Hợp âm guitar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ry Cooder plays slide guitar
Ry Cooder chơi slide guitar nhờ sử dụng open tuning giúp ông chơi các hợp âm trưởng bằng cách chặn dây đàn ở bất kì đâu dọc theo chiều dài của chúng.

Trong âm nhạc, hợp âm guitartập hợp các nốt nhạc chơi trên đàn guitar. Các nốt trong hợp âm thường đánh cùng một lúc, song có thể gảy chúng tuần tự theo hợp âm rải. Bấm hợp âm guitar phụ thuộc vào việc căng dây guitar (guitar tuning). Đa phần guitar sử dụng trong nhạc đại chúng có sáu dây với kiểu căng dây "chuẩn" của guitar cổ điển Tây Ban Nha, mà cụ thể là Mi–La–Rê–Sol–Si–Mi (từ dây đàn có cao độ thấp nhất đến cao nhất); ở kiểu căng dây chuẩn, quãng xuất hiện giữa các dây đàn cạnh nhau là quãng bốn ngoại trừ quãng ba trưởng (Sol, Si). Căng dây chuẩn cần có bốn hình hợp âm để cấu thành hợp âm trưởng ba nốt.

Có những dạng hợp âm riêng dành cho dòng hợp âm có chủ âm ở dây số ba, số bốn, số năm và số sáu. Ở cây guitar sáu dây với kiểu căng dây chuẩn, cần phải bỏ hoặc hạ một hoặc nhiều tông khi bấm hợp âm; đây là dạng hợp âm chủ hay quãng năm. Thứ tự các nốt trên cần đàn bằng kiểu căng dây chuẩn thường bắt buộc các nghệ sĩ guitar hoán đổi trật tự tông của các nốt nhạc trong hợp âm.

Có thể đơn giản hóa việc bấm các hợp âm thường bằng căng dây mở (open tunings) - đặc biệt thông dụng trong guitar của nhạc folk, blues và guitar cổ điển không xuất xứ từ Tây Ban Nha (ví dụ guitar cổ điển Anhguitar cổ điển Nga). Chẳng hạn, vòng hợp âm Mười hai tiết nhịp blues điển hình chỉ sử dụng ba hợp âm, mà mỗi hợp âm lại bấm bằng cách dùng một ngón tay chèn sáu dây (theo kiểu căng dây mở). Căng dây mở đặc biệt được sử dụng với guitar thépslide guitar. Căng dây mở giúp bấm các hợp âm bằng một ngón có quãng thuận hơn so với những loại căng dây khác - chúng sử dụng thang âm cân bằng, song đổi lại phải làm tăng quãng nghịch ở những hợp âm khác.

Có thể đơn giản hóa việc bấm các hợp âm guitar (có ba đến năm dây) bằng lớp căng dây khác gọi là căng dây thông thường, tức là các quãng giống nhau ở mỗi cặp dây liên tiếp. Căng dây thông thường gồm các loại căng dây ba trưởng, căng dây quãng bốncăng dây quãng năm. Với mỗi loại căng dây thông thường, mẫu hình hợp âm có thể bị dịch chuyển chéo xuống cần đàn - đặc tính này giúp những người mới chơi học hợp âm dễ hơn và giúp cho khâu ứng tác của người chơi thành thạo dễ dàng hơn. Mặt khác, việc bấm các hợp âm 6 dây theo lối căng dây thông thường (ở các nốt Đô, Sol và Rê) lại khó khăn hơn.

Thông thường, nghệ sĩ guitar bấm kép các nốt nhạc trong hợp âm để tăng âm lượng - kĩ thuật ấy quan trọng với người chơi không có âm ly khuếch đại; các nốt bấm kép và thay đổi trật tự các nốt còn có thể làm thay đổi âm sắc của hợp âm. Cách này có thể tạo một "hợp âm" được cấu thành từ cùng nốt trên các dây khác nhau. Có thể bấm nhiều hợp âm có cùng nốt ở một hoặc nhiều vị trí trên cần đàn.

Nhạc lý cơ bản[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc lý của hợp âm guitar tôn trọng các quy ước hòa âm của âm nhạc phương Tây. Những bàn luận về hợp âm guitar cơ bản phụ thuộc vào khái niệm cơ bản trong nhạc lý: mười hai nốt nhạc của quãng tám, các quãng, hợp âm và vòng hợp âm.

