Bước tới nội dung

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Logo
Quốc gia Việt Nam
Thành lập15/9/1945 (79 năm, 84 ngày)
Phân cấpTổng cục (Nhóm 3)
Nhiệm vụLà cơ quan quản lý các công ty, doanh nghiệp quốc phòng
Quy mô25.000 người
Bộ phận của Bộ Quốc phòng
Bộ chỉ huy28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội
Tên khácVietnam Defence Industry
Khẩu hiệuTrách Nhiệm & Sáng Tạo
Websitehttp://vdi.org.vn/
Chỉ huy
Tư lệnh
Chính ủy
Chủ nhiệm đầu tiên
Chỉ huy nổi bậtCác tướng lĩnh tiêu biểu:

Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (TCCNQP), cũng được biết đến dưới tên thương mại tiếng AnhVietnam Defence Industry (VDI; n.đ.'Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam'), là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam thành lập vào ngày 15 tháng 9 năm 1945 có chức năng phát triển, tổ chức, quản lý các cơ sở CNQP nòng cốt, bao gồm các viện nghiên cứu thiết kế, công nghệ vũ khí, các nhà máy, tổng công ty, các liên hiệp xí nghiệp sản xuất, chế tạo vũ khí, trang bị và các phương tiện kỹ thuật quân sự, đảm bảo cho Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.[1]

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Đảng bộ Tổng cục

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[2] Tổ chức Đảng bộ trong Tổng cục CNQP theo phân cấp như sau:

  • Đảng bộ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là cao nhất.
  • Đảng bộ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Quản lý công nghệ, các Viện nghiên cứu, Tổng Công ty (tương đương cấp Sư đoàn)
  • Đảng bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc các Cục, Tổng công ty (tương đương cấp Lữ đoàn và Trung đoàn)
  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại đội)

Tổ chức chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Đơn vị Ngày thành lập Tương đương Địa chỉ Ghi chú
1 Bộ Tham mưu Quân đoàn 28 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội
2 Cục Chính trị Quân đoàn
3 Cục Quản lý công nghệ Quân đoàn
4 Cục Hậu cần Sư đoàn
5 Ủy ban Kiểm tra Đảng 10.9.1974

(50 năm, 89 ngày)

Sư đoàn
6 Thanh tra Tổng cục 7.11.1976

(48 năm, 31 ngày)

Sư đoàn
7 Phòng Tài chính 10.9.1974

(50 năm, 89 ngày)

Sư đoàn
8 Phòng Điều tra Hình sự 8.11.1989

(35 năm, 30 ngày)

Lữ đoàn
9 Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và kinh tế[3] 8.6.1993

(31 năm, 183 ngày)

Sư đoàn
10 Ban Quản lý Dự án I 5.6.2000

(24 năm, 186 ngày)

Sư đoàn
11 Ban Quản lý Dự án 9 Sư đoàn 2, Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
12 Viện Thiết kế tàu quân sự[4] 30.3.2009

(15 năm, 253 ngày)

Sư đoàn Xã Dương Xã, huyện Gia Lâm, Hà Nội
13 Viện Vũ khí[5] 4.2.1947

(77 năm, 308 ngày)

Sư đoàn 51, Phú Diễn, P. Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội
14 Viện Thuốc phóng - Thuốc nổ[6] 20.10.1974

(50 năm, 49 ngày)

Sư đoàn 192 Đức Giang, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội
15 Viện Công nghệ[7] 21.8.1973

(51 năm, 109 ngày)

Sư đoàn
16 Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng[8] 24.3.1952

(72 năm, 259 ngày)

Sư đoàn Cơ sở 1: Phường Thanh Vinh, Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Cơ sở 2: Số 68, Tổ 30, Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

17 Tổng công ty Ba Son 4.8.1925

(99 năm, 126 ngày)

Sư đoàn Đường số 3, TT. Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu
18 Tổng công ty Sông Thu 10.10.1976

(48 năm, 59 ngày)

Sư đoàn 96 Yết Kiêu, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng
19 [3]Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (Việt Nam) 27.6.1962

(62 năm, 164 ngày)

Sư đoàn
20 Công ty Đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy Z173)[9] 30.10.1965

(59 năm, 39 ngày)

Sư đoàn Lê Thiện, An Dương, Hải Phòng
21 Công ty Đóng tàu 189 (Nhà máy Z189)[10] 17.1.1989

(35 năm, 326 ngày)

Sư đoàn KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng
22 Công ty Cơ khí chính xác 11 (Nhà máy Z111)[11] 19.3.1957

(67 năm, 264 ngày)

Sư đoàn Xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá
23 Công ty Cơ khí Hóa chất 13 (Nhà máy Z113)[12][13] 1.3.1957

(67 năm, 282 ngày)

