Karl Theodor, Tuyển hầu xứ Bayern

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Karl Theodor
Karl Theodor, vẽ bởi Anna Dorothea Therbusch năm 1763
Công tước Bayern
Pfalzgraf và tuyển hầu tước của Pfalz
Công tước của Jülich-Berg
Tại vị1742 (Pfalz, lúc 17 tuổi)
1777 (Bayern, lúc 53 tuổi)
cho tới 1799
Tiền nhiệmKarl III Philip (Pfalz)
Maximilian III Joseph (Bayern)
Kế nhiệmMaximilian I Joseph của Bayern
Thông tin chung
Sinh(1724-12-11)11 tháng 12, 1724
Drogenbos, Brussels, Austrian Netherlands
Mất16 tháng 2, 1799(1799-02-16) (74 tuổi)
Münchner Residenz, Tuyển hầu quốc Bayern
An tángnhà thờ Theatine, München
Phối ngẫunữ bá tước Pfalz Elisabeth Augusta của Sulzbach
nữ đại công tước Maria Leopoldine của Austria-Este
Hoàng tộcNhà Wittelsbach
Thân phụJohn Christian, công tước của Sulzbach
Thân mẫuMaria Henriette de La Tour d'Auvergne

Karl Theodor (11 tháng 12 năm 1724 – 16 tháng 2 năm 1799) là Bá tước Pfalz-Sulzbach từ năm 1733, sau cái chết của cha mình; từ năm 1742, sau cái chết của người họ hàng đồng thời cũng là bác vợ Karl III Philipp, Tuyển hầu xứ Pfalz ông thừa kế thêm Tuyển hầu xứ Pfalz và các Công quốc JülichCông quốc Berg; từ năm 1777, sau cái chết của Maximilian III Joseph, Tuyển hầu xứ Bayern ông lại được thừa kế thêm Tuyển hầu xứ Bayern và chuyển triều đình đến Munich, và cũng từ năm 1777, hai tuyển đế hầu Pfalz và Bayern được hợp lại thành một và người cai trị chỉ giữ quyền lợi của Bayern, dù vẫn được giữ lại tước hiệu Bá tước Pfalz, Karl đã cai trị một lãnh thổ rộng lớn xếp thứ 3 trong Đế chế La Mã Thần thánh, chỉ sau Quân chủ HabsburgBrandenburg-Phổ của Nhà Hohenzollern.

Ông sinh ra là thành viên của Nhà Pfalz Sulzbach, một chi nhánh của Vương tộc Wittelsbach, nhưng vì 2 dòng Pfalz-Neuburg cai trị Tuyển hầu xứ Pfalz và dòng Bayern cai trị Tuyển hầu xứ Bayern bị tuyệt tự nên toàn bộ tài sản, lãnh thổ và quyền lực đều giao lại cho Karl Theodore của chi nhánh Pfalz Sulzbach. Theo đánh giá của các nhà sử học, Karl Theodor cai trị Pfalz rất thành công, trong khi đó điều này thì ngược lại ở Bayern, ông không được lòng của thần dân mình.

Năm 1799, Karl Theodor qua đời mà không để lại bất kỳ người con trai hợp pháp nào thừa kế, nên toàn bộ tài sản, lãnh thổ và tước vị của ông đã phải để lại cho người họ hàng xa thuộc dòng Pfalz-BirkenfeldMaximilian Joseph, Công tước xứ Pfalz Zweibrücken.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Karl Theodor thuộc nhánh Pfalz-Sulzbach, nhà Wittelsbach, sinh ra ở Drogenbos gần Brussels và được dạy dỗ ở Mannheim.[1] Cha mẹ ông là công tước Johann Christian von Pfalz-SulzbachMarie de La Tour d'Auvergne, cháu gái của Đại Thống chế Pháp, Tử tước Turenne[2]. Lúc 4 tuổi ông được thừa kế Bá quốc Bergen op Zoom của mẹ ở Hà Lan. Khi người chú là Joseph Karl von Pfalz-Sulzbach và cha ông mất sớm, Karl Theodor lúc 10 tuổi đã trở thành Pfalzgraf và công tước xứ Pfalz-Sulzbach. Theo ủy nhiệm của người bà con Karl III Philipp, Tuyển hầu xứ Pfalz, ông đã được các vị tu sĩ Dòng Tên dậy dỗ để trở thành tuyển đế hầu trong tương lai, bởi vì Karl Philipp không có con trai nối dõi, khi ông chết nhà Wittelsbach nhánh Pfalz-Neuburg đã bị tuyệt tự. Karl Theodor được thừa kế lãnh thổ của ông ta vào năm 1742. Để cho các nhánh của Nhà Wittelsbach được liên minh chặt chẽ, lúc còn sống Karl III Philipp đã tổ chức liên hôn giữa cháu gái ông, nữ công tước Elizabeth Augusta xứ Sulzbach và Karl Theodore vào 17 tháng 1 năm 1742, cũng như chị em gái của bà, Maria Anna với công tước Clement Francis xứ Bayern.