Quãng[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng nửa cung liệt kê mười hai nốt nhạc trong quãng tám, chúng cách nhau đúng nửa cung.
Âm giai Đô trưởng một quãng
Tám nốt hòa âm khởi đầu trên Đô trưởng (Đô,Đô,Sol,Đô,Mi,Sol,Si,Đô)
Play simultaneously

Quãng tám gồm có mười hai nốt nhạc. Các nốt tự nhiên trong quãng tám cấu thành nên âm giai Đô trưởng, (Đô, , Mi, Fa, So, La, Si và Đô).

Quãng giữa các nốt của âm giai nửa cung được liệt trong bảng trên, trong đấy chỉ quãng in đậm mới được thảo luận trong phần hợp âm cơ bản của bài viết này; những quãng ấy và các quãng bảy khác được thảo luận ở phần hợp âm trung bình. Đồng âm và quãng tám có tính quãng thuận đúng. Quãng tám trở nên phổ biến nhờ lối trình diễn của nghệ sĩ jazz Wes Montgomery. Quãng năm đúng cực kỳ quãng thuận, tức là việc đánh liên tiếp hai nốt nhạc từ quãng năm đúng sẽ nghe cực kỳ hài hòa.

Nửa cung là khoảng cách giữa hai nốt nhạc liền kề trên vòng nửa cung - nơi trình bày mười hai nốt trong một quãng tám.[a]

Quãng
Số lượng nửa cung Quãng trưởng, thứ hoặc đúng Audio Độ hòa âm[1][2]
0 Đồng âm Play quãng thuận mở
1 Quãng hai thứ Play quãng nghịch rõ
2 Quãng hai trưởng Play quãng nghịch nhẹ
3 Quãng ba thứ Play quãng thuận nhẹ
4 Quãng ba trưởng Play quãng thuận nhẹ
5 Quãng bốn đúng Play Quãng vừa nghịch vừa thuận
6 Quãng bốn tăng

Quãng năm giảm

Play Quãng vừa nghịch vừa thuận
7 Quãng năm đúng Play quãng thuận mở
8 Quãng sáu thứ Play quãng thuận nhẹ
9 Quãng sáu trưởng Play quãng thuận nhẹ
10 Quãng bảy thứ Play quãng nghịch nhẹ
11 Quãng bảy trưởng Play quãng nghịch rõ
12 Quãng tám đúng Play quãng thuận mở

Như đã hiển thị trong bảng trên, một nhóm quãng—quãng ba (trưởng và thứ), quãng năm đúng và quãng bảy thứ—được sử dụng ở những thảo luận về hợp âm guitar cơ bản sau đây.

Như đã kể, quãng năm đúng (P5) có tính hài hòa nhất, sau đồng âm và quãng tám. Phép giải thích về nhận thức hòa âm của con người liên quan đến cơ học của rung động dây cho tới âm học trong âm nhạc của sóng âm nhờ sử dụng phân tích hòa âm của chuỗi Fourier. Khi dùng một ngón tay hoặc móng đàn đánh vào dây đàn, nó rung động theo chuỗi hòa âm. Khi gảy dây Đô nốt mở, chuỗi hòa âm của nó bắt đầu bằng các nốt (Đô,Đô,Sol,Đô,Mi,Sol,Si,Đô). Hợp âm chủ gắn liền với chuỗi quãng tám, bắt đầu bằng quãng đồng âm (Đô,Đô), quãng táml (Đô,Đô), quãng năm đúng (Đô,Sol), quãng bốn đúng (Sol,Đô), và quãng ba trưởng (Đô,Mi). Đặc biệt, chuỗi quãng này chứa cả các quãng ba của hợp âm Đô trưởng {(Đô,Mi),(Mi,Sol)}.[3]

Quãng năm đúng[sửa | sửa mã nguồn]

Quãng năm đúng có mặt ở kỹ thuật chơi guitar và chuỗi các hợp âm. Chuỗi quãng năm xây dựng trên âm giai Đô trưởng được sử dụng để cấu thành nên bộ hợp âm ba, theo thảo luận dưới đây.[b]

Vòng bậc năm[sửa | sửa mã nguồn]

Kết hợp các quãng năm đúng ((Fa,Đô), (Đô,Sol), (Đô,Rê), (Rê,La), (La,Mi), (Mi,Si),...) sẽ cho ra chuỗi bậc năm (Fa,Đô,Sol,Rê,La,Mi,Si,...); chuỗi bậc năm này thể hiện toàn bộ các nốt của quãng tám.[c] Chuỗi bậc năm này được sử dụng trong phần thảo luận về chuỗi hợp âm dưới đây.