Sư đoàn Thị trấn Tân Bình - Huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang
24 Công ty Cơ khí Hóa chất 14 (Nhà máy Z114)[14] 14.12.1994

(29 năm, 360 ngày)

Sư đoàn Tổ 1, KP 7, Phường Long Bình, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai.
25 Công ty Cơ điện Hóa chất 15 (Nhà máy Z115)[15] 16.6.1965

(59 năm, 175 ngày)

Sư đoàn Xóm Thái Sơn 2, Xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên
26 Công ty TNHH một thành viên cơ khí 17 (Nhà máy Z117) 19.5.1956

(68 năm, 203 ngày)

Sư đoàn Xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
27 Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 (Nhà máy Z121)[16] 7.9.1966

(58 năm, 92 ngày)

Sư đoàn Xã Phú Hộ, Thị xã Phú Thọ, Phú Thọ
28 Công ty Cơ khí Chính xác 25 (Nhà máy Z125) 7.9.1966

(58 năm, 92 ngày)

Sư đoàn Xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
29 Công ty Cơ khí Chính xác 27 (Nhà máy Z127)[17] 6.5.1966

(58 năm, 216 ngày)

Sư đoàn Đường Dương Tự Minh, tổ 14, Phường Quán Triều, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên
30 Công ty Cơ khí Chính xác 29 (Nhà máy Z129)[18] 15.1.1971

(53 năm, 328 ngày)

Sư đoàn Thôn Phú Bình, Xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang
31 Công ty Cơ điện và Vật liệu nổ 31 (Nhà máy Z131)[19] 15.6.1965

(59 năm, 176 ngày)

Sư đoàn Thành phố Phổ Yên,tỉnh Thái Nguyên
32 Công ty TNHH Một thành viên 43 (Nhà máy Z143) Sư đoàn Xã Thụy An-Huyện Ba Vì-Hà Nội
33 Công ty Cao su 75 (Nhà máy Z175)[20] Sư đoàn Xã Xuân Sơn, Tx. Sơn Tây, Tp. Hà Nội
34 Công ty 76 (Nhà máy Z176)[21] Sư đoàn ĐT179, Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội
35 Công ty Điện tử Sao Mai (Nhà máy Z181)[22] Sư đoàn 27 Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
36 Công ty TNHH MTV Cơ khí 83 (Nhà máy Z183) Sư đoàn Xã Minh Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
37 Công ty Hóa chất 95 (Nhà máy Z195)[23] 23.3.1989

(35 năm, 260 ngày)

Sư đoàn Xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
38 Công ty Quang điện-Điện tử 99 (Nhà máy Z199)[24] 9.10.1999

(25 năm, 60 ngày)

Sư đoàn 49 Đường Phú Diễn, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
39 Công ty CP đầu tư và xây lắp Tây Hồ Sư đoàn 2 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Cầu Giấy, Hà Nội
40 Kho K602[25] 26.3.1965

(59 năm, 257 ngày)

Lữ đoàn Xã Tân Hương, Thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên
41 Kho K752 28.7.1975

(49 năm, 133 ngày)

Lữ đoàn Phường Long Bình, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương Hồ Chí Minh (2010)[26]