Gần 20 năm sau họ mới có được một người con trai nhưng mất liền ngay sau đó. Từ đó 2 vợ chồng ngày càng xa cách nhau. Tuy không có con nối dõi, và vợ có nhiều người tình, cả ông cũng vậy, tuy nhiên ông không bỏ vợ. Chỉ sau khi vợ chết vào ngày 17 tháng 8 năm 1794, Karl Theodor mới lấy vợ mới, Nữ đại công tước Maria Leopoldine của Áo-Este, cháu nội của Maria Theresia của Áo, lúc đó ông đã 70 tuổi. Vì đây là cuộc hôn nhân gượng ép, Nữ đại công tước Maria Leopoldine lúc đó mới 18 tuổi, từ chối quan hệ tình dục với ông. Cho nên cuộc hôn nhân này cũng không mang lại đứa con nào cả.

Sau khi tiếp nhận ngai vàng Tuyển hầu xứ Pfalz, Karl Theodore đã chiếm được cảm tình của các thần dân bằng cách sáng lập ra học viện khoa học, tạo ra các bảo tàng viện cũng như bảo trợ cho nghệ thuật. Khi Maximilian III Joseph, Tuyển hầu xứ Bayern qua đời năm 1777, Karl Theodore cũng trở thành tuyển đế hầu của Bayern và dọn về cư ngụ ở München.

Kế vị Bayern[sửa | sửa mã nguồn]

Karl Theodore năm 1744, khi ông đã kế thừa ngai vàng của Tuyển hầu xứ Pfalz được 2 năm
Xu bạc: 1 thaler của Tuyển hầu xứ Bayern năm 1778, với mặt trước là chân dung của Karl Theodor

Năm 1777, sau cái chết của người bà con là Maximilian III Joseph, Tuyển hầu xứ Bayern mà không để lại người thừa tự, tuy lãnh thổ và tài sản của Tuyển hầu xứ Bayern sẽ được thừa kế bởi Karl Theodor, nhưng ông chưa tiếp nhận ngay, vì còn phải toan tính cho tương lai của những người con ngoài giá thú của mình. Tuy nhiên, những đứa trẻ này không thể thừa kế Bayern cũng như Pfalz; Karl Theodore cần những lãnh thổ mà ông có thể để lại cho những đứa con ngoài giá thú của mình. Karl Theodor cũng mơ ước hồi sinh Đế chế Burgundy thời Trung cổ.

Vào ngày 3 tháng 1 năm 1778, ngay sau cái chết của Tuyển hầu xứ Bayern, Karl Theodor đã ký một thỏa thuận với Hoàng đế Joseph II để đổi miền Nam Bayern để lấy một phần của Hà Lan thuộc Áo.

Kế hoạch bị phản đối mạnh mẽ bởi Maria Anna Sophia xứ Sachsen, vợ của cựu Tuyển đế hầu Maximilian III Joseph, và em họ của Karl Theodor, Karl II August, Công tước xứ Zweibrücken, người đứng đầu nhánh Pfalz-Birkenfeld và là người thừa kế tiếp theo của Bayern và Pfalz. Họ nhận được sự ủng hộ của Frederick Đại đế, và hầu hết các Thân vương nhỏ của Thánh Chế La Mã.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó đã dẫn đến Chiến tranh Kế vị Bayern, kết thúc bằng Hiệp ước Teschen (1779). Karl Theodor chấp nhận kế vị xứ Bayern, và đồng ý rằng những hậu duệ ngoài giá thú của ông không thể thừa kế xứ này.[3] Quân chủ Habsburg mua lại Innviertel, một phần của Bayern trong lưu vực sông Inn.[4]

Karl Theodor có một con trai duy nhất với Nữ bá tước Elizabeth Augusta xứ Sulzbach, nhưng đã chết một ngày sau khi sinh. Năm 1795, sau khi vợ đầu qua đời được 1 năm, ông kết hôn với Maria Leopoldine của Áo-Este, cháu gái của Hoàng đế Joseph, nhưng họ không có con. Đề xuất thứ hai nhằm đổi Bayern lấy Hà Lan thuộc Áo vào năm 1784 cũng thất bại khi Frederick II của Phổ khởi xướng Liên minh các Vương hầu.

