Hoài Nam Tử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoài Nam Tử (淮南子) là những bộ sách quan trọng của Đạo giáo Trung Quốc do Hoài Nam Vương Lưu An đã tập hợp các học giả lại để biên soạn. Hoài Nam Tử có nhiều điểm tương đồng với các quan niệm về triết học tự nhiên của các triết gia Hy Lạp cùng thời, cùng với Đạo Đức KinhNam Hoa Kinh (南華經) tạo nên hệ thống quan điểm của Đạo giáo. Hoài Nam Tử, với Lã Thị Xuân Thu và Thi Tử (尸子) cũng được coi là những bộ sách quan trọng về Tạp Gia (雜家).

Khái niệm chủ yếu[sửa | sửa mã nguồn]

  1. "Nam thuyền bắc mã" (Nam đi thuyền, Bắc đi ngựa) – Trong chương Tề Tục (齊俗): Hồ nhân tiện ư mã, Việt nhân tiện ư chu (胡人便於馬越人便於舟), nghĩa là "Người Hồ tiện dụng bằng ngựa, người Việt tiện dụng bằng thuyền".
  2. "Bách xuyên quy hải" (Trăm sông về biển) - Trong chương Phiếm Luận Huấn (氾論訓): Bách xuyên dị nguyên, nhi giai quy ư hải (百川異源、而皆歸於海), nghĩa là "Trăm sông khác nguồn nhưng đều đổ về biển cả".
  3. "Băng thán tương ái" (Than giá yêu nhau) - Trong chương Thuyết Sơn Huấn (說山訓): Thiên hạ mạc tương tăng ư giao tất, nhi mạc tương ái ư băng thán (天下莫相憎於膠漆、而莫相愛於冰炭), nghĩa là "Dưới trời chẳng có sự ghét nhau giữa bạn thân, và chẳng có sự yêu nhau giữa than và giá".

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Philosophes Taoistes II HUAINAN ZI Bản mẫu:Traduit par Charles Le Blanc et Rémi Mathieu Bản mẫu:Édition La Pléiade, NRF Gallimard