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 15 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Phòng Quân giới do ông Nguyễn Ngọc Xuân làm trưởng phòng, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nhiệm vụ thu thập, mua sắm và tổ chức cơ sở sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội. Tổ chức gồm các bộ phận: Sưu tầm, mua sắm, phân phối vũ khí; lập các bản vẽ kỹ thuật vũ khí; văn phòng.
  • Thực hiện sắc lệnh số 34/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng Quân giới tổ chức thành Cục Chế tạo Quân giới, trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam. Phụ trách chung là ông Vũ Anh (Chế tạo Cục trưởng theo Sắc lệnh 35/SL ngày 25/3/1946[27]). Đồng thời ở các khu chuẩn bị thành lập các ty, khoa hoặc phòng quân giới để trực tiếp chỉ đạo các xưởng sửa chữa sản xuất vũ khí cho các đơn vị trong khu.
  • Ngày 4 tháng 2 năm 1947, Chế tạo Quân giới cục đổi tên thành Cục Quân giới do kỹ sư vũ khí nổi tiếng, sau này là Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa làm Cục trưởng. Cơ quan cục kiện toàn thành 3 nha và một phòng.
  1. Nha Nghiên cứu kỹ thuật (có một xưởng sản xuất mẫu) do ông Trần Đại Nghĩa cục trương kiêm giám đốc, ông Hoàng Văn Tiệm phó giám đốc. Nhiệm vụ: nghiên cứu, thiết kế, chế thử các loại vũ khí mới theo yêu cầu chiến đấu. Nghiên cứu nâng cao chất lượng, hiệu quả các vũ khí sản xuất, nghiên cứu các vật liệu thay thế.
  2. Nha Giám đốc binh công xưởng do ông Nguyễn Duy Thái làm giám đốc. Nhiệm vụ: Chỉ đạo kế hoạch và kỹ thuật sản xuất của các binh công xưởng, các ty quân giới
  3. Nha Mậu dịch do ông Nguyễn Ngọc Xuân phó cục trưởng kiêm giám đốc, ông Nguyễn Quang phó giám đốc. Nhiệm vụ tìm nguồn vật tư và tổ chức thu mua máy móc, nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất quân giới.
  4. Phòng Văn thư do ông Vũ Văn Đôn phụ trách. Nhiệm vụ quản lý hành chính, kế toán tài vụ và vận tải.
  • Ngày 11 tháng 7 năm 1950, Cục Quân giới trực thuộc Tổng cục Cung cấp, Bộ Tổng Tư lệnh quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam.
  • Ngày 4 tháng 11 năm 1958, Bộ trưởng Quốc phòng ra Nghị định số 262/NĐA sáp nhập hai Cục Quân giớiCục Quân khí, tổ chức thành Cục Quân giới trực thuộc Tổng cục Hậu cần. Ông Nguyễn Văn Nam làm Cục trưởng.
  • Ngày 29 tháng 1 năm 1966, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 128/QĐQP tách Cục Quân giới thành 2 cục Quân khí và Quân giới.
  • Ngày 10 tháng 9 năm 1974, Thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương (số 39/QUTW ngày 5 tháng 4), Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định (số 221/CP) thành lập Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng. Ngành Quân giới được tổ chức thành các cục: Cục Quản lý kỹ thuật - sản xuất, Cục Quản lý xí nghiệp và các nhà máy, xí nghiệp chế tạo vũ khí - khí tài - đạn dược trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng.
  • Ngày 5 tháng 4 năm 1976, Tổng cục Xây dựng Kinh tế được thành lập theo Nghị định 59/CP của Chính phủ. Cuối năm 1979 được thu hẹp dần và đến cuối những năm 1980 thì được giải thể.
  • Ngày 7 tháng 11 năm 1985 Tổng cục Kinh tế được thành lập theo Nghị định số 260/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
  • Ngày 3 tháng 3 năm 1989, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng được thành lập với tên gọi Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế trên cơ sở Tổng cục Kinh tế và một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam - cơ quan quản lý các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp quốc phòng.
  • Ngày 24 tháng 12 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 249/1998/QĐ-TTg thành lập và thay đổi một số tổ chức trực thuộc Bộ Quốc phòng. Trong đó có nội dung: "Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế thôi nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về kinh tế, động viên công nghiệp và đổi tên thành Tổng cục Công nghiệp quốc phòng".[28]
  • Từ tháng 7 năm 2000, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam được tổ chức lại và mang tên gọi hiện nay khi Bộ Quốc phòng tách hai chức năng quản lý công nghiệp quốc phòng - giao cho Tổng cục và chức năng quản lý Quân đội làm kinh tế (quản lý các doanh nghiệp quân đội) giao cho Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng.
  • Theo Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng đã được Ủy ban Thường vụ QH khóa XII thông qua ngày 26-1 thì Cơ sở công nghiệp quốc phòng bao gồm: Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng (cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt) do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý. Cơ sở sản xuất công nghiệp được Nhà nước đầu tư xây dựng năng lực sản xuất phục vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật động viên công nghiệp (cơ sở công nghiệp động viên) do Bộ Công thương quản lý.
  • Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh ngày 18/12/2007, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội "...Sau năm 2012 công nghiệp quốc phòng cần hội nhập với công nghiệp quốc gia và do Chính phủ quản lý, Bộ Quốc phòng chỉ quản lý các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt..."

Chủ nhiệm Tổng cục qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Họ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Vũ Anh 1945-1946 Trưởng phòng Quân giới Đầu tiên
2 Vũ Anh 1946-1947 Cục trưởng Cục Chế tạo Quân giới
3 Trần Đại Nghĩa
(1913-1997)
1947-1954 Thiếu tướng (1948) Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Cục trưởng Cục Quân giới
4 Nguyễn Văn Nam
(1914-2007)
1954-1960 Thiếu tướng (1974) Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương Cục trưởng Cục Quân giới
5 Nguyễn Duy Thái
(1914-1995)
1960-1964 Thiếu tướng (1985) Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (1978-1989) Cục trưởng Cục Quân giới
6 Phạm Như Vưu
(1920-2019)
1964-1976 Thiếu tướng (1983) Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (1978-1989); Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (1985-1993). Cục trưởng Cục Quân giới
7 Đồng Sĩ Nguyên
(1923-2019)
1976-1977 Trung tướng (1974) Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Chủ nhiệm Tổng cục Xây dựng Kinh tế
8 Hoàng Thế Thiện
(1922-1995)
1977-1980 Thiếu tướng (1974) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1977-1982) Mệnh danh là Vị tướng Chính ủy
9 Trần Sâm
(1912-2009)
1982-1987 Thượng tướng (1986) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1982-1986)
kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Kinh tế
10 Phan Khắc Hy
(1927-)
1987-1989 Thiếu tướng (1980) Quyền Chủ nhiệm
11 Phan Thu

