Bước tới nội dung

Lực lượng vũ trang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lực lượng vũ trang là lực lượng chiến đấu của nhà nước nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Do tính chất nhiệm vụ đặc biệt không cho người phi hành quân đội, công andân quân , khu vực không cho ai vào , cho nên lực lượng này được hưởng những chế độ đặc biệt. Nó được trang bị vũ khí cùng với những quyền hạn rất lớn. Thông thường, ở các nước, dù khác nhau về hệ thống chính trị hay địa lý, nhưng lực lượng vũ trang vẫn bao gồm những lực lượng chính là quân đội, công an và dân quân. Có nhiều nước chỉ tính quân đội.

Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia, chống ngoại xâm.

Công an có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự nội địa.

Dân quân là lực lượng bán vũ trang, thường được các quốc gia tổ chức như là một lực lượng dự phòng nhằm huy động sức mạnh từ số đông quần chúng.

Ngoài ra, còn một lực lượng nữa cũng nằm trong lực lượng vũ trang là lực lượng an ninh, có trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia.

Tùy theo tổ chức nhà nước mà các bộ phận này được đặt ở các cơ quan quản lý khác nhau. Thông thường, quân đội được đặt dưới quyền điều động của Bộ Tổng tham mưu (hay Hội đồng tham mưu liên quân), lực lượng an ninh do Ủy ban An ninh Quốc gia điều động, còn cảnh sát thuộc quyền của Bộ Nội vụ.

Việt Nam, lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dânDân quân tự vệ.[1] Trong đó, lực lượng Quân đội nhân dân bao gồm Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng Công an nhân dân bao gồm An ninhCảnh sát, chịu sự quản lý củaBộ Công An. Lực lượng Dân quân tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương.

Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Việt Nam là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Chức vụ này thường do Chủ tịch nước đảm nhiệm, trừ một trường hợp ngoại lệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được trao chức Tổng Tư lệnh khi đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Luật Quốc phòng (2005) của Việt Nam, CSDLVBQPPL Bộ Tư pháp (Việt Nam)