Inazuma (tàu khu trục Nhật)

Inazuma
Tàu khu trục Inazuma trên đường đi, ngày 24 tháng 3 năm 1936
Lịch sử
Nhật Bản
Tên gọi Inazuma
Đặt hàng Năm tài chính 1923
Xưởng đóng tàu xưởng đóng tàu Fujinagata
Đặt lườn 7 tháng 3 năm 1930
Hạ thủy 25 tháng 2 năm 1932
Nhập biên chế 15 tháng 11 năm 1932
Xóa đăng bạ 10 tháng 6 năm 1945
Số phận Bị tàu ngầm Mỹ USS Bonefish đánh chìm trong biển Celebes, 14 tháng 5 năm 1944
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục Akatsuki[1]
Trọng tải choán nước
  • 1.750 tấn (tiêu chuẩn)
  • 2.050 tấn (tái tạo)
Chiều dài
  • 115,3 m (378 ft) (mực nước)
  • 118,4 m (388 ft 6 in) (chung)
Sườn ngang 10,4 m (34 ft 1 in)
Mớn nước 3,2 m (10 ft 6 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hộp số Kampon
  • 3 × nồi hơi
  • 2 × trục
  • công suất 50.000 mã lực (37,3 MW)
Tốc độ 70 km/h (38 knot)
Tầm xa 9.200 km ở tốc độ 26 km/h (5,000 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn tối đa 233
Vũ khí

Inazuma (tiếng Nhật: 電) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, thuộc lớp Fubuki, (cũng là chiếc cuối cùng của lớp Akatsuki nếu như xem đây là một lớp tàu riêng biệt), được chế tạo trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Khi được đưa vào hoạt động, những con tàu này là những tàu khu trục mạnh mẽ nhất thế giới.[9] Chúng phục vụ như những tàu khu trục hàng đầu trong những năm 1930, và tiếp tục là những vũ khí lợi hại trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Việc chế tạo lớp tàu khu trục Fubuki tiên tiến được chấp thuận vào năm tài chính 1923 như một phần của chương trình có tham vọng cung cấp cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản một ưu thế về chất lượng so với những tàu chiến hiện đại nhất của thế giới.[10] Khả năng thể hiện của lớp Fubuki là một bước nhảy vọt so với các thiết kế tàu khu trục trước đó, nên chúng được gọi là các "tàu khu trục đặc biệt" (tiếng Nhật: 特型 - Tokugata). Kích thước lớn, động cơ mạnh mẽ, tốc độ cao, bán kính hoạt động lớn và vũ khí trang bị mạnh chưa từng có khiến cho các tàu khu trục này có được hỏa lực tương đương nhiều tàu tuần dương hạng nhẹ của hải quân các nước khác. Lớp phụ Akatsuki là một phiên bản cải tiến của Fubuki, có dáng vẽ bên ngoài hầu như giống nhau, nhưng tích hợp những thay đổi trong hệ thống động lực.[11]

Inazuma, được chế tạo tại xưởng đóng tàu FujinagataOsaka, là chiếc cuối cùng trong loạt tàu cải tiến Kiểu III dựa trên Fubuki, bao gồm kiểu tháp pháo có thể nâng các khẩu pháo chính 127 mm (5 inch)/50 caliber Kiểu 3 lên một góc 75° so với nguyên thủy 40°, cho phép sử dụng chúng như pháo lưỡng dụng có thể chống lại máy bay.[10][12] Inazuma được đặt lườn vào ngày 7 tháng 3 năm 1930. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 2 năm 1932 và đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 11 năm 1932.[13]

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Không lâu sau khi hoàn tất, vào ngày 9 tháng 6 năm 1934, Inazuma va chạm với tàu khu trục Miyuki trong khi cơ động ngoài khơi đảo Cheju. Vụ va chạm đã khiến chiếc Miyuki bị chìm, và làm hư hại nặng mũi của Inazuma. Nó được tàu tuần dương Nachi kéo về xưởng hải quân Sasebo để được sửa chữa triệt để.

Sau đó, cùng với các tàu khu trục chị em Akatsuki, HibikiIkazuchi, Inazuma được phân về Hải đội Khu trục 6 thuộc Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản và tham gia các hoạt động trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật. Giống như những chiếc cùng kiểu, nó được cải biến vào giữa những năm 1930 nhằm khắc phục những khiếm khuyết trong thiết kế đồng thời để nâng cao đặc tính chiến đấu.

Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Inazuma được phân về Hải đội Khu trục 6 của Đội khu trục 1 thuộc Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản, và đã được bố trí từ Quân khu Hải quân Mako để hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Hong Kong. Sau khi trợ giúp cho tàu tuần dương Isuzu trong việc đánh chìm các pháo hạm Anh HMS Cicada và HMS Robin, nó giúp vào việc bảo vệ cảng Hong Kong. Vào đầu năm 1942, Inazuma được bố trí từ Hong Kong đến Davao, hỗ trợ cho các chiến dịch đổ bộ lên Menado ở tại Đông Ấn thuộc Hà Lan. Vào ngày 20 tháng 1, Inazuma va chạm với chiếc tàu vận tải Sendai Maru tại Davao, khiến bị hư hại đáng kể. Nó được sửa chữa tạm thời bởi tàu sửa chữa Akashi trước khi những công việc sửa chữa triệt để được thực hiện tại Mako.

Vào ngày 1 tháng 3, Inazuma đã tham gia trận chiến eo biển Sunda, nơi nó đã giúp vào việc đánh chìm USS Pope, HMS EncounterHMS Exeter, và đã tham gia vớt 376 người còn sống sót từ chiếc Exeter cùng 151 người khác từ chiếc Pope.[14] Sau khi hỗ trợ cho các hoạt động chiếm đóng tại Philippine trong tháng 3, nó quay trở về xưởng hải quân Yokosuka để sửa chữa trong tháng 4.

