Khu dự trữ sinh quyển Lapland

Khu bảo tồn thiên nhiên Lapland
tiếng Nga: Лапландский заповедник
(Also: Laplandskiy)
Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt Lapland
Bản đồ hiển thị vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Lapland
Bản đồ hiển thị vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Lapland
Vị trí khu bảo tồn
Vị tríMurmansk
Thành phố gần nhấtMonchegorsk
Tọa độ67°49′0″B 32°28′0″Đ / 67,81667°B 32,46667°Đ / 67.81667; 32.46667
Diện tích278.436 hécta (688.030 mẫu Anh; 1.075 dặm vuông Anh)
Thành lập1957 (1957)
Cơ quan quản lýBộ Tài nguyên và Môi trường (Nga)
Trang webhttp://www.laplandzap.ru/

Khu bảo tồn thiên nhiên Lapland (tiếng Nga: Лапландский заповедник) (còn được gọi là Laplandskiy) là một khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt nằm ở tỉnh Murmansk, Nga, phía trên Vòng Bắc Cực. Được chính thức thành lập vào năm 1957, khu bảo tồn này bảo vệ một khu vực rộng 2.784 km2 (1.075 dặm vuông Anh) nằm về phía tây bắc hồ Imandra, trong đó có 86 km² vùng nước nội thủy. Địa hình là lãnh nguyên miền núi và rừng taiga phía bắc. Từ năm 1985, khu bảo tồn này đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lapland được thành lập vào năm 1930 nhưng cùng với nhiều khu bảo tồn khác thì vào năm 1951 nó đã bị bãi bỏ. Nó được tái lập vào năm 1957, nhưng đến những năm 1961-1965 thì được sáp nhập vào khu bảo tồn thiên nhiên Kandalaksha. Năm 1983, phần diện tích rộng 1.613 km² của khu bảo tồn thiên nhiên được mở rộng đáng kể bao gồm 1.296 km² lãnh thổ về phía tây bắc, xa hơn phạm vi ảnh hưởng gây ô nhiễm của nhà máy luyện niken ở thị trấn Monchegorsk và cắt giảm khu vực rộng 124 km² nằm gần thành phố. Khu bảo tồn Lapland thuộc tỉnh Murmansk và cách 50 km về phía nam thành phố Murmansk.[1][2]

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Khu bảo tồn Lapland có địa hình chủ yếu là lãnh nguyên núi và hồ, nằm ở khu vực phía tây của dãy núi Khibiny. Phần lớn lãnh địa của nó được bao phủ bởi lãnh nguyên rừng taiga và núi phía bắc với điểm cao nhất là núi Ebruchorr (1.115 mét so với mực nước biển).[2]

Khí hậu và hệ sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Nó nằm trong vùng sinh thái rừng Taiga Scandinavi và Nga nằm ở Bắc Âu giữa lãnh nguyên ở phía bắc và rừng hỗn hợp ôn đới ở phía nam. Nó bao gồm các phần thuộc Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và phần phía bắc của nước Nga thuộc Châu Âu, là vùng sinh thái lớn nhất ở Châu Âu. Đặc điểm của vùng sinh thái này là các khu rừng lá kim chiếm ưu thế bởi loài thông Scotland (khu vực khô hơn) thường có bách xù thường, vân sam Na Uy, vân sam Siberia và sự có mặt đáng kể hỗn hợp bạch dương trắng châu Âu, bạch dương trắng núi. Đặc trưng phần phía đông của vùng sinh thái này là sự có mặt của loài thông Siberia.[3]

Khí hậu của Lapland là khí hậu lục địa ẩm đặc trưng bởi mùa đông dài lạnh giá và mùa hè ngắn, mát mẻ.[4][5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Lapland Zapovednik (Official Site)” (bằng tiếng Nga). Ministry of Natural Resources and Environment (Russia). Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ a b “Lapland Zapovednik” (bằng tiếng Nga). Ministry of Natural Resources and Environment (Russia). Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ “Scandinavian and Russian taiga”. Encyclopedia of Earth. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ Kottek, M., J. Grieser, C. Beck, B. Rudolf, and F. Rubel, 2006. “World Map of Koppen-Geiger Climate Classification Updated” (PDF) (bằng tiếng Anh). Gebrüder Borntraeger 2006. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ “Dataset - Koppen climate classifications” (bằng tiếng Anh). World Bank. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]