Lạc Thần
Lạc Thần (tiếng Trung: 洛神; bính âm: Luo Shen), tên thật là Phục Phi (tiếng Trung: 宓妃; bính âm: Fú Fēi), còn gọi là Lạc Tần (tiếng Trung: 洛嫔) là một nữ thần sông trong thần thoại Trung Hoa.
Hình tượng nữ thần Lạc Thần trở nên phổ biến trong dân gian nhờ bài thơ Lạc thần phú (洛神賦), tức Cảm Chân phú (感鄄赋) của thi nhân Tào Thực thời Tam Quốc.[1] Do bài thơ trên mà dân gian đồn rằng Chân hoàng hậu, chị dâu của Tào Thực, là Lạc Thần chuyển thế.
Thần thoại
[sửa | sửa mã nguồn]Hình tượng Lạc Thần xuất hiện lần đầu trong Sở từ của Khuất Nguyên, là nữ thần sông Lạc Thủy, vợ của Hà Bá, bị quốc quân nước Hữu Cùng Di Nghệ chiếm hữu.[2] Khuất Nguyên mô tả Lạc Thần là vị nữ thần có tính cách thất thường, kiêu ngạo, xinh đẹp nhưng vô lễ, dâm loạn vô độ. Hình tượng này được kế thừa trong Thượng lâm phú của Tư Mã Tương Như,[3] Hoài Nam Tử,[4] Tư huyền phú của Trương Hành.[5]
Thời Tam quốc, Như Thuần thời Tam Quốc khi chú thích truyện Tư Mã Tương Như trong Sử ký đã bổ sung thêm: Phục Phi, con gái của Phục Hi, chết đuối ở Lạc Thủy, trở thành thần của Lạc Thủy.[6] Đến thời Đường, Lý Thiện chú thích sách Chiêu Minh văn tuyển đã dẫn lại ý trên: Phục Phi, con gái của Phục Hi thị, chết đuối ở Lạc Thủy, trở thành thần.[5] Quan điểm này được Hồng Hưng Tổ thời Tống ủng hộ.
Thời Thanh, Khuất Phục khi chú thích Sở từ đã đưa ra quan điểm: Phục Phi là phi tần của Phục Hi, không phải con gái.[7] Quan điểm này được học giả cận đại Du Quốc Ân ủng hộ.[8]
Trong văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Thơ từ
[sửa | sửa mã nguồn]Các bài thơ có hình tượng Lạc thần:
Văn học
[sửa | sửa mã nguồn]Lý Thiện thời Vũ Tắc Thiên khi chú thích Chiêu Minh văn tuyển có dẫn sách Ký rằng: Đông A vương nước Ngụy (tức Tào Thực) xin cưới con gái của Chân Dật (tức Chân hậu) không được, về sau làm Cảm Chân phú. Nàng Chân vốn có tình ý với Tào Thực, nhưng trời không chiều lòng người. Nàng có một chiếc gối ngọc là của hồi môn, giờ về tay Thực. Thực thường đem gối bên người, cùng ăn cùng ngủ, cảm xúc ngổn ngang.[1]
Nhà thơ Lý Thương Ẩn thời Đường cũng vì thế mà làm bài thơ Đông A vương,[15] có ý chê trách Tào Thực mềm yếu, để ý chị dâu, không màng cho việc tranh giành quyền lực, dẫn tới thất bại:
|
|
Sách Truyện ký của Bùi Hình (người thời Đường Ý Tông) có chép một truyện về cuộc gặp gỡ của người phàm với Lạc Thần: Ẩn sĩ Tiêu Khoáng thời Thái Hòa[16] đi từ đất Lạc Đông, nghỉ lại ở đình Song Mỹ, thấy trăng sáng, bèn ngồi đánh đàn. Lạc Thần cảm động trước tiếng đàn của Khoáng, liền hiện thân thăm hỏi, chủ động nhắc đến việc từng hội ngộ và có cảm tình với Trần Tư vương (Tào Thực). Nàng khen Tiêu Khoáng "cầm vận thanh nhã", có phong thái của Thái trung lang.[17]
Hội họa
[sửa | sửa mã nguồn]Vào thời Đông Tấn, đại thần Cố Khải Chi bất lực trước thời cuộc, bèn gửi tâm hồn vào thi, họa, thư pháp. Họ Cố thường thả mình vào truyện thần tiên, dựa vào Lạc thần phú mà vẽ nên bộ tranh Lạc thần phú đồ.
Bản gốc của Lạc thần phú đồ đã bị thất lạc, nay chỉ còn 4 phiên bản được sao chép lại thời Tống. Phiên bản có niên đại muộn nhất hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cố cung Quốc gia (Đài Bắc).
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Tiêu Thống (sưu tầm), Lý Thiện (chú thích), Chiêu Minh văn tuyển.
- Từ Lăng (sưu tầm), Ngọc Đài tân vịnh.
- Vương Lỵ, Bàn về nguồn gốc và sự đổi mới của hình tượng Phục Phi thời Trung đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Quý Châu, Quý Châu, 2003.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Tiêu Thống (sưu tầm), Lý Thiện (chú thích), Chiêu Minh văn tuyển, quyển 19, Lạc thần phú.
- ^ Lưu Hướng, Sở từ, Ly tao.
- ^ Tiêu Thống (sưu tầm), Lý Thiện (chú thích), Chiêu Minh văn tuyển, quyển 8, Thượng lâm phú.
- ^ Lưu An (chủ biên), Hoài Nam Tử, quyển 3, Thục chân huấn.
- ^ a b Tiêu Thống (sưu tầm), Lý Thiện (chú thích), Chiêu Minh văn tuyển, quyển 15, Tư huyền phú.
- ^ Tư Mã Thiên, Sử ký, quyển 117, Liệt truyện, Tư Mã Tương Như liệt truyện.
- ^ Khuất Phục, Sở từ tân chú.
- ^ Du Quốc Ân, Sở từ khái luận, Trung Hoa thư cục, 1980.
- ^ Lưu Hướng (sưu tầm), Sở từ chương cú, quyển 5, Viễn du.
- ^ Lưu Hướng, Cửu thán.
- ^ Tiêu Thống (sưu tầm), Lý Thiện (chú thích), Chiêu Minh văn tuyển, quyển 7, Cam tuyền phú.
- ^ Từ Lăng (sưu tầm), Ngọc Đài tân vịnh, quyển 9, Thiếp bạc mệnh hành.
- ^ Từ Lăng (sưu tầm), Ngọc Đài tân vịnh, quyển 3, Tiền hoãn thanh ca.
- ^ Tiêu Thống (sưu tầm), Lý Thiện (chú thích), Chiêu Minh văn tuyển, quyển 21, Du tiên thi thất thủ.
- ^ Nhiều tác giả (sưu tầm), Toàn Đường thi, quyển 540.
- ^ Trong lịch sử Trung Quốc có 5 vị vua từng sử dụng niên hiệu Thái Hòa, tuy nhiên chỉ có 3 trường hợp được công nhận chính thức: Niên hiệu Thái Hòa (227-233) thời Ngụy Minh Đế (Tam Quốc); Niên hiệu Thái Hòa (366-371) thời Tấn Phế Đế (Đông Tấn); Niên hiệu Thái Hòa (477-499) thời Ngụy Hiếu Văn Đế (Bắc Ngụy).
- ^ Lý Phưởng, Thái Bình quảng ký, quyển 311, Thần (21), Tiêu Khoáng, Sử Toại, Điền Bố, tiến sĩ Thôi sinh, Trương Yển, Bùi thị tử, Vi Sô.