Hợp âm năm[sửa | sửa mã nguồn]
Peter Townshend của The Who thường sử dụng điệu quạt dây kiểu "cối xay gió" để đánh "hợp âm năm" (power chord)—hợp âm chủ, quãng năm và quãng tám.

Các nghệ sĩ guitar gọi quãng năm đúng là hợp âm năm (power chord), họ đặc biệt chơi chúng trong nhạc blues và rock.[6][7] Peter Townshend (nghệ sĩ của The Who) thể hiện các hợp âm năm với điệu quạt dây kiểu cối xay gió.[6][8] Hợp âm năm thường được bấm cùng các nốt lặp lại ở quãng tám cao hơn.[6]

Mặc dù đã hình thành, song thuật ngữ "power chord", hay hợp âm năm không nhất quán với định nghĩa thông thường về hợp âm trong nhạc lý - đòi hỏi ít nhất ba nốt riêng biệt ở từng hợp âm.[6]

Hợp âm trong nhạc lý[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng quan tóm lược
Hợp âm bộ ba as a triangle inscribed in the chromatic circle
Đô trưởng (Đô,Mi,Sol) bắt đầu hợp bằng quãng ba trưởng (Đô,Mi).
Minor triad as a triangle inscribed in the chromatic circle
Đô thứ (Đô,Mi,Sol) bắt đầu bằng quãng ba thứ (Đô,Mi).
Hợp âm bộ ba thứ và trưởng chứa các quãng ba trưởng và ba thứ theo trật tự khác nhau.

Cần phải đánh giá nhạc lý của hợp âm để mang đến thuật ngữ học trong cuộc thảo luận về hợp âm guitar. Ba loại hợp âm (nhấn mạnh trong khâu giới thiệu cách chơi guitar)[9][d] được nhắc tới. Ba hợp âm cơ bản này xuất hiện ở dạng chord-triples thông dụng trong nhạc phương Tây, mà triples được gọi là chuỗi ba hợp âm. Sau khi trình bày từng loại hợp âm, cần lưu ý vai trò của nó trong chuỗi ba hợp âm.

Những thảo luận trung gian về hợp âm có được nhờ cả các hợp âm lẫn chuỗi hợp âm từ phần phối hòa âm giai. Hợp âm guitar cơ bản có thể được cấu thành từ "xếp quãng ba" - tức là kết hợp các quãng hai hoặc quãng ba, mà ở đây mọi nốt thấp nhất đều đến từ âm giai.[11][12]

Hợp âm bộ ba[sửa | sửa mã nguồn]

Trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Cả hợp âm trưởng và thứ là ví dụ điển hình của hợp âm bộ ba (triad) trong âm nhạc - chứa ba nốt riêng biệt. Hợp âm bộ ba thường được trình bày dưới dạng bộ ba có trật tự:

  • hợp âm chủ;
  • hợp âm ba - nằm trên hợp âm chủ một quãng ba trưởng (đối với hợp âm trưởng) hoặc quãng ba thứ (đối với hợp âm thứ);
  • hợp âm năm - vòng bậc năm đúng nằm trên hợp âm chủ; do đó hợp âm năm là bậc ba trên quãng bậc ba—một quãng ba thứ trên ba trưởng hoặc quãng ba trưởng trên ba thứ.[13][14] Hợp âm bộ ba trưởng có một hợp âm chủ, một hợp âm ba trưởng và một hợp âm năm. (Quãng ba-trưởng của hợp âm trưởng bị thay bằng quãng ba-thứ trong hợp âm thứ.
Hợp âm trưởng
Hợp âm Bậc I Bậc III Bậc V
Đô trưởng Đô Mi Sol
Rê trưởng Fa La
Mi trưởng Mi Sol Si
Fa trưởng Fa La Đô
Sol trưởng Sol Si
La trưởng La Đô Mi
Si trưởng[e] Si Fa

