Bước tới nội dung

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, ảnh chụp ngày 13 tháng 8 năm 1999
Hoạt động17/7/1956 (68 năm, 54 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Phân loạiBảo tàng Quân đội (Nhóm 5)
Chức năngLà bảo tàng đầu ngành trong Quân đội
Quy mô100 người
Bộ phận củaTổng cục Chính trị
Bộ chỉ huy28A, Điện Biên Phủ, Hà Nội
Các tư lệnh
Giám đốcLê Vũ Huy
Chỉ huy danh nghĩaLê Vũ Huy

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam [1][2] là một trong các bảo tàng quốc gia và đứng đầu trong hệ thống Bảo tàng Quân đội, hiện đang lưu giữ, trưng bày hơn 15 vạn tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều sưu tập độc đáo và 4 Bảo vật Quốc gia, gồm máy bay MiG-21 số hiệu 4324, máy bay MiG-21 số hiệu 5121, Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh và xe tăng T-54B số hiệu 843. Bảo tàng tọa lạc tại số 28A đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, đối diện Công viên Lenin.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sắc lệnh số 65/SL-TN, ngày 23/11/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Về bảo tồn di sản văn hóa", ngay trong giai đoạn 1945 - 1954, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chú trọng thu thập, lưu giữ các tài liệu, hình ảnh, hiện vật. Trên cơ sở đó, cuối năm 1954, Tổng Quân ủy (nay là Quân ủy Trung ương) đã có chủ trương xây dựng Bảo tàng Quân đội.

Ban xây dựng Bảo tàng Quân đội gồm 13 người có nhiệm vụ "Nghiên cứu sưu tầm các tài liệu hiện vật, di tích lịch sử thuộc về quân đội; tiến hành thu thập, sắp xếp các tài liệu, hiện vật cho có hệ thống; tổ chức bảo quản các tài liệu hiện vật lịch sử, đồng thời liên hệ với các địa phương để hướng dẫn bảo quản những di tích lịch sử của quân đội ở địa phương; nghiên cứu kế hoạch và thực hiện trình bày, tổ chức nên Bảo tàng Quân đội".

Ngay sau khi thành lập, Ban Xây dựng Bảo tàng Quân đội bắt tay vào soạn thảo các văn bản về công tác bảo tồn, bảo tàng giúp Tổng cục Chính trị chỉ đạo toàn quân sưu tầm tài liệu, hiện vật vừa để xây dựng phòng truyền thống của đơn vị, vừa đóng góp hiện vật cho Bảo tàng. Với tinh thần làm việc khẩn trương, được sự chỉ đạo sát sao của Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, sau hơn 3 năm tiến hành xây dựng và trưng bày, ngày 21/12/1959, nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/1959), Bảo tàng Quân đội chính thức mở cửa phục vụ khách tham quan.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và khai trương bảo tàng, Ban Xây dựng Bảo tàng Quân đội chuyển thành Phòng Bảo tàng quân đội trực thuộc Cục Tuyên huấn/ Tổng cục Chính trị với nhiệm vụ "Đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan, bảo vệ, bảo quản hiện vật, kho tàng, tu bổ sửa chữa nhỏ hệ thống trưng bày"

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giám đốc, Bí thư Đảng uỷ: Đại tá, Thạc sĩ Lê Vũ Huy
  • Phó Giám đốc, Đại tá: Thạc sĩ Đinh Xuân Hòa
  • Thượng tá: Thạc sĩ Nguyễn Thành Lê

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng Hành chính - Tổng hợp
  • Phòng Sưu tầm
  • Phòng Kiểm kê - Bảo quản
  • Phòng Trưng bày - Triển lãm
  • Phòng Tuyên truyền - Giáo dục
  • Phòng Hướng dẫn nghiệp vụ
  • Ban Thông tin - Tư liệu - Thư viện
  • Ban Tài chính

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tổ chức của Bảo tàng”.
  2. ^ “Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - Cổng TTĐT BQP”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]