Bộ đội Biên phòng Việt Nam
Bộ đội Biên phòng Việt Nam | |
---|---|
![]() Biểu trưng | |
Hoạt động | 19/11/1958 64 năm, 305 ngày |
Quốc gia | ![]() |
Phân loại | Quân chủng (Nhóm 3) |
Chức năng | Bảo vệ an ninh Biên giới |
Quy mô | 70.000 người |
Bộ phận của | ![]() |
Bộ chỉ huy | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Đặt tên theo | QĐ: 100-TTg, ngày 3 tháng 3 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ |
Khẩu hiệu | Đồn là nhà, Biên giới là quê hương, Đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt |
Màu sắc | Xanh lục |
Hành khúc | Hành khúc Bộ đội Biên phòng |
Lễ kỷ niệm | Ngày 3 tháng 3 năm 1959 Ngày Thành lập Công an nhân dân Vũ trang nay là Bộ đội Biên phòng Ngày Biên phòng toàn dân |
Tham chiến | Chiến tranh Việt Nam Chiến tranh biên giới Tây Nam Chiến tranh biên giới phía Bắc |
Website | http://bienphongvietnam.gov.vn/ |
Các tư lệnh | |
Tư lệnh | |
Chính ủy | |
Tham mưu trưởng | |
Chỉ huy nổi tiếng | |
Huy hiệu | |
Quân kỳ | ![]() |
Huy hiệu | ![]() |
Bộ đội Biên phòng Việt Nam (BĐBP hay BP), hay Biên phòng Việt Nam (BPVN; tiếng Anh: Vietnam Border Guard), là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới, cửa khẩu.
Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Bộ đội Biên phòng hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, địa bàn nội địa để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Hoặc hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]
- Ngày 19 tháng 11 năm 1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến và các lực lượng vũ trang khác chuyên trách công tác bảo vệ nội địa và biên phòng, giao cho ngành công an trực tiếp chỉ đạo, lấy tên là Lực lượng Cảnh vệ. Lực lượng Cảnh vệ gồm: Cảnh vệ Biên phòng và Cảnh vệ Nội địa.
- Ngày 3 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra Quyết định số 100 - TTg về việc thành lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân Vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an và chỉ định Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ làm Tư lệnh kiêm Chính uỷ. Ngày 3/3 hàng năm sau này được lấy làm ngày thành lập Bộ đội Biên phòng.
- Lễ thành lập Công an nhân dân vũ trang được tổ chức vào 19 giờ ngày 28 tháng 3 năm 1959, tại Hà Nội.
- Đến cuối năm 1979 Công an nhân dân vũ trang đổi tên là Bộ đội Biên phòng và chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng.
- Năm 1988, Bộ đội Biên phòng lại chuyển sang trực thuộc Bộ Nội vụ cho đến cuối năm 1995 thì lại chuyển về Bộ Quốc phòng.
- Ngày truyền thống: Ngày 3 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 100-TTg về việc thành lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân Vũ trang. Ngày này được lấy làm ngày truyền thống của Lực lượng Bộ đội Biên phòng và còn được gọi là Ngày Biên phòng toàn dân.
- Nghị quyết 33 ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia xác định Bộ đội Biên phòng là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng, là lực lượng chuyên trách, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, trong đó, một số thành phần tiến thẳng lên hiện đại.
Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]
- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.
- Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.
- Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.
- Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
- Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.
- Tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.
- Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.
- Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]
Họ và tên | Cấp bậc | Chức vụ | Năm sinh | Quê quán | Nhậm chức | Chức trách, nhiệm vụ |
---|---|---|---|---|---|---|
Lê Đức Thái | Tư lệnh | 1967 | Quảng Ninh | Tháng 9 năm 2020 | Phụ trách chung | |
Nguyễn Anh Tuấn | Chính ủy | 1967 | Hà Nội | Tháng 6 năm 2022 | Phụ trách, chỉ đạo toàn bộ hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị | |
Hoàng Hữu Chiến | Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng | 1966 | Quảng Trị | Tháng 12 năm 2021 | Phụ trách công tác tham mưu | |
Nguyễn Đức Mạnh | Phó Tư lệnh | 1969 | Tháng 6 năm 2020 | Phụ trách công tác hậu cần, kỹ thuật | ||
Lê Văn Phúc | Phó Tư lệnh | 1964 | Tháng 8 năm 2019 | Phụ trách công tác đối ngoại biên phòng, cửa khẩu | ||
Nguyễn Văn Thiện | Phó Tư lệnh | 1968 | Tháng 6 năm 2021 | Phụ trách phòng chống ma túy và tội phạm, trinh sát | ||
Nguyễn Hoài Phương | Phó Tư lệnh thường trực phía Nam | 1964 | Cần Thơ | Tháng 4 năm 2018 | Phụ trách thường trực phía Nam | |
Phùng Quốc Tuấn | Phó Chính ủy | 1964 | Bắc Kạn | Tháng 7 năm 2017 | Phụ trách công tác dân vận, đoàn thể, chính sách |
Tổ chức Đảng[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2020-2025:
- Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Chính ủy - Bí thư Đảng ủy
- Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh - Phó Bí thư Đảng ủy
- Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng
- Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy
- Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Chủ nhiệm Chính trị
Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ, nhiệm kỳ 2020-2025:
- Trung tướng Lê Đức Thái - Tư lệnh
- Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn - Chính ủy
- Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng
- Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn - Phó Chính ủy
- Thiếu tướng Lê Văn Phúc - Phó Tư lệnh
- Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh - Phó Tư lệnh
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện - Phó Tư lệnh
- Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương - Phó Tư lệnh phụ trách phía Nam
- Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Chủ nhiệm Chính trị
- Đại tá Nguyễn Văn Quyền - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Biên phòng
- Đại tá Võ Tiến Nghị - Cục trưởng Cục Trinh sát
- Đại tá Đỗ Ngọc Toàn - Cục trưởng Cục Cửa khẩu
- Đại tá Vũ Khương - Cục trưởng Cục Kỹ thuật
- Đại tá Vũ Mạnh Lượng - Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy
- Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh - Cục trưởng Cục phòng chống ma tuý và tội phạm
- Đại tá Khổng Phi Trường - Hải đoàn trưởng Hải đoàn 38
Tổ chức chính quyền[sửa | sửa mã nguồn]
Tên đơn vị | Thành lập | Địa chỉ |
---|---|---|
Văn phòng Bộ Tư lệnh | 10.9.1974
(49 năm, 10 ngày) |
Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Thanh tra Bộ Tư lệnh | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Tư lệnh | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
Phòng Tài chính | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
Bộ Tham mưu
Tham mưu trưởngː Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến Phó Tham mưu trưởngː Thiếu tướng Trần Hải Bình (nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Nghệ An) Phó Tham mưu trưởngː Đại tá Trần Nam Trung (nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Điện Biên) Phó Tham mưu trưởngː Đại tá Dương Thế Võ Phó Tham mưu trưởngː Đại tá Trần Ngọc Hữu Phó Tham mưu trưởngː Đại tá Vũ Văn Hưng (nguyên Chánh Văn phòng BTL) |
Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
Cục Chính trị
Chủ nhiệmː Thiếu tướng Trần Văn Bừng (nguyên Chính ủy BĐBP tỉnh Quảng Ninh) Phó Chủ nhiệmː Thiếu tướng Văn Ngọc Quế (nguyên Chính ủy BĐBP tỉnh Quảng Nam) Phó Chủ nhiệm: Đại tá Nguyễn Thanh Hải (nguyên Chính ủy BĐBP tỉnh Quảng Ninh) Phó Chủ nhiệmː Đại tá Nguyễn Quốc Cường (nguyên Chính ủy BĐBP tỉnh Sóc Trăng) |