Inazuma được bố trí từ Quân khu Bảo vệ Ōminato để hỗ trợ cho Lực lượng Phía Bắc của Đô đốc Boshirō Hosogaya trong Chiến dịch Quần đảo Aleut; nó đã tuần tra tại các vùng biển chung quanh các đảo KiskaAttu vào tháng 6tháng 7 năm 1942, và đã cứu vớt 36 người còn sống sót từ tàu khu trục Nenohi bị trúng ngư lôi. Sau đó nó tiếp tục tuần tra tại các vùng biển phía Bắc chung quanh các quần đảo Kurile và Aleut cho đến cuối tháng 8.[15]

Từ tháng 9 năm 1942, Inazuma được tái bố trí về Quân khu Hải quân Kure, tiến hành các hoạt động huấn luyện tại vùng biển Nội địa cùng với các tàu sân bay mới JunyōHiyō. Từ tháng 10, Inazuma hộ tống các tàu sân bay này đi đến Truk, và tuần tra trong khu vực từ Truk đến phía Bắc quần đảo Solomon. Trong các cuộc Hải chiến Guadalcanal thứ nhất và thứ hai từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 11, Inazuma cho rằng đã đánh chìm một tàu tuần dương Mỹ (chưa bao giờ được xác nhận), và đã giúp vào việc đánh chìm các tàu khu trục Mỹ USS Benham, USS WalkeUSS Preston cùng làm hư hại USS Gwin.[16] Sau trận chiến, Inazuma đặt căn cứ tại Truk, và được sử dụng trong nhiều chuyến đi vận chuyển tốc độ cao "Tốc hành Tokyo" trong suốt khu vực quần đảo Solomon.[17]

Vào giữa tháng 1 năm 1943, Inazuma được gửi quay trở về bảo trì tại Kure, hộ tống tàu sân bay Zuikaku, thiết giáp hạm Mutsu và tàu tuần dương Suzuya. Sau khi việc sửa chữa hoàn tất vào đầu tháng 2, nó được bố trí trở lại Ōminato tiếp tục nhiệm vụ tuần tra các vùng biển phía Bắc, và đã có mặt trong trận chiến quần đảo Komandorski trong tháng 3, mặc dù chỉ làm nhiệm vụ hộ tống các tàu vận tải và ở cách xa trận đánh chính. Từ tháng 4 cho đến cuối năm 1943, Inazuma hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải đi lại giữa Yokosuka và Truk. Đến tháng 2 năm 1944, Inazuma được phân về Hạm đội Liên hợp, và từ tháng 3 nó hoạt động chủ yếu trong vai trò hộ tống cho tàu sân bay Chiyoda trong nhiều nhiệm vụ khác nhau tại Palau.

Trong khi hộ tống một đoàn tàu vận tải chở dầu từ Manila hướng đến Balikpapan vào ngày 14 tháng 3 năm 1944, Inazuma trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Mỹ USS Bonefish trong biển Celebes gần Tawitawi. Nó nổ tung và chìm tại tọa độ 5°8′B 119°38′Đ / 5,133°B 119,633°Đ / 5.133; 119.633.[18] Chiếc tàu khu trục chị em Hibiki đã vớt được 125 người sống sót, nhưng trong số đó không có vị chỉ huy của Inazuma, Trung tá Hải quân Tokiwa.[19]

Vào ngày 10 tháng 6 năm 1944, Inazuma được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân.[13]

Danh sách thuyền trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Các đặc tính lấy từ: Fitzsimons, Bernard, ed. Illustrated Encyclopedia of 20th Century Weapons and Warfare (London: Phoebus, 1978), Volume 10, trang 1040-1041, "Fubuki".
  2. ^ 5"/50 caliber, CombinedFleet.com.
  3. ^ 12.7 cm/50 3rd Year Type, NavWeaps.com.
  4. ^ 25mm/60 caliber, CombinedFleet.com.
  5. ^ 25 mm/60 AA MG Type 96, NavWeaps.com.
  6. ^ 13mm/76 caliber, CombinedFleet.com.
  7. ^ 13 mm/76 AA MG Type 93, NavWeaps.com.
  8. ^ Japanese Torpedoes, CombinedFleet.com.
  9. ^ Globalsecurity.org. “IJN Fubuki class destroyers”.
  10. ^ a b F Fitzsimons, Illustrated Encyclopedia of 20th Century Weapons and Warfare (London: Phoebus, 1977), Volume 10, trang 1040.
  11. ^ Peattie & Evans, Kaigun, trang 221-222.
  12. ^ Campbell, John (2002). Naval Weapons of World War Two. London: Conway Maritime Press. tr. 192. ISBN 0-87021-459-4.
  13. ^ a b Nishidah, Hiroshi (2002). “Fubuki class 1st class destroyers”. Materials of the Imperial Japanese Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2010.
  14. ^ Muir, Dan Order of Battle - The Battle of the Sunda Strait 1942
  15. ^ Morison. Aleutians, Gilberts and Marshalls, June 1942-April 1944.
  16. ^ Hammel. Guadalcanal: Decision at Sea.
  17. ^ D’Albas. Death of a Navy: Japanese Naval Action in World War II.
  18. ^ Nevitt, Allyn D. (1997). CombinedFleet.com “IJN Inazuma: Tabular Record of Movement” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Long Lancers. Combinedfleet.com.
  19. ^ Nevitt, Allyn D. (1997). CombinedFleet.com “IJN Hibiki: Tabular Record of Movement” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Long Lancers. Combinedfleet.com.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]