Ví dụ, hợp âm bộ ba Đô-trưởng gồm các nốt-(hợp âm chủ, hợp âm ba, hợp âm năm) (Đô, Mi, Sol).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Quãng tám là quãng giữa cao độ này và cao độ kia với gấp đôi (hoặc nửa) tần số.
  2. ^ Chuỗi quãng năm này có cả quãng tam cung (diminished fifth) - thay thế cho quãng năm đúng (si,fa) chứa các nốt chromatic;f - không nằm trong điệu tính Đô trưởng. Nốt fa (của âm giai Đô trưởng) bị thay thế bằng nốt fa theo âm giai nửa cung Lydia.[4]
     {c d e fis g a b c' }
  3. ^ Perfect fifths have been emphasized since the chants and hymns of medieval Christendom, according to the medieval musical-theory called the organum.[5]
  4. ^ Denyer (1992) and Schmid & Kolb (2002) each list the same fifteen chords for beginners: Am, A, A7; B7; C, C7; Dm, D, D7; Em, E, E7; F; G, G7.[10]
  5. ^ Hợp âm này không nằm trong mười lăm hợp âm cơ bản mà Denyer, Schmid và Kolb liệt kê riêng: La thứ, La, La 7; Si 7; Đô, Đô 7; Rê thứ, Rê, Rê 7; Mi thứ, Mi, Mi 7; Fa; Sol, Sol 7.[10]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Persichetti 1961, tr. 14.
  2. ^ Denyer 1992, Playing the guitar: The harmonic guitarist; Intervals: Interval chart, pp. 118–119.
  3. ^ Persichetti 1961, tr. 23–24.
  4. ^ Russell 2001, "The fundamental harmonic structure of the Lydian scale", Example 1:7, "The C Lydian scale", p. 5.
  5. ^ Duarter 2008, tr. 49.
  6. ^ a b c d Denyer (1992, "The advanced guitarist; Power chords and fret tapping: Power chords", p. 156)
  7. ^ Kolb 2005, "Chapter 7: Chord construction; Suspended chords, power chords, and 'add' chords", p. 42.
  8. ^ Denyer 1992, "The Guitar Innovators: Pete Townshend", pp. 22–23.
  9. ^ Mead 2002, tr. 28 and 81; compare p. 40.
  10. ^ a b Denyer (1992, The beginner, Open chords, The beginner's chord dictionary, pp. 74–75) and Schmid & Kolb (2002, Chord chart, p. 47).
  11. ^ Denyer 1992, tr. 123–125.
  12. ^ Kolb 2005, Chapter 6: Harmonizing the major scale, pp. 35–38; Chapter 7: Chord construction, pp. 40–48; and Chapter 8: Harmonizing the minor scale, pp. 49–51.
  13. ^ Duckworth 2007, Chapter 11 "Triads" and Chapter 12 "Triads in a musical context".
  14. ^ Kolb (2005, Chapter 5: Triads, Major and minor triads, pp. 30-31)

