Halichoeres trimaculatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Halichoeres trimaculatus
Cá đực
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Halichoeres
Loài (species)H. trimaculatus
Danh pháp hai phần
Halichoeres trimaculatus
(Quoy & Gaimard, 1834)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Julis trimaculata Quoy & Gaimard, 1834

Halichoeres trimaculatus là một loài cá biển thuộc chi Halichoeres trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1834.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh trimaculatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: tri ("ba") và maculatus ("có đốm"), hàm ý đề cập đến ba đốm đen lớn dọc theo đường bên của cá đực trưởng thành hoàn toàn (nhưng thường chỉ thấy có hai).[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ bãi cạn Rowley, quần đảo Cocos (Keeling)đảo Giáng Sinh (đều là các lãnh thổ hải ngoại của Úc), H. trimaculatus được phân bố trải dài về phía đông, băng qua vùng biển các nước Đông Nam Á đến tận quần đảo Lineđảo Ducie, giới hạn phía nam đến đảo Lord Howerạn san hô Great Barrier (Úc), cũng như Nouvelle-Calédonie.[1][3]

Việt Nam, H. trimaculatus được ghi nhận tại bờ biển Quảng Ninh; quần đảo Cát Bà (Hải Phòng); cù lao Chàm (Quảng Nam);[4] đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);[5] bờ biển Ninh Thuận;[6] vịnh Nha Trang (Khánh Hòa);[7] quần đảo An Thới (Kiên Giang);[8] quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[9]

H. trimaculatus sống trên rạn viền bờ hoặc trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 30 m.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cá cái

H. trimaculatus có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 27 cm.[10] Cá đực trưởng thành có màu vàng lục nhạt với các vạch hồng trên mỗi vảy. Đầu màu xanh lục với nhiều vệt sọc hồng tím. Có một đốm đen ở cuống đuôi, bao quanh bởi một vệt vàng (vệt vàng này có thể lan rộng khắp cuống và vây đuôi). Phía sau nắp mang (trên gốc vây ngực) cũng có môt đốm đen tương tự nhưng nhỏ hơn (có thể tiêu biến ở nhiều cá thể). Cá cái có màu cơ thể nhạt hơn so với cá đực và trắng ở bụng.[11][12]

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 11; Số tia vây ở vây ngực: 14–15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 27.[11]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của H. trimaculatus là các loài thủy sinh không xương sống, bao gồm giáp xác, nhuyễn thể, trùng lỗ, giun nhiều tơ, trứng cá và cả cá nhỏ. Chúng có hành vi bám theo các loài cá đào cát như cá phèn để bắt những con mồi thoát ra từ đám cát.[10]

Như hầu hết những loài bàng chài khác, H. trimaculatus là một loài lưỡng tính tiền nữ (cá cái chuyển đổi thành cá đực), nhưng chúng cũng được biết đến là một loài lưỡng tính tiền nam, khi những con cá đực nhỏ của loài này đang trong quá trình chuyển đổi thành cá cái được quan sát trong một bể cá thí nghiệm.[13][14]

H. trimaculatus hoạt động vào ban ngày và vùi mình xuống dưới nền cát để nghỉ ngơi vào ban đêm.[15]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

H. trimaculatus đôi khi được đánh bắt trong các hoạt động buôn bán cá cảnh.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Rocha, L., Craig, M. & Liu, M. (2010). Halichoeres trimaculatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187474A8544588. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187474A8544588.en. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Order Labriformes: Family Labridae (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Julis trimaculatus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  5. ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  7. ^ Nguyễn Văn Long (2009). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T9. 3: 38–66.
  8. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  10. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Halichoeres trimaculatus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  11. ^ a b John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 321. ISBN 978-0824818951.
  12. ^ Joe Shields (biên tập). Halichoeres trimaculatus Labridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ Kuwamura, T.; Suzuki, S.; Tanaka, N.; Ouchi, E.; Karino, K.; Nakashima, Y. (2007). “Sex change of primary males in a diandric labrid Halichoeres trimaculatus: coexistence of protandry and protogyny within a species”. Journal of Fish Biology. 70 (6): 1898–1906. doi:10.1111/j.1095-8649.2007.01464.x. ISSN 1095-8649.
  14. ^ Kojima, Y.; Bhandari, R. K.; Kobayashi, Y.; Nakamura, M. (2008). “Sex change of adult initial-phase male wrasse, Halichoeres trimaculatus by estradiol-17β treatment”. General and Comparative Endocrinology. 156 (3): 628–632. doi:10.1016/j.ygcen.2008.02.003. ISSN 0016-6480. PMID 18353327.
  15. ^ Ito-Takeuchi, Hitomi; Takahashi, Kai; Bouchekioua, Selma; Yamauchi, Chihiro; Takeuchi, Yuki; Hur, Sung-Pyo; Lee, Young-Don; Takemura, Akihiro (2017). “Importance of sandy bottoms in coral reefs to the oscillation of daily rhythms in the tropical wrasse Halichoeres trimaculatus”. Chronobiology International. 34 (8): 1014–1025. doi:10.1080/07420528.2017.1335747. ISSN 0742-0528. PMID 28622053.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kobayashi, Yasuhisa; Nozu, Ryo; Nakamura, Masaru (2011). “Role of estrogen in spermatogenesis in initial phase males of the three-spot wrasse (Halichoeres trimaculatus): Effect of aromatase inhibitor on the testis”. Developmental Dynamics. 240 (1): 116–121. doi:10.1002/dvdy.22507. ISSN 1097-0177.