Tê tê vàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Manis pentadactyla)
Manis pentadactyla
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Pholidota
Họ (familia)Manidaect
Chi (genus)Manis
Loài (species)M. pentadactyla
Danh pháp hai phần
Manis pentadactyla
Linnaeus, 1758[2][3]

Tê tê vàng[4] hay tê tê Trung Quốc[5] (danh pháp hai phần: Manis pentadactyla) là một loài thuộc bộ Tê tê (Pholidota) sống ở bắc Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar bắc Đông Dương, miền nam Trung Quốc và có thể ở cả Bangladesh,.

Tại Việt Nam bản địa của tê tê vàng chủ yếu là Miền BắcMiền Trung xuống Cao nguyên Lâm Viên[6].

Hình dạng & Tập tính[sửa | sửa mã nguồn]

Thân tê tê có phủ vảy sừng xếp chồng lên nhau như vảy . Chúng ăn kiếnmối; miệng không có răng; lưỡi dài (đến 25 cm), bọc bởi lớp nhớt dính. Tuyến nước dãi nằm sâu trong lồng ngực tiết ra chất nhớt này để tê tê bắt mồi. Dạ dày có màng sừng như mề gà.

Tê tê vàng có chiều dài trung bình khoảng 80–90 cm. Thường thì mỗi lứa sinh chỉ một con, thỉnh thoảng mới có hai. Sau khi vài tuần ẩn trong hang, con con leo lên đuôi mẹ và được "đèo" đi mọi nơi.

Phân biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Tê tê vàng khác tê tê Java cũng phổ biến ở Việt Nam ở những điểm sau đây: tai có vành thịt rõ ràng; lòng bàn chân trước không có da trơn; phần đuôi tương đối ngắn hơn; và vảy không che sống mũi[6].

Công dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam, loài này đang bị săn bắt ráo riết làm thịt vì giá bán khá cao. Vảy phởi khô của Manis pentadactyla được gọi là xuyên sơn giáp (Squama Manidis). Theo y học dân gian, đơn thuốc có xuyên sơn giáp giúp trị các chứng tắc tia sữa, tràng nhạc vỡ loét, mụn nhọt. Hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng khoa học xác nhận tính y học của các loài tê tê.

Bảo tồn[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài tê tê ở Phi lẫn Á châu đều bị con người săn bắn lấy thịt. Bên Trung Hoa thịt tê tê được coi là cao lương bổ ích trong Đông y, giúp điều hòa lưu huyết, khử trùng và tăng lượng sữa cho sản phụ nên bán rất được giá. Mối đe dọa này cùng với nạn phá rừng, phá hoại môi trường sống của chúng, đã làm giảm số tê tê, nhất là loại Manis gigantea. Ngày nay, tất cả các loài tê tê đều được liệt kê trong danh sách cấm theo Công ước CITES. Từ năm 2000 là "không hạn định số lượng" (cấm tuyệt đối), có nghĩa là cấm bất kỳ thương mại quốc tế về tê tê hoặc các bộ phận cơ thể của chúng.[7] Tháng 11 năm 2010, tê tê đã được thêm vào danh sách các động vật có vú khác biệt về mặt di truyền và có nguy cơ tuyệt chủng của Hội Động vật học của London (Zoological Society of London).[8] Theo IUCN, số lượng tê tê vàng đã giảm đáng kể trong 15 năm qua và nghi ngờ sẽ suy giảm tiếp tục trong vòng 15 năm tới, với tốc độ trên 50%, do đó IUCN đã liệt kê tê tê vàng vào danh sách có cực kỳ nguy cấp.[9]

Nếu căn cứ trên ước đoán mỗi năm có khoảng 10.000 con tê tê bị săn giết và bán qua các ngả đến hai thị trường chính là Trung Quốc và Việt Nam, thì con số thật có lẽ cao gấp 5 đến mười lần. Tính theo hiện kim thì một tê tê người thợ săn có thể bán giá 22 USD nhưng một tiệm ăn ở Việt Nam có thể bán một ký tê tê với giá 350 USD. Con tê tê 5 nấu lên dọn lên dĩa sẽ bán giá hơn 1500 USD. Tháng 11, 2013 Việt Nam có ra lệnh phạt tối đa 25.000 USD hoặc 7 năm tù những ai vi phạm luật cấm săn bắt hoặc tiêu thụ tê tê nhưng phần thi hành rất lỏng lẻo nên ngay ở Hà Nội có sẵn những tiệm bán các món thú rừng kể cả thịt tê tê.[10]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Challender, D., Baillie, J., Ades, G., Kaspal, P., Chan, B., Khatiwada, A., Xu, L., Chin, S., KC, R., Nash, H. & Hsieh, H. (2014). “Manis pentadactyla”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2014.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2014.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ 10th edition of Systema Naturae
  3. ^ Linnæus, Carl (1758). Systema naturæ per regna tria naturæ, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Tomus I (bằng tiếng La-tinh) (ấn bản 10). Holmiæ: Laurentius Salvius. tr. 36. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2012.
  4. ^ Bản tin về nạn buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam[liên kết hỏng]
  5. ^ Buôn lậu tràn lan tê tê Đông Nam Á
  6. ^ a b P F D Van Peenen, et al. Preliminary Identification Manual for Mammals ò South Vietnam. Washington, DC: United States National Museum Smithsonian Institution: 1969.
  7. ^ “Schuppentiere bei CITES, PDF-Download”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2013.
  8. ^ 'Asian unicorn' and scaly anteater make endangered list”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  9. ^ Challender, D.; Wu, S.; Kaspal, P.; Khatiwada, A.; Ghose, A.; Ching-Min Sun, N.; Mohapatra, R.K.; Laxmi Suwal, T. (2019). Manis pentadactyla. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T12764A168392151. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T12764A168392151.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ "Pangolin traficking"

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đỗ Tất Lợi, "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", Nhà xuất bản Y học, 2006.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]