Iod polyoxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Iốt oxit)

Iod oxide là tên chung chỉ các hợp chất hóa học của oxyiod. Đặc tính hóa học của các hợp chất này khá phức tạp, chỉ một số ít có đặc trưng tốt. Có khá nhiều hợp chất trong số này đã được phát hiện trong bầu khí quyển và được cho là có vai trò đặc biệt quan trọng trong lớp ranh giới biển.

Các loại iod oxide và tính chất của chúng[1]
Công thức phân tử I2O IO[2] IO2 I2O4 I2O5 I4O9
Tên Diod oxide Iod monoxide Iod dioxide Diod tetroxide Diod pentoxide Tetraiod nonoxide
Cấu trúc I2O IO IO2 (IO2)2 O(IO2)2 I(OIO2)3
Mô hình phân tử không khung không khung không khung không khung không khung
Số đăng ký CAS 39319-71-6 14696-98-1 13494-92-3 1024652-24-1 12029-98-0 66523-94-2
Trạng thái khí màu cam (?)[3] khí tím vàng rắn vàng rắn tinh thể màu trắng vàng đậm
Số oxy hóa +1 +2 +4 +3 và +5 (trung bình: +4) +5 +3 và +5 (trung bình: +4,5)
Điểm nóng chảy phân hủy phân hủy phân hủy phân hủy ở 100 ℃ phân hủy ở 300–350 ℃ phân hủy ở 75 ℃
Khối lượng riêng (g/cm³) 4,2 4,8
Độ hòa tan trong nước phân hủy thành HIO3 + I2 187 g/100 mL phân hủy thành HIO3 + I2

Điod oxide (I2O) phần lớn là chủ đề của nghiên cứu lý thuyết,[4] nhưng có một số bằng chứng cho thấy nó có thể được điều chế tương tự dichlor oxide, thông qua phản ứng giữa HgO và I2.[5] Hợp chất không ổn định nhưng có thể phản ứng với anken để tạo ra các sản phẩm halogen hóa.[6]

Iod monoxide (IO), iod dioxide (IO2) và điod tetroxide ((IO2)2), tất cả đều có phản ứng hóa học đáng kể trong khí quyển và kết nối với nhau. Chúng được hình thành, với số lượng rất nhỏ, ở lớp ranh giới biển của photooxidation và điiodometan, được tạo ra bởi macroalga như rong biển. Mặc dù số lượng nhỏ được sản xuất (thường dưới ppt) nhưng chúng được cho là các chất làm suy giảm và phá huỷ tầng ozon.[7][8]

Điod pentoxide (I2O5) là anhydride của acid iodic và anhydride ổn định duy nhất trong số các iod oxide.

Tetraiod nonoxide (I4O9) đã được điều chế bởi phản ứng pha khí của I2 với O3 nhưng chưa được nghiên cứu rộng rãi.[9]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lide, D. R. biên tập (2005). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản 86). Boca Raton (FL): CRC Press. ISBN 0-8493-0486-5.
  2. ^ Nikitin, I V (ngày 31 tháng 8 năm 2008). “Halogen monoxides”. Russian Chemical Reviews. 77 (8): 739–749. Bibcode:2008RuCRv..77..739N. doi:10.1070/RC2008v077n08ABEH003788.
  3. ^ I2O in solution and volatility. Truy cập 23 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ Novak, Igor (1998). “Theoretical study of I2O”. Heteroatom Chemistry. 9 (4): 383–385. doi:10.1002/(SICI)1098-1071(1998)9:4<383::AID-HC6>3.0.CO;2-9.
  5. ^ Forbes, Craig P.; Goosen, André; Laue, Hugh A. H. (1974). “Hypoiodite reaction: kinetic study of the reaction of 1,1-diphenyl-ethylene with mercury(II) oxide iodine”. Journal of the Chemical Society, Perkin Transactions 1: 2350. doi:10.1039/P19740002350.
  6. ^ Cambie, Richard C.; Hayward, Rodney C.; Lindsay, Barry G.; Phan, Alice I. T.; Rutledge, Peter S.; Woodgate, Paul D. (1976). “Reactions of iodine oxide with alkenes”. Journal of the Chemical Society, Perkin Transactions 1 (18): 1961. doi:10.1039/P19760001961.
  7. ^ Saiz-Lopez, A.; Fernandez, R. P.; Ordóñez, C.; Kinnison, D. E.; Gómez Martín, J. C.; Lamarque, J.-F.; Tilmes, S. (ngày 10 tháng 12 năm 2014). “Iodine chemistry in the troposphere and its effect on ozone”. Atmospheric Chemistry and Physics. 14 (23): 13119–13143. Bibcode:2014ACP....1413119S. doi:10.5194/acp-14-13119-2014.
  8. ^ Cox, R. A.; Bloss, W. J.; Jones, R. L.; Rowley, D. M. (ngày 1 tháng 7 năm 1999). “OIO and the atmospheric cycle of iodine”. Geophysical Research Letters. 26 (13): 1857–1860. Bibcode:1999GeoRL..26.1857C. doi:10.1029/1999GL900439.
  9. ^ Sunder, S.; Wren, J. C.; Vikis, A. C. (tháng 12 năm 1985). “Raman spectra of I4O9 formed by the reaction of iodine with ozone”. Journal of Raman Spectroscopy. 16 (6): 424–426. Bibcode:1985JRSp...16..424S. doi:10.1002/jrs.1250160611.