Kỳ Thánh (Shogi)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Kì Thánh (Shogi))
Kì Thánh chiến (棋聖戦)
Loại giải đấuDanh hiệu chuyên nghiệp
Tên khácCúp Hulic - Kì Thánh chiến
(ヒューリック杯棋聖戦)
Tiền thânCúp Sankei (1951-1962)
Thông tin
Thời gian tổ chứcSơ loại (thứ Nhất - thứ Hai): Tháng 5 - tháng 1 năm sau

Xác định Khiêu chiến giả: Tháng 2 - tháng 4

Loạt trận tranh danh hiệu: Tháng 6 - tháng 7
Lần đầu tổ chứcNăm 1962 (kì 1)
Thời gian ván đấuSơ loại thứ Nhất: Một tiếng (đồng hồ cờ vua)

Sơ loại thứ Hai: Ba tiếng

Xác định Khiêu chiến giả - Loạt trận tranh danh hiệu: 4 tiếng
Loạt tranh ngôiTối đa 5 ván
Chủ trìLiên đoàn Shogi Nhật Bản
Tài trợTập đoàn Hulic
Trang webhttps://www.shogi.or.jp/match/kisei
Thành tích
Đương kimFujii Sota (Kì 93)
Vĩnh thếOyama Yasuharu (1964)

Nakahara Makoto (1971)
Yonenaga Kunio (1984)
Habu Yoshiharu (1995)

Sato Yasumitsu (2006)
Giành nhiều danh hiệu nhấtOyama Yasuharu - Nakahara Makoto - Habu Yoshiharu (16 kì)
Chuỗi danh hiệu dài nhấtHabu Yoshiharu (10 kì liên tiếp: 79-88)

Kì Thánh ( () (せい) Kisei?) là một trong tám danh hiệu lớn của thế giới Shogi chuyên nghiệp Nhật Bản, được tranh đấu lần đầu tiên vào năm 1962 với sự chiến thắng của kì thủ Oyama Yasuharu. Giải đấu tranh danh hiệu này được gọi là Cúp Hulic - Kì Thánh chiến (ヒューリック杯棋聖戦 Hulic-hai Kisei-sen?), được tài trợ bởi Nhật báo Sankei, tập đoàn Hulic[1] và được tổ chức bởi Liên đoàn Shogi Nhật Bản.

Giải đấu - danh hiệu này lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1962 theo thể thức 2 lần một năm cho tới năm 1995, thể thức 1 lần mỗi năm mới được cố định như ngày hôm nay. Kể từ kì Kì Thánh chiến thứ 81, thể thức giải đấu mới được giới thiệu gồm ba giai đoạn là Sơ loại thứ Nhất - Sơ loại thứ Hai và Xác định Khiêu chiến giả. Vào tháng 2/2021, Liên đoàn Shogi Nhật Bản thông báo về việc nếu một Nữ Lưu kì sĩ - kì thủ nghiệp dư lọt vào top 8 kì thủ xuất sắc nhất của giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả, họ sẽ ngay lập tức đạt đủ điều kiện để tham gia Kỳ thi Kết nạp Kỳ thủ chuyên nghiệp (棋士編入試験) - từ đó có cơ hội trở thành kì thủ chuyên nghiệp.[2]

Danh hiệu Kì Thánh dù ra đời thứ tư nếu tính về mặt thời gian (sau Danh Nhân năm 1937, Vương Tướng năm 1951 và Vương Vị năm 1960) nhưng theo Liên đoàn Shogi Nhật Bản, trong thứ tự sắp xếp các danh hiệu nếu một kì thủ sở hữu từ hai danh hiệu trở lên, Kì Thánh kể từ năm 2009 luôn đứng cuối cùng.[3] Đây cũng đồng thời là giải danh hiệu đầu tiên thi đấu các ván cờ của nó chỉ trong vòng một ngày.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Kì Thánh (棋聖, Kisei) vốn được sử dụng như một danh dự cho những kì thủ bộc lộ trình độ vượt trội trong Shōgi hay cờ vây.

Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ khi lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1962 cho tới hết năm 1994, Kì Thánh là danh hiệu duy nhất được tổ chức tranh đấu tới hai lần một năm, với hai loạt trận tranh danh hiệu được tổ chức từ tháng 6 - 7 và tháng 12 - tháng 2 năm sau. Từ năm 1995, danh hiệu này được tổ chức một lần mỗi năm - cùng với năm mà Habu Yoshiharu đạt được danh hiệu đầu tiên trên hành trình Thất quán (sở hữu đồng thời 7 danh hiệu cùng lúc) của mình.

Thể thức tranh đấu như hiện tại được giới thiệu lần đầu tiên từ kì thứ 81, trải qua ba giai đoạn nối tiếp nhau để tìm ra người thách đấu danh hiệu là Sơ loại thứ Nhất (一次予選) - Sơ loại thứ Hai (二次予選) và Xác định Khiêu chiến giả (決勝トーナメント). Vào tháng 2/2021, Liên đoàn Shogi Nhật Bản thông báo về việc nếu một Nữ Lưu kì sĩ - kì thủ nghiệp dư lọt vào top 8 kì thủ xuất sắc nhất của giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả, họ sẽ ngay lập tức đạt đủ điều kiện để tham gia Kỳ thi Kết nạp Kỳ thủ chuyên nghiệp (棋士編入試験) - từ đó có cơ hội trở thành kì thủ chuyên nghiệp.[2]

Sơ loại thứ Nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn Sơ loại thứ Nhất (一次予選 (Nhất thứ dữ soát)?) gồm có tất cả các kì thủ chuyên nghiệp trong hệ thống Thuận Vị chiến từ tổ C1 trở xuống và hai Nữ Lưu kì sĩ xuất sắc nhất năm đó. Họ được chia làm tám nhánh đấu, và mỗi kì thủ xuất sắc nhất của nhánh đó sẽ bước tiếp vào giai đoạn Sơ loại thứ Hai.

Kể từ Kì Thánh chiến kì thứ 81, thời gian cho mỗi kì thủ thi đấu các ván cờ trong Sơ loại thứ Nhất được giảm xuống 1 tiếng đồng hồ cờ vua (thay vì 3 tiếng byoyomi như trước đây), và hai ván đấu của cùng một kì thủ có thể được tổ chức trong một ngày - tương tự như Duệ Vương chiến, Cup Asahi mở rộngNữ Lưu Vương Tướng chiến.

Sơ loại thứ Hai[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn Sơ loại thứ Hai (二次予選 (Nhị thứ dữ soát)?) gồm có 8 kì thủ vượt qua giai đoạn Sơ loại thứ Nhất và tất cả các kì thủ chưa nằm trong giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả, đánh theo thể thức loại trực tiếp và chọn ra từ 8 - 12 kì thủ xuất sắc nhất bước vào giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả. Mỗi ván đấu, kì thủ sẽ có 3 tiếng byoyomi.

Xác định Khiêu chiến giả[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả (決勝トーナメント) luôn gồm có 16 kì thủ[4]:

  • 8/12 kì thủ vượt qua giai đoạn Sơ loại thứ Hai.
  • 4 kì thủ top 4 của Xác định Khiêu chiến giả - Kì Thánh chiến kì trước (+ 4 kì thủ sở hữu danh hiệu nếu như lấy 8 kì thủ ở Sơ loại thứ Hai)

Họ sẽ được bắt cặp ngẫu nhiên để thi đấu loại trực tiếp một lượt, với người chiến thắng cuối cùng - Kì Thánh Khiêu chiến giả, thách đấu danh hiệu Kì Thánh của đương kim sở hữu. Mỗi ván đấu, kì thủ sẽ có 4 tiếng byoyomi.

Loạt trận tranh danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Trong loạt trận này, đương kim Kì Thánh và Kì Thánh Khiêu chiến giả sẽ thi đấu với nhau loạt 5 ván cờ, với người chiến thắng trước 3 ván trở thành người sở hữu danh hiệu Kì Thánh. Mỗi ván đấu, kì thủ sẽ có 4 tiếng byoyomi để thi đấu, và ván đấu được tổ chức trong một ngày.

Kể từ năm 2020, các ván đấu trong loạt tranh ngôi được phát sóng trực tiếp bởi ABEMA. Từ năm 2019 trở về trước, kênh Niconico cũng đồng thời phát sóng trực tiếp loạt trận này.

