưởng gây mưa lớn, hàng năm thường có 5-7 cơn bão gây mưa lớn.

Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm thường từ 1.600– 1.800 mm.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83%, thấp nhất trung bình là 80%(tháng 1), cao nhất trung bình là 88% (tháng 3).

Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.600 - 1.800 giờ/năm.

Dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Quy mô dân số: tại thời điểm 31/12/2011 có 1.244 hộ bằng 5.364 người.

Lao động[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng lao động toàn xã: 3.210 người trong độ tuổi, chiếm 60% dân số.

Bảng hiện trạng dân số và lao động xã Hồng Vân
STT Hạng mục Đơn vị Chỉ số Ghi chú
I Dân số 2011 Người 5.364
1 Số hộ Hộ 1.244
Bình quân Người/hộ 4,31
2 Dân số chia theo dân tộc:
Kinh Người 5.360 99%
Tày Người 2 1%
Mường Người 2
3 Tín ngưỡng:
Phật giáo Hộ 1.137 91,40%
Công giáo Hộ 107 8,60%
4 Mật độ dân số Người/km² 1.272
5 Cơ cấu:
Tỉ lệ phát triển dân số % 1,85
Tỉ lệ tăng tự nhiên % 1,35
Tỉ lệ tăng cơ học % 0,50
6 Dân số phân theo nghề:
Nông nghiệp Người 1.612 30%
Phi nông nghiệp Người 3.752 70%
II Lao động:
1 Lao động trong độ tuổi Lao động 3.210 59,8% dân số
2 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Lao động 2.960 92% lao động trong độ tuổi
3 Cơ cấu lao động (%):
Lao động nông nghiệp Lao động 740 25%
Lao động KD TMDV - hành chính sự nghiệp Lao động 1.095 37%
Lao động CN - TTCN Lao động 1.125 38%
4 Lao động trong độ tuổi chưa có việc làm
Chủ yếu là học sinh đang đi học

Dân trí: không có nạn mù chữ, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%.

Đất đai: Quy mô đất: 421,56.ha.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hồng Vân được chia thành 6 thôn: Xâm Thị, Xâm Xuyên, Cơ Giáo, Cẩm Cơ, La Thượng, Vân La.

Một số địa chỉ[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi: Hồng Vân có nghĩa là mây hồng. Truyền thuyết kể rằng khi xưa, Tiên Dung và Chử Đồng Tử đi khắp nơi để cứu giúp người nghèo.Đến địa phận xã thấy cảnh đẹp và xuất hiện một đám mây, bèn hạ xuống nghỉ và dân chúng bèn ra cảm tạ. Hai người đã đặt tên cho xã như vậy. Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử: Hồng Vân có nhiều di tích lich sử được xếp hạng như chua và đình Xâm Xuyên, Xâm Thị.

Bếm phà 2- Nơi ghi dấu chân của Bác Hồ và nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của nhà nước về thăm vào năm 1966

Chợ mới ông già - Theo truyền thuyết được coi là chợ mà khi xưa cha của Chử Đồng Tử đã ngổi dưới gốc đa để bán cá và người dân cũng theo đó mà đem các thứ ra bán theo, lâu ngày thành chợ.Tên chợ được người dân đặt cho là để nhớ ơn người đã tạo ra chợ. Ngày nay chợ đã được xây mới, song người dân của thôn Vân La vẫn Tự hào về truyền thuyết về sự ra đời của chợ vì nếu đúng như vậy thì đây sẽ là Chợ cổ nhất Việt Nam.

Cơ cấu kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2011 tổng thu nhập xã Hồng Vân đạt 80 tỷ đồng (Nông nghiệp 17,5 tỷ đồng; CN-TTCN-XD 24,5 tỷ đồng; Thương mại-Dịch vụ đạt 38 tỷ đồng).

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhưng giảm chậm. Cụ thể: Nông nghiệp 21,88%; CN-TTCN-XD 30,63%; Thương mại, dịch vụ 47,5%.

Tình hình phát triển các ngành kinh tế

* Nông nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa đang từng bước phát triển. Trong ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo xu thế giảm tỷ trọng ngành thủy sản từ 31,55% năm 2005 xuống còn 25,71% năm 2011. Chăn nuôi tăng từ 41,26% năm 2005 lên 45,71% năm 2011, tỷ trọng của ngành trồng trọt có tăng nhưng không đáng kể..

* Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng

Giá trị sản xuất CN – TTCN – XD giảm nhưng không đáng kể. Tỷ trọng ngành  CN – TTCN – XD năm 2011 đóng góp 30,63% thu nhập trên địa bàn. Các ngành nghề chủ yếu: Nghề trồng cây cảnh, xây dựng, gò hàn, xay xát, chế biến thực phẩm....

* Thương mại, dịch vụ, du lịch

Thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Năm 2011 tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ là 47,5%. Thu nhập ngành thương mại dịch vụ đạt 38 tỷ đồng. 

Năm 2014, Hồng Vân đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí NTM, được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]