Nikolai Ivanovich Lobachevsky

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lobachevsky)
Nikolai Ivanovich Lobachevsky
Nikolai Ivanovich Lobachevsky
Sinh1 tháng 12 năm 1792[1][2]
Makaryev, Makaryevsky uyezd, Nizhny Novgorod[3][4], Đế quốc Nga
Mất12 tháng 2 năm 1856 (63 tuổi)
Quốc tịchNga
Nổi tiếng vìHình học phi Euclide
Sự nghiệp khoa học
NgànhHình học
Nơi công tácĐại học Kazan
Người hướng dẫn luận án tiến sĩJ. C. M. Bartels[5][6]
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngNikolai Brashman[5]
Chú thích
Hình học phi Euclid do Lobatchevsky xây dựng ngày nay mang tên Hình học Lobatchevsky-Bolyai

Nikolai Ivanovich Lobachevsky (tiếng Nga: Никола́й Ива́нович Лобаче́вский)(1 tháng 12 năm 1792 – 12 tháng 2 năm 1856) là một nhà toán học Nga, người đã có công rất lớn trong việc xây dựng hình học phi Euclide, một bước phát triển mới thoát ra khỏi hình học cổ điển, tạo cơ sở toán học cho lý thuyết tương đối rộng sau này. William Kingdon Clifford đã gọi ông là "Copernicus của hình học" vì tính chất cách mạng của hình học do Lobachevsky phát minh.[7][8]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lobachevsky sinh tại Nizhny Novgorod, Nga. Bố là Ivan Maksimovich Lobachevsky, thư ký của một văn phòng luật, mẹ là Praskovia Alexandrovna Lobachevskaya. Bố mẹ ông đều là người gốc Ba Lan.[9][10][11] Cha ông mất năm 1800, sau đó, mẹ & ông rời đến Kazan. Tại đó, ông theo học trường Kazan Gymnasium, tốt nghiệp năm 1807 và sau đó là trường Đại học Kazan.[9][10] Tại đây, ông được tiếp xúc với Martin Bartels (1769–1833), thầy cũ và bạn của Carl Friedrich Gauss.[9] Năm 1811, ông được chứng chỉ vật lý và toán học của trường ĐHTH Kazan. Năm 1814, ông bắt đầu công tác giảng dạy và năm 1822 (năm ông trở thành tiến sĩ), chính thức trở thành giảng viên trường ĐHTH Kazan (ở đây ông giảng dạy toán học, vật lýthiên văn học)[9][10]. Năm 1818, ông được mời làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Kazan. Ông làm việc cho nhiều cơ quan nhà nước và năm 1827 ông trở thành hiệu trưởng của trường.[9]

Nhà toán học Gauss đã mời ông làm viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Gottingen.

Về đời riêng, ông lấy Varvara Alexivna Moisieva năm 1832 và có với bà bảy người con.

Ông về hưu (hay có thể bị bãi nhiệm) năm 1846, và từ đó sức khỏe của ông giảm một cách nhanh chóng. Cuối cùng, ông bị mù vĩnh viễn, phải đọc cho người khác chép quyển PANGE "OMETRRIE" nổi tiếng trong lịch sử hình học thế giới.

Ông là người theo chủ nghĩa vô thần.[12][13]

Thành tựu toán học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hình học Lobachevsky là hình học do ông xây dựng lên, từ ý tưởng không công nhận tính thống nhất hệ thống các tiên đề do Euclide xây dựng. Khởi đầu, các nhà toán học đương thời gọi hình học do ông xây dựng lên là hình học ảo, nhưng ngày nay hình học Lobachevsky đã trở nên rất thực được kiểm chứng qua các kết quả nghiên cứu thiên văn vũ trụ, và không gian Lobachevsky đã trở thành không gian thực.
  • Các tác phẩm:
  1. Cơ sở hình học (1930)
  2. Hình học ảo (1837)
  3. Cơ sở mới của hình học(1838)
  4. Khảo cứu mới về lý thuyết đường song song (1840)
  5. Panego'me'trie