Thể thức trong quá khứ[sửa | sửa mã nguồn]

Từ kì 1 - kì 65:[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ kì đầu tiên tới kì 65, Kì Thánh chiến được tổ chức hai năm một lần, với lần đầu tiên ở nửa đầu năm - lần còn lại ở nửa cuối năm.

Thời gian

trong loạt tranh ngôi

Xác định Khiêu chiến giả Sơ loại thứ Hai Sơ loại thứ Nhất
Thời gian Chung kết Kích thước Được đặc cách

8 người

Suất vượt qua Bao gồm Suất vượt qua Bao gồm
1 7 tiếng 3 kì thủ là Oyama Yasuharu, Masuda KozoTsukada Masao thi đấu vòng tròn hai lượt, hai kì thủ xuất sắc nhất bước vào loạt tranh ngôi.
2 7 tiếng 3 ván 16 người 8 người Thuận Vị chiến:
  • Kì thủ đứng thứ 8 tổ A trở xuống
  • Tất cả các kì thủ từ tổ B2 trở lên
2 người Tất cả các kì thủ chuyên nghiệp còn lại từ tổ C1 - Thuận Vị chiến trở xuống.
3 Top 8 của kì 2 Tất cả các kì thủ từ tổ B2 - Thuận Vị chiến trở lên
4-10
  • Top 4 của kì trước đó
  • 4 kì thủ đứng đầu tổ A - Thuận Vị chiến
4 người
11-16 6 tiếng 6 tiếng 1 ván
17-25 5 tiếng 5 tiếng
26-31 4 tiếng
  • Top 4 của kì trước đó
  • Các kì thủ sở hữu danh hiệu.
  • Các kì thủ đạt danh dự Vĩnh thế
  • Các kì thủ đứng đầu tổ A - Thuận Vị chiến (nếu còn suất)
32-56
57-65
  • Tất cả các kì thủ từ tổ B2 - Thuận Vị chiến trở lên
  • Các kì thủ từng lọt vào trận Chung két của các kì trước

Từ kì 66 - kì 80: Sơ loại thứ Ba[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ kì 66, khi mà Kì Thánh chiến được tổ chức mỗi năm một lần, có thêm một phần nữa là Sơ loại thứ Ba (三次予選 (Tam thứ dữ soát)?) được tổ chức trước khi tiến tới Xác định Khiêu chiến giả. Kể từ kì 72, giai đoạn này được gọi là Sơ loại Cuối cùng (最終予選 (Tối chung dữ soát)?)

Thời gian

trong loạt tranh ngôi

Xác định Khiêu chiến giả Kì 66 - 71: Sơ loại thứ Ba

Kì 72 - 80: Sơ loại Cuối cùng

Sơ loại thứ Hai Sơ loại thứ Nhất
Thời gian Chung kết Bao gồm Thời gian Bao gồm Được đặc cách Thể thức Suất đi tiếp Được đặc cách Suất đi tiếp Bao gồm
66 - 71 5 tiếng 4 tiếng Một ván 8 người 3 tiếng 16 người 8 người:
  • Top 4 kì trước
  • Người sở hữu danh hiệu
  • Kì thủ đạt danh dự Vĩnh thế
  • Ở tổ A - Thuận Vị chiến
  • 16 kì thủ được chia làm 4 bảng, mỗi bảng 4 kì thủ
  • Đánh vòng tròn một lượt, hai kì thủ đứng đầu mỗi bảng đi tiếp
8 người
  • Tham gia Sơ loại thứ Ba/Sơ loại Cuối cùng ở kì trước
  • Từng tham gia loạt trận tranh danh hiệu Kì Thánh.
  • Các kì thủ từ tổ B2 ở Thuận Vị chiến trở lên
8 người
72 - 80 4 tiếng 8 người:
  • Top 4 kì trước:
  • Người sở hữu danh hiệu, kì thủ đạt danh dự Vĩnh thế
  • Ở tổ A - Thuận Vị chiến hoặc top 8 kì trước
16 kì thủ được rút thăm ngẫu nhiên để thi đấu theo thể thức Loại kép (Double Elimination).

