Maria Cristina của Sardegna

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Maria Cristina của Sardegna
Vương hậu Hai Sicilie
Tại vị21 tháng 11 năm 1832 – 31 tháng 1 năm 1836
(−298 ngày)
Tiền nhiệmMaría Isabel của Tây Ban Nha
Kế nhiệmMaria Theresia Isabella của Áo
Thông tin chung
Sinh(1812-11-14)14 tháng 11 năm 1812
Cagliari, Vương quốc Sardegna
Mất31 tháng 1 năm 1836(1836-01-31) (23 tuổi)
Napoli, Vương quốc Hai Sicilie
An tángVương cung thánh đường Thánh Chiara (Napoli)
Phối ngẫuFerdinando II của Hai Sicilie
Hậu duệFrancesco II của Hai Sicilie Vua hoặc hoàng đế
Tên đầy đủ
tiếng Ý: Maria Cristina Carlotta Giuseppa Gaetana Efisia di Savoia
Vương tộcNhà Savoia
Nhà Borbone-Hai Sicilie (hôn nhân)
Thân phụVittorio Emanuele I của Sardegna Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuMaria Teresa Giuseppa của Áo-Este
Tôn giáoCông giáo La Mã

Vương huy của Maria Cristina của Sardegna với tư cách là Vương hậu Hai Sicilie

Maria Cristina của Sardegna (tên đầy đủ: Maria Cristina Carlotta Giuseppa Gaetana Efisia; 14 tháng 11 năm 1812 – 21 tháng 1 năm 1836) là con gái của Vittorio Emanuele I của SardegnaMaria Teresa Giuseppa của Áo-Este cũng như là Vương hậu đầu tiên của Ferdinando II của Hai Sicilie. Maria Cristina cũng được tôn kính trong Giáo hội Công giáo và được tuyên phong chân phước bởi Đức Thánh Cha Phanxicô.

Maria Cristina là con gái út của Vittorio Emanuele I của SardegnaMaria Teresa Giuseppa của Áo-Este .

Ông bà ngoại của Maria Teresa là Ferdinand Karl của ÁoMaria Beatrice Ricciarda d'Este. Ferdinand Karl là người con thứ mười bốn và con trai thứ ba được sinh ra bởi Maria Theresia của ÁoFranz I của Thánh chế La Mã. Maria Beatrice là con gái lớn của Ercole III d'EsteMaria Teresa Cybo-Malaspina, Nữ Công tước xứ Massa và Thân vương xứ Carrara.

Vương hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 21 tháng 11 năm 1832, Maria Cristina kết hôn với Ferdinando II của Hai Sicilie. Bấy giờ Maria Cristina được hai mươi tuổi, trong khi đó Ferdinando II được hai mươi hai tuổi.

Maria Cristina của Sardegna với tư cách là Vương hậu Hai Sicilie

Maria Cristina được miêu tả là xinh đẹp, rụt rè và nhút nhát: khiêm tốn và dè dặt, Vương hậu không bao giờ cảm thấy thoải mái khi ở triều đình.[1] Mối quan hệ giữa Maria Cristina với Ferdinando không mấy hạnh phúc, và Ferdinando II không chịu được tính cách khiêm nhường của vợ. Khi còn là Vương hậu Hai Sicilia, Maria Cristina đã ngăn chặn việc tuyên bố thực thi các bản án tử hình và được mệnh danh là "Vương hậu Thánh thiện".[1]

Maria Cristina qua đời ở tuổi 23, sau khi sinh hạ đứa con duy nhất của mình vào 5 ngày trước đó là Francesco II của Hai Sicilie.

Tuyên phong Chân phước[sửa | sửa mã nguồn]

Maria Cristina của Sardegna
Chân phước
Chân phước25 tháng 1 năm 2014, Napoli, Ý bởi Giáo hoàng Phanxicô
Đền chínhVương cung thánh đường Thánh Chiara (Napoli)
Lễ kính31 tháng 1

Ngày 9 tháng 7 năm 1859, Maria Cristina được tuyên phong là Tôi tớ Chúa,[2] sau đó là Tôi tớ Đáng kính của Chúa vào ngày 6 tháng 5 năm 1939.[2] Ngày 3 tháng 5 năm 2013, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ban hành sắc lệnh công nhận một phép lạ nhờ sự chuyển cầu của ngài, tiếp tục tiến trình phong chân phước cho Maria Cristina.[3] Lễ tuyên phong cho Maria Cristina được diễn ra vào ngày 25 tháng 1 năm 2014 tại Vương cung thánh đường Thánh Chiara, Napoli, nơi Maria Cristina được chôn cất, và Maria Cristina trở thành Chân phước Maria Cristina của Savoia.

Gia phả[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Flantzer, Susan (16 tháng 8 năm 2021). “Blessed Maria Cristina of Savoy, Queen of the Two Sicilies”. Unofficial Royalty (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ a b Index ac status causarum beatificationis servorum dei et canonizationis beatorum (bằng tiếng Latin). Typis polyglottis vaticanis. tháng 1 năm 1953. tr. 154.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  3. ^ Vatican Information Service press release, 3 May 2013
Maria Cristina của Sardegna
Sinh: 14 tháng 11, năm 1812 Mất: 21 tháng 1, năm 1836
Vương thất Ý
Trống
Danh hiệu cuối cùng được tổ chức bởi
María Isabel của Tây Ban Nha
Vương hâu Hai Sicilie
21 tháng 11 năm 1832 – 31 tháng 1 năm 1836
Trống
Danh hiệu tiếp theo được tổ chức bởi
Maria Theresia Isabella của Áo