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ This is the date given by V. F. Kagan's 1957 book N. Lobachevsky and His Contribution to Science (first published in Russian in 1943), p. 26, and A. A. Andronov's 1956 article "Где и когда родился Н.И.Лобачевский" ("Where and when was Lobachevsky born?") (the latter gives 1 December [lịch cũ 20 November] năm 1792).
  2. ^ Older sources in Russian—e.g., A. F. Popov, "Воспоминания о службе и трудах проф. Казанского университета Н. И. Лобачевского" ("Memoirs of the Service and Work of N. I. Lobachevsky"), 1857—give 1793 rather than 1972, while the Dictionary of Scientific Biography (1970) gives ngày 2 tháng 12 năm 1792. Further information on Lobachevsky's birthdate can be found in: Athanase Papadopoulos (ed.), Nikolai I. Lobachevsky. Pangeometry, European Mathematical Society. 2010, pp. 206–7.
  3. ^ See "К 150-летию со дня смерти Н.И.Лобачевского" ("On the 150th anniversary of the death of N. Lobachevsky") by G. M. Polotovsky, PDF page 3: "Н.И.Лобачевский родился в Макарьевском уезде Нижегородской губернии в 1793 году" (quoting A. F. Popov (1857)); page 4: "[В.Ф.Каган (1943)] местом рождения называет Макарьев".
  4. ^ Other sources in Russian—e.g., A. A. Andronov (1956)—give the city of Nizhny Novgorod rather than the Governorate as his birthplace; see also Lobachevsky's biography at the website of the Lobachevsky Nizhny Novgorod State University Museum Lưu trữ 2015-09-26 tại Wayback Machine and Andrey Kalinin's article "Чье имя носит университет" ("After whose name the University has been named") Lưu trữ 2014-10-12 tại Wayback Machine.
  5. ^ a b Nikolai Ivanovich Lobachevsky tại Dự án Phả hệ Toán học
  6. ^ Athanase Papadopoulos (ed.), Nikolai I. Lobachevsky. Pangeometry, European Mathematical Society. 2010, p. 208.
  7. ^ Bell, E. T. (1986). Men of Mathematics. Touchstone Books. tr. 294. ISBN 978-0-671-62818-5. Author attributes this quote to another mathematician, William Kingdon Clifford.
  8. ^ This is a quote from G. B. Halsted's translator's preface to his 1914 translation of The Theory of Parallels: "What Vesalius was to Galen, what Copernicus was to Ptolemy that was Lobachevsky to Euclid." — W. K. Clifford
  9. ^ a b c d e Victor J. Katz. A history of mathematics: Introduction. Addison-Wesley. 2009. p. 842.
  10. ^ a b c Stephen Hawking. God Created the Integers: The Mathematical Breakthroughs that Changed History. Running Press. 2007. pp. 697–703.
  11. ^ Ivan Maksimovich Lobachevsky (Jan Łobaczewski in Polish) came from a Polish noble family of JastrzębiecŁada coats of arms, and was classified as a Pole in Russian official documents; Jan Ciechanowicz. Mikołaj Łobaczewski - twórca pangeometrii. Rocznik Wschodni. Issue 7–9. 2002. p. 163.
  12. ^ Bardi, Jason (2008). The Fifth Postulate: How Unraveling a Two Thousand Year Old Mystery Unraveled the Universe. John Wiley & Sons. tr. 186. ISBN 978-0-470-46736-7. His stubbornness, reported atheism, and genius supported his rise as a champion of the proletariat. To the Soviets, Lobachevsky represented not just the greatness of the common man, emerging from a humble background as he did, he also was a revolutionary of sorts.
  13. ^ “The History of Science”. Soviet Science. Taylor & Francis. tr. 329. Though Lobachevsky appears to have invented non-Euclidean geometry without the help of the Almighty, he built a church on the instructions of the University council. It is said that he was an atheist. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]