Danh dự Vĩnh thế Kì Thánh[sửa | sửa mã nguồn]

Vĩnh thế Kì Thánh (永世棋聖 Eisei Kisei?) là danh dự được trao cho một kì thủ nếu kì thủ đó sở hữu danh hiệu Kì Thánh đủ 5 kì. Tính tới tháng 8 năm 2017, có tất cả 5 kì thủ đã đủ điều kiện để có được danh dự này, đó là:

Những điều đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khi Kì Thánh chiến ra đời, tất cả các giải danh hiệu khi đó là Danh Nhân chiến - Thập Đẳng chiến - Vương Tướng chiến hay Vương Vị chiến đều có những ván tranh danh hiệu được tổ chức trong 2-3 ngày. Kì Thánh chiến là giải đấu đầu tiên có ván tranh danh hiệu chỉ diễn ra trong 1 ngày. Lý do cho điều này có thể là do sức khỏe đã tàn lụi nhiều của Masuda Kozo. Ông cũng tham gia loạt trận Kì Thánh 2 lần nhưng chưa từng dành chiến thắng.
  • Oyama Yasuharu đã chiến thắng danh hiệu này kể từ khi nó ra đời, giữ được danh hiệu này trong 7 kì liên tiếp và nhanh chóng đạt danh dự Vĩnh thế Kì Thánh vào năm 23 tuổi - 11 tháng, kỉ lục trẻ nhất tới nay.
  • Kì thứ 37 của Kì Thánh chiến năm 1980, Futakami Tatsuya giành chiến thắng trước Yonenaga Kunio, giúp ông trở thành người có thời gian lâu nhất để giành lại một danh hiệu.
  • Ván 2 trong loạt trận tranh danh hiệu của Kì Thánh chiến kì 46 được tổ chức ở Los Angeles, Hoa Kỳ. Đây là lần thứ hai mà có một ván đấu của giới Shogi chuyên nghiệp được tổ chức ngoài Nhật Bản, kể từ Kì Vương chiến kì 1 năm 1975.
  • Ở kì thứ 55, Yashiki Nobuyuki đã thiết lập kỉ lục về người trẻ tuổi nhất thách đấu danh hiệu Kì Thánh, khi đó ông 17 tuổi. Tuy không giành được chiến thắng chung cuộc, ở kì sau đó (56 - 1990), Yashiki đã thiết lập kỉ lục về người trẻ nhất sở hữu danh hiệu Kì Thánh - 18 tuổi. Tuy nhiên, cả hai kỉ lục này đã bị xô đổ bởi Fujii Sota - điều sẽ được đề cập dưới đây.
  • Ở kì thứ 67 năm 1996, Habu Yoshiharu - người khi đó đang đạt chiến tích Thất quán (七冠 - Sở hữu đồng thời 7 danh hiệu cùng một lúc) bị thách đấu bởi Kì Thánh Khiêu chiến giả Miura Hiroyuki. Chiến tích Thất quán của Habu kéo dài 167 ngày, bắt đầu từ ngày Valentine 14/2/1996 với chiến thắng ở Vương Tướng - kết thúc khi ông mất danh hiệu Kì Thánh vào ngày 30/7/1996.
  • Từ kì thứ 67 tới kì 73 (1996 - 2002), tất cả các kì thủ sở hữu danh hiệu Kì Thánh đều không thể bảo vệ danh hiệu này ở kì tiếp theo.