Khi Karl Theodor qua đời, tất cả tài sản và lãnh thổ của Tuyển hầu xứ Bayern được chuyển cho người họ hàng của ông, Maximilian Joseph, Công tước xứ Zweibrücken, em trai của Karl II August, người qua đời năm 1795 mà không có người thừa kế.

Năm 1989, Marvin E. Thomas lập luận trong "Karl Theodor và Kế vị xứ Bavaria", 1777–1778 rằng Karl Theodor muốn duy trì quyền sở hữu lãnh thổ mới của mình, như được thể hiện trong thư tín ngoại giao của ông.[3] Người ta hiểu rộng rãi hơn rằng Karl Theodore đã tiếp tục những thói quen chuyên quyền và tốn kém mà ông đã phát triển với tư cách là Tuyển hầu xứ Pfalz trước đó.

Cai trị xứ Bayern[sửa | sửa mã nguồn]

Benjamin Thompson, cận thần của Karl tại Bayern

Theo nhà phê bình Lorenz von Westenrieder, Karl Theodor chưa bao giờ trở nên nổi tiếng với tư cách là một người cai trị ở Bayern. Ông đã cố gắng nhưng không thành công trong việc đổi các vùng đất của Bayern để lấy Hà Lan thuộc Áo và một vương miện hoàng gia, và ông chưa bao giờ kiểm soát được những căng thẳng xã hội đang gia tăng ở Bayern. Sau một cuộc tranh chấp với hội đồng thành phố Munich, ông thậm chí còn chuyển nơi triều đình vào năm 1788 đến Mannheim nhưng chỉ một năm sau lại quay trở lại.[5]

Năm 1785, ông bổ nhiệm người Mỹ theo chủ nghĩa bảo hoàng lưu vong Benjamin Thompson làm phụ tá và thị thần của mình. Trong 11 năm tiếp theo, Thompson cải tổ quân đội và nhiều khía cạnh của nhà nước, thăng lên cấp bộ trưởng với sự hậu thuẫn của Karl Theodor, và được gia phong Bá tước xứ Rumford.

Karl Theodor cũng được biết đến với việc giải tán tổ chức Illuminati của Adam Weishaupt vào năm 1785.

Năm 1794, quân đội của Cách mạng Pháp chiếm Công quốc Jülich, năm 1795 họ xâm chiếm Pfalz, và năm 1796 tiến về phía Bayern. Karl Theodor đã cầu xin sự giúp đỡ của Hoàng đế Francis II để biến Bayern thành một quốc gia vệ tinh của Áo. Khi ông qua đời vì đột quỵ ở Munich vào năm 1799, người dân ở Munich đã tổ chức lễ kỷ niệm trong vài ngày. Ông được chôn cất trong hầm mộ của Theatinerkirche ở Munich.

Bất chấp sự không ưa và không tin tưởng lẫn nhau giữa ông và thần dân Bayern, Karl Theodor đã để lại một dấu ấn đặc biệt cho thành phố München: đó là trong thời gian trị vì của ông, Vườn Anh, công viên lớn nhất của München, đã được tạo ra và các công sự cũ của thành phố đã bị dỡ bỏ để nhường chỗ cho một thành phố hiện đại, mở rộng. Một trong những quảng trường lớn của Munich, Karlsplatz, được đặt theo tên của Karl Theodore. Tuy nhiên, người bản địa Munich hiếm khi sử dụng cái tên này, thay vào đó họ gọi quảng trường là Stachus, theo tên quán rượu "Beim Stachus" nằm ở đó cho đến khi công việc xây dựng Karlsplatz bắt đầu, chủ yếu là do Karl Theodor, như đã nói ở trên, chưa bao giờ được lòng người ở Bayern, ông chỉ thích ở Pfalz.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ (tiếng Đức) Brockhaus Geschichte Second Edition
  2. ^ Maria Henriette de La Tour d'Auvergne, người thừa kế Bá quốc Bergen of Zoom
  3. ^ a b Thomas, Marvin E., Karl Theodor and the Bavarian Succession, 1777–1778. The Edwin Mellen Press: Lewiston/Lampeter/Queenston: 1989.
  4. ^ Hochedlinger, p. 367.
  5. ^ Lorenz von Westenrieder (1807). “Geschichte der baierischen Akademie der Wissenschaften” [History of the Bavarian Academy of Sciences] (bằng tiếng Đức).

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Phim tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thanh[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]