23.4.1959[1]
(64 năm, 150 ngày) |
Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Cục Hậu cần
Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Đức Sỹ Phó Cục trưởngː Đại tá Đỗ Hiệp Thắng |
Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
Cục Kỹ thuật
Cục trưởngː Đại tá Vũ Khương |
Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
Cục Trinh sát
Cục trưởng: Đại tá Võ Tiến Nghị (nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Hà Tĩnh) |
23.4.1959
(64 năm, 150 ngày) |
Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm
Cục trưởng: Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh (nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Sơn La) |
28.1.2005
(18 năm, 235 ngày) |
Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Cục Cửa khẩu
Cục trưởng: Đại tá Đỗ Ngọc Toàn (nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Sơn La) |
4.3.2009
(14 năm, 200 ngày) |
Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (44 tỉnh) | ||
Học viện Biên phòng | Thanh Vị, P. Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội | |
Trường Cao đẳng Biên phòng | Việt Lập, Tân Yên, Bắc Giang | |
Trường Cao đẳng Biên phòng Cơ sở 2 | Số 110A Nguyễn Thị Định; P. Phước Nguyên, Thành phố Bà Rịa; Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | |
Trường Trung cấp 24 (huấn luyện chó nghiệp vụ) | Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội | |
Trung tâm Huấn luyện | Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc | |
Lữ đoàn Thông tin 21 | Quốc lộ 32, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội | |
Hải đoàn 18 (từ Ninh Thuận tới Bạc Liêu) | 1487/24 - Đường 30/4 - Phường 12 Thành Phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu | |
Hải đoàn 28 (từ Cà Mau tới Kiên Giang) | QL 63, Hưng Yên, tx.An Biên, tỉnh Kiên Giang | |
Hải đoàn 38 (từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh) | Đường K9, Hạ Đoạn 2, Đông Hải 2, Hải An, Thành Phố Hải Phòng | |
Hải đoàn 48 (từ Quảng Bình tới Khánh Hòa) | 01 Trần Hưng Đạo Thành Phố Quy Nhơn, Phường Lê Lợi, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định |
Tổ chức chung[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng[sửa | sửa mã nguồn]
- Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện - cơ động.
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương[sửa | sửa mã nguồn]
- Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật.
Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng[sửa | sửa mã nguồn]
- Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng. Cả nước có hơn 400 đồn Biên phòng.
- Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần - Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
- Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.
Quân hàm chức vụ trong Bộ đội biên phòng[sửa | sửa mã nguồn]
Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014 quy định chức vụ trong Bộ đội Biên phòng như sauː[2]
- Tư lệnh và Chính ủy trần quân hàm Trung tướng.[2]
- Phó Tư lệnh và Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng trần quân hàm Thiếu tướng không quá 5 người[2]
- Phó Chính ủy và Chủ nhiệm Chính trị trần quân hàm Thiếu tướng không quá 1 người.[2]
- Phó Tham mưu trưởng là Bí thư hoặc Phó bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu trần quân hàm Thiếu tướng không quá 1 người[2]
- Phó Chủ nhiệm Chính trị là Bí thư hoặc Phó bí thư Đảng ủy Cục Chính trị trần quân hàm Thiếu tướng không quá 1 người[2]
- Cục trưởng Cục Trinh sát, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trần quân hàm Thiếu tướng
- Các chức vụ khác trần quân hàm là Đại tá trở xuống[2]
Tư lệnh qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
Các mục in nghiêng là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng phụ trách Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam.
