Bước tới nội dung

Lethrinus harak

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lethrinus harak
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Spariformes
Họ (familia)Lethrinidae
Chi (genus)Lethrinus
Loài (species)L. harak
Danh pháp hai phần
Lethrinus harak
(Forsskål, 1775)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách

Lethrinus harak là một loài cá biển thuộc chi Lethrinus trong họ Cá hè. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh harak bắt nguồn từ Abu m’hárrak, tên thường gọi trong tiếng Ả Rập của loài cá này ở Biển Đỏ.[2]

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

L. harak có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Marshall, quần đảo SamoaTonga, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến ÚcNouvelle-Calédonie.[3] L. harak cũng xuất hiện dọc theo bờ biển Việt Nam,[4][5][6] xa nhất đến Côn Đảo, quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[7]

L. harak sống gần các rạn san hô, trên nền cát, vụn san hô hoặc thảm cỏ biển, trong đầm phá và có khi tiến vào đầm lầy ngập mặn, độ sâu đến ít nhất là 50 m.[1]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. harak là 55 cm, nhưng thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 30 cm.[8]

Thân có màu nâu lục hoặc xám, chuyển sang màu trắng bạc ở thân dưới, nổi bật với một vệt đen lớn hình elip kèm theo viền vàng nằm ngay dưới đường bên. Vài cá thể có thể xuất hiện những chấm màu xanh lam nhạt ở rìa dưới của mắt và lỗ mũi. Vây ngực, vây bụng, vây lưng và vây hậu môn có màu trắng hoặc phớt hồng, riêng vây lưng và vây hậu môn có đốm hoặc sọc mờ; vây đuôi màu cam hoặc hơi đỏ.

Số gai ở vây lưng: 10 (gai thứ 4 hoặc 5 thường dài nhất); Số tia vây ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 13; Số vảy đường bên: 46–47.[9]

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của L. harak bao gồm động vật da gai, động vật giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ và cá nhỏ.[8]

Độ tuổi lớn nhất mà L. harak đạt được là 15 năm ở Nouvelle-Calédonie,[8] còn ở quần đảo Yaeyama, tuổi cao nhất của loài này nhỏ hơn không đáng kể, 14 năm.[10]SudanKenya, loài này sinh sản tập trung vào từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau;[11][12] còn ở Nhật, L. harak sinh sản từ tháng 4 đến tháng 11.[13]

L. harak có thể là một loài lưỡng tính tiền nữ, tức cá đực trưởng thành là từ cá cái chuyển đổi giới tính mà ra.[13]

L. harak cùng hai loài cá khác là cá dìa Siganus sutorcá bạc má (Rastrelliger kanagurta) đã được sử dụng để nghiên cứu sự tích tụ kim loại nặngcá biển ngoài khơi thành phố Dar es Salaam, Tanzania. Các nhà nghiên cứu đã chọn vây cá để kiểm tra nồng độ kim loại trong cơ thể chúng, nhưng chỉ có thể phát hiện ra một số kim loại. Mức độ hấp thụ kim loại nhôm, cadmi, đồng, sắt, chìkẽm ở 3 loài cá này dưới mức tối đa mà FAO/WHO cho phép đối với các độc tố có trong thực phẩm, nhưng nồng độ asen lại cao vượt mức cho phép ở L. harakR. kanagurta.[14]

Thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Guam, L. harak là một trong những loài bị đánh bắt nhiều nhất và là mục tiêu của nghề đánh bắt thủ công.[1] Trên thị trường, L. harak chủ yếu được bán ở dạng tươi sống.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Carpenter, K.; Lawrence, A. & Myers, R. (2016). Lethrinus harak. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T16720022A16722390. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T16720022A16722390.en. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Spariformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Lethrinus harak. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.
  5. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  6. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  8. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lethrinus harak trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  9. ^ a b Kent E. Carpenter & Gerald R. Allen (1989). “Lethrinus” (PDF). Emperor fishes and large-eye breams of the world (family Lethrinidae). Volume 9. Roma: FAO. tr. 64-65. ISBN 92-5-102889-3.
  10. ^ Ebisawa, Akihiko; Ozawa, Takakazu (2009). “Life-history traits of eight Lethrinus species from two local populations in waters off the Ryukyu Islands” (PDF). Fisheries Science. 75 (3): 553–566. doi:10.1007/s12562-009-0061-9. ISSN 1444-2906.
  11. ^ Kulmiye, A. J.; Ntiba, M. J.; Kisia, S. M. (2002). “Some Aspects of the Reproductive Biology of the Thumbprint Emperor, Lethrinus harak (Forsskal, 1775), in Kenyan Coastal Waters”. Western Indian Ocean Journal of Marine Science. 1 (2): 135–144.
  12. ^ Adam, Badr Eldinn KH; Elamin, Sheikheldin M.; Habiballah, Salah Eldeen Y. M. (2019). “Reproductive Biology of the Thumbprint Emperor, Lethrinus harak (Forsskal 1775), using histological ultra-structural characteristic in gonads along Sudanese Coastal Waters” (PDF). Journal of Biology, Agriculture and Healthcare. 9 (4): 65–87. doi:10.7176/JBAH/9-4-10.
  13. ^ a b Ebisawa, Akihiko (2006). “Reproductive and sexual characteristics in five Lethrinus species in waters off the Ryukyu Islands”. Ichthyological Research. 53 (3): 269–280. doi:10.1007/s10228-006-0345-3. ISSN 1616-3915.
  14. ^ Mziray, Prisca; Kimirei, Ismael Aaron (2016). “Bioaccumulation of heavy metals in marine fishes (Siganus sutor, Lethrinus harak, and Rastrelliger kanagurta) from Dar es Salaam Tanzania”. Regional Studies in Marine Science. 7: 72–80. doi:10.1016/j.rsma.2016.05.014. ISSN 2352-4855.
  • Wilson, G. G. (1998). “A description of the early juvenile colour patterns of eleven Lethrinus species (Pisces: Lethrinidae) from the Great Barrier Reef, Australia”. Records of the Australian Museum. 50 (1): 55–83. doi:10.3853/j.0067-1975.50.1998.1274. ISSN 0067-1975.