Bước tới nội dung

Ngọc Hà, Ba Đình

21°2′16″B 105°49′47″Đ / 21,03778°B 105,82972°Đ / 21.03778; 105.82972
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngọc Hà
Phường
Phường Ngọc Hà
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
QuậnBa Đình
Trụ sở UBNDNgách 24, Ngõ 173 Hoàng Hoa Thám
Thành lập10/6/1981[1]
Địa lý
Tọa độ: 21°2′16″B 105°49′47″Đ / 21,03778°B 105,82972°Đ / 21.03778; 105.82972
Ngọc Hà trên bản đồ Hà Nội
Ngọc Hà
Ngọc Hà
Vị trí phường Ngọc Hà trên bản đồ Hà Nội
Ngọc Hà trên bản đồ Việt Nam
Ngọc Hà
Ngọc Hà
Vị trí phường Ngọc Hà trên bản đồ Việt Nam
Diện tích0,82 km²[2]
Dân số (31/12/2024)
Tổng cộng21.623 người[2]
Mật độ26.369 người/km²
Khác
Mã hành chính00016[3]

Ngọc Hà là một phường thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Ngọc Hà có vị trí địa lý:

Phường Ngọc Hà có diện tích 0,82 km², dân số năm 2024 là 21.623 người,[2] mật độ dân số đạt 26.369 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xưa kia, nơi đây là phần đất của thập tam trại – mười ba làng bao quanh hồ Tây, chuyên sản xuất những nhu yếu phẩm cung cấp cho kinh thành Thăng Long trước kia: Ngọc Hà, Thụy Khuê,... Địa bàn của phường Ngọc Hà ngày nay tương ứng với các làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, nổi tiếng với nghề trồng hoa và làm thuốc nam. Trong đợt khai quật hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích một con sông cổ chảy ngang qua kinh thành theo hướng Đông – Tây, về phía làng Ngọc Hà xưa, và họ cho rằng đây là con sông mang tên sông ngọc (Ngọc Hà), làm nên tên làng Ngọc Hà.

Cuối thế kỷ 19, chính quyền thực dân Pháp chiếm một phần đất của làng Ngọc Hà để xây dựng Phủ Toàn quyền và Vườn hoa Bách Thảo.[4] Do ở gần Phủ Toàn quyền nên ở đầu phố Ngọc Hà có một đồn lính khố xanh làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh vùng ven của Phủ.[4]

Ngày 21 tháng 12 năm 1974, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định[5] về việc thành lập tiểu khu Ngọc Hà thuộc khu phố Ba Đình.

Tháng 12 năm 1978, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định[6] về việc sắp xếp tiểu khu Ngọc Hà thuộc khu phố Ba Đình.

Năm 1980, tiểu khu Ngọc Hà thuộc khu phố Ba Đình.

Ngày 3 tháng 1 tháng 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 3-CP[7] về việc thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính ở nội thành, nội thị.

Ngày 10 tháng 6 năm 1981, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định[1] về việc:

  • Đổi tên khu phố Ba Đình thành quận Ba Đình.
  • Thành lập phường Ngọc Hà thuộc quận Ba Đình trên cơ sở 2 tiểu khu: Ngọc Hà, Đại Yên và thôn Vĩnh Phúc 3 của tiểu khu Vĩnh Phúc.

Ngày 5 tháng 1 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP[8] về việc thành lập phường Liễu Giai trên cơ sở 52,88 ha diện tích tự nhiên và 13.415 nhân khẩu của phường Cống Vị; 19,90 ha diện tích tự nhiên và 5.226 nhân khẩu của phường Ngọc Hà.

Sau khi điều chỉnh, phường Ngọc Hà còn lại 80,10 ha diện tích tự nhiên và 16.774 nhân khẩu.

Tính đến ngày 31/12/2024, phường Ngọc Hà có diện tích 0,82 km² và quy mô dân số là 21.623 người.[2]

Làng Ngọc Hà

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngọc Hà có ngôi đình ở phía Đông Bắc làng, chính giữa một hồ nước, rộng trên một bán đảo, cách Vườn Bách Thảo một con đường cái.[4]

Làng Hữu Tiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Hữu Tiệp nằm sát đường Hoàng Hoa Thám, ở phía Bắc làng Ngọc Hà. Làng nghề chính của làng Hữu Tiệp là trồng hoa. Hai làng Hữu Tiệp – Ngọc Hà bằng một tên chung: Trại Hàng Hoa.[9]

Làng Đại Yên

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Yên cũng là một làng nằm trong khu vực Thập tam trại. Làng tiếp giáp đường Hoàng Hoa Thám (Đường Thành cũ) về phía Bắc, làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp về phía Đông, làng Vĩnh Phúc về phía Tây và đường Quần Ngựa (hay Đường Mới, tức phố Đội Cấn) về phía Nam.[10]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đội Cấn
  • Hoàng Hoa Thám
  • Hùng Vương
  • La Pho
  • Ngọc Hà

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Quyết định về việc đổi tên khu phố thành quận và đổi tên tiểu khu thành phường thuộc thành phố Hà Nội.
  2. ^ a b c d UBND TP. Hà Nội (2025). "Thống kê hiện trạng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay của thành phố Hà Nội tính đến ngày 31/12/2024" (PDF). HĐND TP. Hà Nội. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2025.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b c TS. Bùi Xuân Đính (ngày 7 tháng 9 năm 2005). "Làng Ngọc Hà". Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2025.
  5. ^ Quyết định về việc thành lập các tiểu khu thuộc các khu phố, thành phố Hà Nội.
  6. ^ Quyết định về việc sắp xếp lại các tiểu khu thuộc các khu phố, thành phố Hà Nội.
  7. ^ "Quyết định số 3-CP về việc thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính ở nội thành, nội thị". Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật Trung ương. ngày 3 tháng 1 năm 1981. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ "Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường thuộc các quận Ba Đình, Cầu Giấy và thành lập thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội". Thư viện pháp luật. ngày 5 tháng 1 năm 2005.
  9. ^ TS. Bùi Xuân Đính (ngày 26 tháng 7 năm 2005). "Làng Hữu Tiệp". Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2025.
  10. ^ TS. Bùi Xuân Đính (ngày 14 tháng 3 năm 2006). "Làng Đại Yên". Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2025. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2025.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]