TT | Họ và tên | Cấp bậc cao nhất |
Đảm nhiệm từ | Chức vụ cao nhất | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Phan Trọng Tuệ (1917 - 1991) |
![]() |
1958 – 1961 | Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam (1976 – 1980) | Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên của Bộ đội Biên phòng Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Thủ tướng Chính phủ (1974-1976) |
2 | Phạm Kiệt (1910 - 1975) |
![]() |
1961 – 1975 | Thứ trưởng Bộ Công an | |
3 | Trần Quyết (1922 - 2010) |
![]() |
1977 – 1980 | Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam (1987 – 1992) | Thứ trưởng Bộ Công an |
4 | Huỳnh Thủ (1915 - 1998) |
1980 – 1981 | |||
5 | Đinh Văn Tuy (1922 - 1990) |
1981 – 1990 | |||
6 | Trịnh Trân (1928 - 2006) |
1990 – 1995 | |||
7 | Phạm Hữu Bồng (1937) |
1996 – 2000 | |||
8 | Trịnh Ngọc Huyền | 2001 – 2005 | |||
9 | Tăng Huệ (1948) |
2005 – 2007 | |||
10 | Trần Hoa (1952) |
2008 – 3/2012 | |||
11 | Võ Trọng Việt (1957) |
3/2012 – 10/2015 | Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội | ||
12 | Hoàng Xuân Chiến (1961) |
10/2015 – 7/2020 | Thứ trưởng Bộ Quốc phòng | ||
13 | Lê Đức Thái (1967) |
9/2020 – nay | nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng Việt Nam |
Chính ủy qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
TT | Họ và tên | Cấp bậc cao nhất |
Đảm nhiệm từ | Chức vụ cao nhất | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Tạ Xuân Thu | 1954-1955 | Tư lệnh kiêm chính ủy Quân chủng Hải quân Việt Nam (1964 - 1971) | Cục trưởng Cục Phòng thủ bờ biển | |
2 | Nguyễn Quang Việt | ![]() |
1959-1960 | Thứ trưởng Bộ Công an (1960 - 1980) | |
3 | Trần Công Hợp | 1984-1992 | |||
4 | Trần Linh | 1992-1998 | Phó tư lệnh chính trị Bộ đội biên phòng | ||
5 | Đặng Vũ Liêm | 1998-2005 | Phó tư lệnh chính trị Bộ đội biên phòng | ||
6 | Võ Trọng Việt | 2005-2012 | Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội | ||
7 | Phạm Huy Tập | 2012-2017 | nguyên Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng | ||
8 | Đỗ Danh Vượng | 2017 - 2022 | nguyên Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng | ||
9 | Nguyễn Anh Tuấn | 2022 - nay | nguyên Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng |
Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
TT | Họ và tên | Cấp bậc cao nhất |
Đảm nhiệm từ | Chức vụ cao nhất | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Huỳnh Thủ [3] | 1974 - 1998 | Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (1980 - 1981) | ||
2 | Trần Đình Dũng | 2008 - 2013 | nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Trị[4] | ||
3 | Hoàng Xuân Chiến | 2013 - 09/2015 |
|
nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế | |
4 | Nguyễn Văn Nam | 9/2015 - 8/2019 | |||
5 | Lê Đức Thái | 8/2019 - 9/2020 |
|
nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Ninh | |
6 | Lê Quang Đạo | 9/2020 - 11/2021 |
|
nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Lạng Sơn | |
7 | Hoàng Hữu Chiến | 11/2021 - nay | nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Trị |
Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]
- Hai lần Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (vào tháng 12/1979 và 2/2009).[5].
- Huân chương Sao vàng.
- Ba Huân chương Hồ Chí Minh.
- Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì.
- Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Nguyễn Xuân Quảng (13 tháng 12 năm 2011). “Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng 50 năm xây dựng và trưởng thành”. Báo Biên phòng Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
- ^ a b c d e f g “SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Việt Nam”.
- ^ “Những ngày cách mạng ở nhà tù Côn Đảo của Thiếu tướng Huỳnh Thủ”.
- ^ “Bổ nhiệm năm 2007”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2015.
- ^ [1] Lực lượng Bộ đội Biên phòng đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG, Thứ ba, 03/03/2009, 00:20 (GMT+7).
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Website Biên phòng Việt Nam - Cơ quan của Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Biên phòng.
- Trang tin Bộ đội Biên phòng trên báo Quân đội nhân dân Lưu trữ 2014-05-08 tại Wayback Machine