Các kì thủ giành danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Người chiến thắng Tỉ số Đối thủ
1 1962 Ōyama Yasuharu 3-1 Tsukada Masao
2 1963 lần 1 Ōyama Yasuharu (2) 3-0 Futakami Tatsuya
3 1963 lần 2 Ōyama Yasuharu (3) 3-1 Masuda Kozō
4 1964 lần 1 Ōyama Yasuharu (4) 3-2 Sekine Shigeru
5 1964 lần 2 Ōyama Yasuharu (5) 3-0 Homma Sōetsu
6 1965 lần 1 Ōyama Yasuharu (6) 3-2 Masuda Kozō
7 1965 lần 2 Ōyama Yasuharu (7) 3-2 Futakami Tatsuya
8 1966 lần 1 Futakami Tatsuya 3-1 Ōyama Yasuharu
9 1966 lần 2 Ōyama Yasuharu (8) 3-0 Futakami Tatsuya
10 1967 lần 1 Yamada Michiyoshi 3-1 Ōyama Yasuharu
11 1967 lần 2 Yamada Michiyoshi (2) 3-2 Nakahara Makoto
12 1968 lần 1 Nakahara Makoto 3-1 Yamada Michiyoshi
13 1968 lần 2 Nakahara Makoto (2) 3-1 Ōyama Yasuharu
14 1969 lần 1 Nakahara Makoto (3) 3-0 Yamada Michiyoshi
15 1969 lần 2 Naitō Kunio 3-1 Nakahara Makoto
16 1970 lần 1 Ōyama Yasuharu (9) 3-1 Naitō Kunio
17 1970 lần 2 Nakahara Makoto (4) 3-0 Ōyama Yasuharu
18 1971 lần 1 Nakahara Makoto (5) 3-1 Ōyama Yasuharu
19 1971 lần 2 Nakahara Makoto (6) 3-1 Futakami Tatsuya
20 1972 lần 1 Nakahara Makoto (7) 3-1 Naitō Kunio
21 1972 lần 2 Ariyoshi Michio 3-2 Nakahara Makoto
22 1973 lần 1 Yonenaga Kunio 3-1 Ariyoshi Michio
23 1973 lần 2 Naitō Kunio 3-2 Yonenaga Kunio
24 1974 lần 1 Ōyama Yasuharu (10) 3-1 Naitō Kunio
25 1974 lần 2 Ōyama Yasuharu (11) 3-0 Yonenaga Kunio
26 1975 lần 1 Ōyama Yasuharu (12) 3-1 Futakami Tatsuya
27 1975 lần 2 Ōyama Yasuharu (13) 3-0 Futakami Tatsuya
28 1976 lần 1 Ōyama Yasuharu (14) 3-1 Kiriyama Kiyozumi
29 1976 lần 2 Ōyama Yasuharu (15) 3-2 Yonenaga Kunio
30 1977 lần 1 Ōyama Yasuharu (16) 3-1 Mori Keiji
31 1977 lần 2 Nakahara Makoto (8) 3-2 Ōyama Yasuharu
32 1978 lần 1 Nakahara Makoto (9) 3-0 Ariyoshi Michio
33 1978 lần 2 Nakahara Makoto (10) 3-1 Futakami Tatsuya
34 1979 lần 1 Nakahara Makoto (11) 3-1 Katō Hifumi
35 1979 lần 2 Nakahara Makoto (12) 3-0 Awaji Hitoshige
36 1980 lần 1 Yonenaga Kunio (2) 3-1 Nakahara Makoto
37 1980 lần 2 Futakami Tatsuya (2) 3-1 Yonenaga Kunio
38 1981 lần 1 Futakami Tatsuya (3) 3-0 Nakahara Makoto
39 1981 lần 2 Futakami Tatsuya (4) 3-0 Katō Hifumi
40 1982 lần 1 Mori Keiji 3-0 Futakami Tatsuya
41 1982 lần 2 Nakahara Makoto (13) 3-1 Mori Keiji
42 1983 lần 1 Hidemitsu Moriyasu 3-2 Nakahara Makoto
43 1983 lần 2 Yonenaga Kunio (3) 3-1 Hidemitsu Moriyasu
44 1984 lần 1 Yonenaga Kunio (4) 3-0 Tanigawa Kōji
45 1984 lần 2 Yonenaga Kunio (5) 3-2 Osamu Nakamura
46 1985 lần 1 Yonenaga Kunio (6) 3-1 Osamu Katsuura
47 1985 lần 2 Yonenaga Kunio (7) 3-0 Osamu Nakamura
48 1986 lần 1 Kiriyama Kiyozumi 3-1 Yonenaga Kunio
49 1986 lần 2 Kiriyama Kiyozumi (2) 3-1 Minami Yoshikazu
50 1987 lần 1 Kiriyama Kiyozumi (3) 3-0 Nishimura Kazuyoshi
51 1987 lần 2 Minami Yoshikazu 3-0 Kiriyama Kiyozumi
52 1988 lần 1 Tanaka Torahiko 3-2 Minami Yoshikazu