Tài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Annala, Hannu; Mätlik, Heiki (2007). “Composers for other plucked instruments: Rudolf Straube (1717–1785)”. Handbook of Guitar and Lute Composers. Katarina Backman biên dịch. Mel Bay. ISBN 978-0-786-65844-2.
  • Benitez, Vincent Perez (2010). “The remaking of a Beatle: Paul McCartney as solo artist, 1970–71”. The Words and Music of Paul McCartney: The Solo Years. Praeger. tr. 19–35. ISBN 978-0-313-34969-0.
  • Benward; Saker (2003). Music: In theory and practice. I (ấn bản 7). ISBN 978-0-07-294262-0.
  • Chapman, Charles (2000). Drop-2 concept for guitar. Mel Bay Publications. ISBN 0786644834.
  • Clendinning, Jane Piper; Marvin, Elizabeth West (2005). The musician's guide to theory and analysis (ấn bản 1). New York: W. W. Norton and Company. ISBN 0-393-97652-1.
  • Denyer, Ralph (1992). “Playing the guitar, pp. 65–160, and The chord dictionary, pp. 225–249”. The guitar handbook. Special contributors Isaac Guillory and Alastair M. Crawford. London and Sydney: Pan Books. ISBN 0-330-32750-X.
  • Duarter, John (2008). Melody and harmony for guitarists. ISBN 978-0-7866-7688-0.
  • Duckworth, William (2007). A creative approach to music fundamentals: Includes keyboard and guitar insert (ấn bản 9). Belmont, CA: Thomson Schirmer. tr. 1–384. ISBN 978-0-495-09093-9.
  • Everett, Walter (2008). The foundations of rock: From "Blue Suede Shoes" to "Suite: Judy Blue Eyes". Oxford University Press. tr. 1–442. ISBN 978-0-19-531024-5.
  • Fisher, Jody (2002). “Chapter Five: Expanding your 7 chord vocabulary”. Jazz guitar harmony: Take the mystery out of jazz harmony. Alfred Music Publishing. tr. 26–33. ISBN 073902468X. UPC 038081196275.
  • Floyd, Tom (2004). Quartal harmony & voicings for guitar. Mel Bay Publications. ISBN 0-7866-6811-3.
  • Griewank, Andreas (4 tháng 1 năm 2010), Tuning guitars and reading music in major thirds, Matheon preprints, 695, Berlin, Germany: DFG research center "MATHEON, Mathematics for key technologies" Berlin, MSC-Classification 97M80 Arts. Music. Language. Architecture (Postscript file and PDF file)
  • Kolb, Tom (2005). Music theory. Hal Leonard Guitar Method. Hal Leonard Corporation. tr. 1–104. ISBN 0-634-06651-X.
  • Kostka, Stefan; Payne, Dorothy; Almén, Byron (2013). Tonal Harmony, with an Introduction to Twentieth-century Music (ấn bản 7). New York: McGraw-Hill. ISBN 978-0-07-131828-0.
  • Macon, Edward L. (1997). Rocking the classics: English progressive rock and the counterculture. Oxford and New York: Oxford University. ISBN 0-19-509887-0.
  • Marcus, Gary (2012). Guitar zero: The science of learning to be musical. Oneworld. ISBN 9781851689323.
  • Mead, David (2002). Chords and scales for guitarists. London: Bobcat Books Limited: SMT. ISBN 978-1860744327.
  • Persichetti, Vincent (1961). Twentieth-century harmony: Creative aspects and practice. New York: W. W. Norton. ISBN 0-393-09539-8. OCLC 398434.
  • Peterson, Jonathon (2002). “Tuning in thirds: A new approach to playing leads to a new kind of guitar”. American Lutherie: The Quarterly Journal of the Guild of American Luthiers. Tacoma, WA: The Guild of American Luthiers. 72 (Winter): 36–43. ISSN 1041-7176. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2012.
  • Roche, Eric (2004). “3 One-man band, 4 Exploring the fingerboard, 5 Thinking outside the box”. The acoustic guitar Bible. London: Bobcat Books Limited, SMT. tr. 74–109, 110–150, and 151–178. ISBN 186074432X.
  • Russell, George (2001) [1953]. “Chapter 1 The Lydian scale: The seminal source of the principal of tonal gravity”. George Russell's Lydian chromatic concept of tonal organization. One: The art and science of tonal gravity (ấn bản 4). Brookline, Massachusetts: Concept Publishing Company. tr. 1–9. ISBN 0-9703739-0-2. (Second printing, corrected, 2008)
  • Schmid, Will; Kolb, Tom (2002). “Chord chart”. Guitar method: Book 1. Hal Leonard Guitar Method (ấn bản 2). Hal Leonard Corporation. tr. 47. ISBN 0-7935-3392-9.
  • Sethares, Bill (2001). “Regular tunings”. Alternate tuning guide (PDF). Madison, WI: University of Wisconsin; Department of Electrical Engineering. tr. 52–67. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2012.
  • Sethares, Bill (10 tháng 1 năm 2009) [2001]. Alternate tuning guide (PDF). Madison, Wisconsin: University of Wisconsin; Department of Electrical Engineering. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2012.
  • Sethares, William A. (18 tháng 5 năm 2012). “Alternate tuning guide”. Madison, Wisconsin: University of Wisconsin; Department of Electrical Engineering. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  • Smith, Johnny (2010). “XVII: Upper structure inversions of the dominant seventh chords”. Mel Bay's complete Johnny Smith approach to guitar. Complete series. Mel Bay Publications. tr. 92–97. ISBN 978-1-6097-4959-0.
  • Tamm, Eric (1995) [1989]. “Chapter 9: Eno's Progressive Rock Music ('Pop songs')”. Brian Eno: His Music and the Vertical Color of Sound. New York: Da Capo Press. ISBN 0-306-80649-5. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2006.
  • Tamm, Eric (2003) [1990]. “Chapter Ten: Guitar Craft”. Robert Fripp: From crimson king to crafty master. Faber and Faber. ISBN 0-571-16289-4. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2012 – qua Progressive Ears. Zipped Microsoft Word Document
  • Timofeyev, Oleg V. (1999). The golden age of the Russian guitar: Repertoire, performance practice, and social function of the Russian seven-string guitar music, 1800–1850 (PhD dissertation). Ann Arbor, MI (xuất bản 2006). tr. 1–584. OCLC 936747346.
  • Vincent, Randy (2011). “Chapter II: Tweaking drop 2”. Jazz guitar voicings. I. Sher Music Company. ISBN 978-1457101373.
  • Whitesell, Lloyd (2008). The music of Joni Mitchell. Oxford University. ISBN 978-0-19-530757-3.
  • Willmott, Bret (1994). Mel Bay's complete book of harmony, theory and voicing. Mel Bay Publications. ISBN 156222994X.