Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
Tổng cục chính trị | |
---|---|
Quân đội nhân dân Việt Nam | |
Quốc gia |
![]() |
Thành lập | 22 tháng 12, 1944 |
Phân cấp | Cơ quan (Nhóm 2) |
Nhiệm vụ | Là cơ quan Chính trị đầu ngành |
Bộ phận của |
![]() |
Bộ chỉ huy | 61, đường Lý Nam Đế, Hà Nội |
Khẩu hiệu | Trung thành, kiên định, gương mẫu, tiêu biểu, nguyên tắc, dân chủ, chủ động, sáng tạo, nhạy bén, sắc sảo, đoàn kết, thống nhất, quyết chiến, quyết thắng |
Chỉ huy | |
Chủ nhiệm |
![]() |
Chủ nhiệm đầu tiên |
![]() |
Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là cơ quan đảm nhiệm công tác đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác chính trị trong quân đội dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân ủy Trung ương Việt Nam. Các Ban tổ chức, tuyên giáo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam giúp Trung ương hướng dẫn và kiểm tra công tác chính trị và công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong quân đội.[1]
Mục lục
Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]
Cơ quan tiền thân của Tổng cục chính trị là Cục Chính trị, được thành lập tháng 9 năm 1945 theo chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm quản lý công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang do Việt Minh lãnh đạo, mà nòng cốt là Việt Nam Giải phóng quân. Lãnh đạo đầu tiên của Cục là Văn Tiến Dũng[2].
Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Kháng chiến Ủy viên Hội được thành lập với Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch. Đến ngày 25 tháng 3 năm 1946, với Sắc lệnh số 34-NV của Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến ký, đã đặt Chính trị Cục trở thành một trong 10 cơ quan chuyên môn của Bộ Quốc phòng. Lãnh đạo Cục Chính trị là Hoàng Đạo Thúy với chức vụ Cục trưởng Chính trị Cục. Từ ngày 24 tháng 4 năm 1946, Hoàng Văn Hoan thay thế giữ chức Cục trưởng.
Bên cạnh đó, ngày 6 tháng 5 năm 1946, Kháng chiến Ủy viên Hội đổi tên thành Quân sự Ủy viên Hội theo Sắc lệnh 60-SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gọi tắt là Quân ủy hội. Một Cục Chính trị khác được thành lập trực thuộc Quân ủy hội, do Trần Huy Liệu giữ chức Chính trị Cục trưởng, với Trần Độ làm phụ tá[3].
Mãi đến cuối tháng 11 năm 1946, Bộ Quốc phòng được sát nhập với Quân sự Ủy viên Hội thành Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy, do Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy Quân đội toàn quốc theo Sắc lệnh 230-SL ngày 30 tháng 11 năm 1946 của Chủ tịch nước. Cục Chính trị của Bộ Quốc phòng và Cục Chính trị của Quân ủy hội sát nhập lại thành Cục Chính trị, trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam. Lãnh đạo Cục Chính trị một lần nữa giao cho Văn Tiến Dũng (quyền Cục trưởng từ tháng 12 năm 1946, chính thức từ ngày 12 tháng 2 năm 1947). Từ ngày 18 tháng 10 năm 1949, Cục trưởng Cục Dân quân Lê Liêm kiêm chức Cục trưởng Cục Chính trị.
Tháng 7 năm 1950, Cục Chính trị được nâng lên thành Tổng cục chính trị, trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam theo tinh thần Sắc lệnh 121-SL ngày 11 tháng 7 năm 1950. Mãi đến sau năm 1975, khi Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam chấm dứt hoạt động, Tổng cục chính trị chuyển về thành một cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết ố 51-NQ/TW về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, ngoài cấp trưởng đứng đầu một đơn vị thì còn có Chính ủy, Chính trị viên (trước là cấp phó về chính trị).[4]
Theo đó ngày 21 tháng 11 năm 2011, Ban Bí thư ra Quy định số 50-QĐ/TW về Tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm xác định đúng vai trò, chức năng và hoàn thiện cơ chế thực hiện theo Nghị quyết 51/2005/Bộ Chính trị.[4]
Chủ nhiệm Tổng cục chính trị qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
Lãnh đạo hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]
- Chủ nhiệmː Đại tướng Lương Cường
- Phó Chủ nhiệmː Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa
- Phó Chủ nhiệmː Trung tướng Đỗ Căn
- Phó Chủ nhiệmː Trung tướng Lê Hiền Vân
Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]
Cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]
- Văn phòng Tổng cục chính trị
- Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương
- Cục Chính trị
- Cục Tổ chức
- Cục Cán bộ
- Cục Tuyên huấn
- Cục Bảo vệ An ninh Quân đội
- Cục Chính sách
- Cục Dân vận
- Cục Hậu cần
- Ban Công đoàn Quốc phòng
- Ban Thanh niên Quân đội
- Ban Phụ nữ Quân đội
- Tòa án Quân sự Trung ương
- Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Đơn vị cơ sở trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]
- Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật quân đội: thành lập 23 tháng 9 năm 1955
- Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam: thành lập 17 tháng 7 năm 1956
- Điện ảnh Quân đội nhân dân: thành lập 17 tháng 8 năm 1960
- Tạp chí Quốc phòng toàn dân: thành lập 1 tháng 4 năm 1948
- Tạp chí Văn nghệ quân đội: thành lập 1 tháng 1 năm 1957
- Báo Quân đội nhân dân: thành lập 20 tháng 10 năm 1950
- Nhà xuất bản Quân đội nhân dân: thành lập 11 tháng 7 năm 1950
- Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội: thành lập 19 tháng 5 năm 2011
- Đoàn 871: thành lập 7 tháng 8 năm 1971
- Thư viện Quân đội
- Công ty in quân đội 1
- Công ty in quân đội 2
- Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội
- Nhà hát kịch nói quân đội
- Nhà hát chèo quân đội
- Trung tâm QLHV và BD cán bộ
- Bảo hiểm xã hội BQP
- Công ty HACOTA
Hệ thống cơ quan Chính trị trong Quân đội[sửa | sửa mã nguồn]
- Tổng cục chính trị thuộc Bộ Quốc phòng
- Cục Chính trị thuộc Bộ Tổng Tham mưu, các Quân khu, Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương.
- Phòng Chính trị thuộc các Sư đoàn, Lữ đoàn, Vùng Cảnh sát biển, Bộ CHQS tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Bộ CHBP tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tương đương.
- Ban Chính trị thuộc các Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã và tương đương.
Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Số: 50-QĐ/TW VỀ TỔ CHỨC CƠ QUAN CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Việt Nam năm 2011”.
- ^ Từ điển bách quan quân sự Việt Nam 2004. Tr. 985.
- ^ Trần Độ, "Chúng tôi làm báo Vệ Quốc Quân" (Hồi ký).
- ^ a ă Quy định số 50-QĐ/TW ngày 21/11/2011 về tổ chức cơ quan chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam
- ^ a ă “Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Tổng cục chính trị”.
- ^ a ă “Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Tổng cục chính trị”.
|