53 1988 lần 2 Nakahara Makoto (14) 3-2 Tanaka Torahiko
54 1989 lần 1 Nakahara Makoto (15) 3-1 Minami Yoshikazu
55 1989 lần 2 Nakahara Makoto (16) 3-2 Yashiki Nobuyuki
56 1990 lần 1 Yashiki Nobuyuki 3-2 Nakahara Makoto
57 1990 lần 2 Yashiki Nobuyuki (2) 3-1 Morishita Taku
58 1991 lần 1 Minami Yoshikazu (2) 3-2 Yashiki Nobuyuki
59 1991 lần 2 Tanigawa Kōji 3-0 Minami Yoshikazu
60 1992 lần 1 Tanigawa Kōji (2) 3-1 Gōda Masataka
61 1992 lần 2 Tanigawa Kōji (3) 3-0 Gōda Masataka
62 1993 lần 1 Habu Yoshiharu 3-1 Tanigawa Kōji
63 1993 lần 2 Habu Yoshiharu (2) 3-2 Tanigawa Kōji
64 1994 lần 1 Habu Yoshiharu (3) 3-1 Tanigawa Kōji
65 1994 lần 2 Habu Yoshiharu (4) 3-0 Shima Akira
66 1995 Habu Yoshiharu (5) 3-0 Miura Hiroyuki
67 1996 Miura Hiroyuki 3-2 Habu Yoshiharu
68 1997 Yashiki Nobuyuki (3) 3-1 Miura Hiroyuki
69 1998 Gōda Masataka 3-0 Yashiki Nobuyuki
70 1999 Tanigawa Kōji (4) 3-0 Gōda Masataka
71 2000 Habu Yoshiharu (6) 3-2 Tanigawa Kōji
72 2001 Gōda Masataka (2) 3-2 Habu Yoshiharu
73 2002 Satō Yasumitsu 3-2 Gōda Masataka
74 2003 Satō Yasumitsu (2) 3-0 Maruyama Tadahisa
75 2004 Satō Yasumitsu (3) 3-0 Moriuchi Toshiyuki
76 2005 Satō Yasumitsu (4) 3-2 Habu Yoshiharu
77 2006 Satō Yasumitsu (5) 3-0 Suzuki Daisuke
78 2007 Satō Yasumitsu (6) 3-1 Watanabe Akira
79 2008 Habu Yoshiharu (7) 3-2 Satō Yasumitsu
80 2009 Habu Yoshiharu (8) 3-2 Kimura Kazuki
81 2010 Habu Yoshiharu (9) 3-0 Fukaura Kōichi
82 2011 Habu Yoshiharu (10) 3-0 Fukaura Kōichi
83 2012 Habu Yoshiharu (11) 3-0 Nakamura Taichi
84 2013 Habu Yoshiharu (12) 3-1 Watanabe Akira
85 2014 Habu Yoshiharu (13) 3-0 Moriuchi Toshiyuki
86 2015 Habu Yoshiharu (14) 3-1 Toyoshima Masayuki
87 2016 Habu Yoshiharu (15) 3-2 Nagase Takuya
88 2017 Habu Yoshiharu (16) 3-1 Saito Shintaro
89 2018 Toyoshima Masayuki 3-2 Habu Yoshiharu
90 2019 Watanabe Akira 3-1 Toyoshima Masayuki
91 2020 Fujii Sota 3-1 Watanabe Akira
92 2021 Fujii Sota (2) 3-0 Watanabe Akira
93 2022 Fujii Sota (3) 3-1 Nagase Takuya

Tên kì thủ được in đậm để chỉ năm/kì mà kì thủ đã đạt đủ điều kiện cho danh dự Vĩnh thế Kì Thánh.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]


Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ https://www.shogi.or.jp/news/2018/03/post_1667.html
  2. ^ a b https://www.shogi.or.jp/news/2021/02/post_1989.html
  3. ^ https://web.archive.org/web/20101012071340/http://www.shogi.or.jp/kisen/index.html
  4. ^ INC, SANKEI DIGITAL (28 tháng 2 năm 2020). “第91期ヒューリック杯棋聖戦 本戦組み合わせ決まる 藤井七段の初戦は斎藤八段”. 産経ニュース (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ Thứ tự lựa chọn hai Nữ Lưu kì sĩ này như sau (theo thứ tự ưu tiên giảm dần): Sở hữu nhiều hơn một danh hiệu - Nữ Lưu Danh Nhân - Nữ Lưu Vương Tướng - các danh hiệu Nữ Lưu khác - đẳng cấp Nữ Lưu. Đôi khi, các kì thủ nữ tới từ Trường đào tạo Kỳ thủ Trẻ cũng tham gia - ví dụ như Nishiyama Tomoka ở kì 92.