Halichoeres chrysotaenia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Halichoeres chrysotaenia
Cá đực
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Halichoeres
Loài (species)H. chrysotaenia
Danh pháp hai phần
Halichoeres chrysotaenia
(Bleeker, 1853)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Julis chrysotaenia Bleeker, 1853
  • Julis vrolikii Bleeker, 1855

Halichoeres chrysotaenia là một loài cá biển thuộc chi Halichoeres trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1853.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh chrysotaenia được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: khrūsós (χρῡσός; "vàng") và tainía (ταινία; "dải sọc"), hàm ý đề cập đến các đường sọc màu vàng cam dọc theo chiều dài cơ thể của cá cái.[2]

Phân loại học[sửa | sửa mã nguồn]

Cá cái

H. vrolikii ban đầu được xem là một loài hợp lệ, nhưng Kuiter (2010) cùng Allen và Erdmann (2012) chỉ công nhận H. vrolikiidanh pháp đồng nghĩa của H. chrysotaenia.[3][4] Cơ sở dữ liệu trực tuyến Catalog of FishesFishBase cũng đã công nhận điều này.[5][6] Parenti và Randall (2011) thì cho rằng H. chrysotaenia là đồng nghĩa của Halichoeres melanurus[7] nhưng đa phần các nhà ngư học đều coi chúng là hai loài riêng biệt.[8]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Catalog of Fishes, H. chrysotaenia được phân bố tại MaldivesSri Lanka; biển Andaman (dọc theo bờ biển MyanmarThái Lan); đảo SumatraJava (Indonesia).[5] Ngoài ra, loài này còn được ghi nhận tại Philippines (dưới danh pháp H. vrolikii[8]) và đảo Pulau Bidong (Malaysia).[9]Việt Nam, H. chrysotaenia được ghi nhận tại đảo Phú Quốc,[10] quần đảo An Thới[11]quần đảo Nam Du (Kiên Giang).[12]

H. chrysotaenia sống trong các thảm cỏ biểnbờ biển đá, thường là những nơi có ít san hô phát triển.[6]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

H. chrysotaenia có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 13 cm.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Choat, J. H. (2010). Halichoeres vrolikii. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187473A8544399. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187473A8544399.en. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Labriformes: Family Labridae (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ Rudie H. Kuiter (2010). Labridae fishes: wrasses. Seaford, Victoria (Úc): Aquatic Photographics. tr. 254.
  4. ^ Gerald R. Allen; Mark V. Erdmann (2012). Reef fishes of the East Indies. Perth, Tây Úc: Tropical Reef Research. tr. 670.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ a b R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Julis (Halichoeres) chrysotaenia. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Halichoeres chrysotaenia trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  7. ^ Paolo Parenti; John E. Randall (2011). “Checklist of the species of the families Labridae and Scaridae: an update” (PDF). Smithiana. 13: 29–44.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ a b Maurice Kottelat (2013). “The fishes of the inland waters of southeast Asia: a catalogue and core bibliography of the fishes known to occur in freshwaters, mangroves and estuaries” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. 27: 379.
  9. ^ H. Motomura và cộng sự (2021). Reef and shore fishes of Bidong Island off east coast of Malay Peninsula (PDF). Kagoshima, Nhật Bản: Bảo tàng Đại học Kagoshima. tr. 54.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  11. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  12. ^ Trần Văn Hướng; Nguyễn Khắc Bát (2020). “Đa dạng thành phần loài cá rạn trong hệ sinh thái rạn san hô quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang”. Hội thảo Môi trường và Phát triển bền vững: 419–430.