(1931-)

1989-1996 Trung tướng (1990) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1993-1996)
12 Trần Đức Việt
(1937-)
1997-2000 Thiếu tướng (1998)
13 Phạm Tuân
(1947-)
2000-2007 Trung tướng (2000) Phi công, Nhà du hành Vũ trụ, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
14 Trương Quang Khánh
(1953-)
2007-2011 Trung tướng (2007)
Thượng tướng (2011)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2009-2016)
15 Nguyễn Đức Lâm
(1959-)
2011-2019 Trung tướng (2011)
16 Trần Hồng Minh
(1967-)
9.2019-9.2021 Trung tướng (2018) Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng
17 Hồ Quang Tuấn

(1968-)

12.2021- Trung tướng (2021)

Chính ủy qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham mưu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chủ nhiệm qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chính ủy qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các sĩ quan cấp cao

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trang chủ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ “Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị (khoá IX) đã ra Nghị quyết 51/NQ-TW”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2015.
  3. ^ a b “Tin nội bộ”.
  4. ^ “Viện thiết kế tàu quân sự ngạc nhiên với Tàu ngầm "made in Việt Nam".
  5. ^ “Trao 17 giải nhất Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội”.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
  7. ^ “Viện Công nghệ đẩy mạnh đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2015.
  8. ^ “Trang chủ trường Cao đẳng CNQP”.
  9. ^ “Nhà máy Z173 nỗ lực làm chủ công nghệ đóng tàu hải quân”.
  10. ^ “Lời khẳng định của Nhà máy Z189”.
  11. ^ “Chủ tịch nước làm việc tại Thanh Hóa và thăm Nhà máy Z111”.
  12. ^ “Nhà máy Z113 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng "Giải bài toán" bảo đảm an toàn lao động”.[liên kết hỏng]
  13. ^ “Công nghệ "đón đầu" tại Nhà máy Z113”.
  14. ^ “Nhà máy Z114 kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống”.[liên kết hỏng]
  15. ^ “Nhà máy Z115 nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất sản phẩm quốc phòng, kinh tế”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2015.
  16. ^ “Nổ ở Nhà máy Z121: Lợi dụng vụ nổ để hôi của”.
  17. ^ “Công ty TNHH một thành viên 27”.
  18. ^ “Tuổi trẻ nhà máy Z129, tổ chức hoạt động tình nguyện tại huyện Yên Sơn”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2015.
  19. ^ “Nhà máy Z131 đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân”.
  20. ^ “Nhà máy Z175 đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì”.
  21. ^ “Nhà máy Z176 vững vàng trong hội nhập quốc tế”.
  22. ^ “Công ty TNHH một thành viên Điện tử Sao Mai”.
  23. ^ “Công ty TNHH một thành viên 95 (Nhà máy Z195) khám bệnh, tư vấn sức khỏe,cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách”.
  24. ^ “Z199 góp phần làm Thủ đô giàu đẹp”.
  25. ^ “Kho K602 tự hào với danh hiệu Anh hùng”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  26. ^ “Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh”.
  27. ^ Sắc lệnh 35/SL
  28. ^ “Lịch sử phát triển Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2018.
  29. ^ a b “Thượng tướng Nguyễn Thành Cung kiểm tra Tổng cục CNQP”.
  30. ^ “Tổng công ty 319 tổ chức lễ ra quân đầu Xuân Quý Tỵ”.
  31. ^ “Một số cán bộ cấp tướng thuộc Bộ Quốc phòng nghỉ hưu theo chế độ - See more at: http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Mot-so-can-bo-cap-tuong-thuoc-Bo-Quoc-phong-nghi-huu-theo-che-do/200712/9470.vgp#sthash.vf3Skflx.dpuf”. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  32. ^ “Điểm tựa trên sóng”.
  33. ^ “Vai trò của công nghệ lưỡng dụng trong phát triển Công nghiệp quốc phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2015.
  34. ^ "Sát cơ sở mới có đề tài hay".
  35. ^ “Nhà máy Z131 tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2017”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2018.
  36. ^ “Tổng cục Công nghiệp quốc phòng: Khai mạc tập huấn nghiệp vụ công đoàn năm 2013”.
  37. ^ “Cục Chính trị Quân chủng Kiểm tra hoạt động CTĐ, CTCT 6 tháng đầu năm 2014”.
  38. ^ “Nổ phân xưởng pháo hoa làm 19 người thiệt mạng”.