Maverick (phim)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Maverick
Áp phích chính thức của phim
Đạo diễnRichard Donner[1]
Sản xuấtBruce Davey
Richard Donner
Tác giảWilliam Goldman
Dựa trênMaverick
của Roy Huggins
Diễn viên
Âm nhạcRandy Newman
Quay phimVilmos Zsigmond
Dựng phimStuart Baird
Mike Kelly
Hãng sản xuất
Phát hànhWarner Bros.
Công chiếu
  • 20 tháng 5 năm 1994 (1994-05-20)
Độ dài
127 phút
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí$75 triệu[2]
Doanh thu$183,031,272

Maverick là một phim điện ảnh hài Viễn Tây của Mỹ năm 1994 do Richard Donner đạo diễn và William Goldman viết kịch bản. Phim có sự tham gia của Mel Gibson trong vai Bret Maverick, một người chơi bài kiêm nhà kỹ nghệ lừa đảo thu thập tiền để tham dự một giải đấu poker có lượng tiền thưởng lớn. Anh gia nhập cuộc phiêu lưu của mình cùng với Annabelle Bransford (Jodie Foster), một nhà kỹ nghệ lừa đảo khác và người luật sư Marshall Zane Cooper (James Garner). Phim còn có sự góp mặt của dàn diễn viên phụ Graham Greene, James Coburn, Alfred Molina và một lượng lớn vai khách mời của các diễn viên điện ảnh viễn Tây, những ngôi sao ca nhạc đồng quê và nhiều diễn viên khác. Phim đã gặt hái sự tán dương từ giới phê bình cũng như thành công về phòng vé với doanh thu 183 triệu USD toàn cầu, ngoài ra còn nhận một đề cử Oscar cho thiết kế phục trang đẹp nhất.

Cốt truyện[sửa | sửa mã nguồn]

phía Tây của Mỹ, con bạc Bret Maverick (Mel Gibson) đang trên đường tham dự một giải rút nắm lá từ bài poker, tổ chức trên con tàu hơi nước Lauren Belle. Maverick muốn chứng tỏ anh là người chơi bài giỏi nhất lúc bấy giờ. Thiếu $3,000 USD để đủ lệ phí $25,000 USD tham dự giải, Maverick đến thị trấn Crystal River, định thu thập khoản nợ và giành được tiền trong các trận đấu bài. Trong một trận poker ngẫu hứng, anh gặp một con bạc cáu bẩn Angel (Alfred Molina), nữ kỹ nghệ lừa đảo trẻ Annabelle Bransford (Jodie Foster) và luật sư Marshal Zane Cooper (James Garner).

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Vai chính[sửa | sửa mã nguồn]

Vai khách mời[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phim có rất nhiều vai khách mời từ các diễn viên phim Viễn Tây - những người từng hợp tác với Donner, Gibson, Foster hay Garner và một số người nổi tiếng như:

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Five Screenplays with Essays, Goldman miêu tả phiên bản gốc của kịch bản phim, trong đó Maverick giải thích rằng anh có một phép thần diệu khi anh gọi một lá ra khỏi bộ bài. Mặc dù anh không thể thực hiện thành công, một thầy tu mà Maverick từng biểu diễn cho xem cho biết rằng thực sự có một phép màu trong anh.[5] Cảnh quay này có Linda Hunt thủ vai thầy tu nhưng sau đó đoàn làm phim thấy đoạn đó không phù hợp với phần nội dung phim còn lại và quyết định cắt bỏ nó khỏi bản chiếu rạp.[6]

Quay phim[sửa | sửa mã nguồn]

Các phân cảnh phim được quay tại hồ Powell và Warm Creek ở Utah. Những địa điểm quay khác bao gồm Lee's FerryMarble Canyon tại Arizona, Lone Pine, ManzanarBig Pine tại CaliforniaHẻm núi sông Columbia tại Oregon.[7]

Phương tiện[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu Portland được chế tác thành con tàu hơi nước Lauren Belle trong phim.

Chiếc tàu hơi nước sử dụng trong phim có tên gọi là Lauren Belle, với nguyên mẫu thực là Portland, con tàu kéo bánh lái cuối cùng ở Hoa Kỳ, tại thời điểm đó nó thuộc quyền sở hữu của Bảo tàng hàng hải Oregon ở Portland. Trong vài tuần, chiếc thuyền được tân trang lại để thay đổi diện mạo của nó thành một con tàu đánh bạc mang phong cách Mississippi, bao gồm cả việc lắp thêm hai ống khói trang trí.[8] Vào tháng 8 năm 1993, đoàn làm phim đã đề nghị cho phép được quay những cảnh phim của con tàu dọc theo sông Columbia tại bang Washington. Khói nhân tạo bốc lên từ ống khói của thuyền bị coi là vi phạm luật chất lượng không khí tại Washington và Oregon; vì vậy đoàn làm phim đã đề nghị sự chấp thuận từ chính quyền cho những phân cảnh này trước ngày khởi quay của họ dự kiến vào tháng 9 năm 1993.[9]

Nhạc phim[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc phim có ba đĩa đơn, gồm "Renegades, Rebels and Rogues" của Tracy Lawrence,[10] "A Good Run of Bad Luck" của Clint Black (bài hát cũng xuất hiện trong album No Time to Kill của ông) và "Something Already Gone" của Carlene Carter. Nằm trong album còn có một bản "Amazing Grace" do dàn diễn viên biểu diễn, tất cả tiền bản quyền đều được quyên góp cho Quỹ Khoa nhi AIDS của Elizabeth Glaser.[11]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hall, Carla (ngày 15 tháng 5 năm 1994). “SUMMER SNEAKS '94: Was, Is and Always a Maverick: His signatures are Rockford and Maverick--can anybody in Hollywood do cool and canny better than James Garner?”. The Los Angeles Times. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  2. ^ Box Office Information for Maverick. Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine The Wrap. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ a b c Ebert, Roger (20 tháng 5 năm 1994). “Maverick”. Chicago Sun-Times. Sun-Times Media Group. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2021. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  4. ^ Full Cast & Crew on IMDb (cited 9 April 2014)
  5. ^ Goldman, William (2000). William Goldman: Five Screenplays with Essays. Hal Leonard Corporation. tr. 474–479. ISBN 978-1-55783-362-4.
  6. ^ Goldman, William, Which Lie Did I Tell?, Bloomsbury, 2000 p 68
  7. ^ D'Arc, James V. (2010). When Hollywood came to town: a history of moviemaking in Utah (ấn bản 1). Layton, Utah: Gibbs Smith. ISBN 9781423605874.
  8. ^ “National Register of Historic Places Registration Form: Portland, Steam Tug” (pdf). National Park Service. 25 tháng 6 năm 1997. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2013.
  9. ^ 'Maverick' Scene Hinges On Approval”. Orlando Sentinel. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2010.
  10. ^ Whitburn, Joel (2008). Hot Country Songs 1944 to 2008. Record Research, Inc. tr. 232–233. ISBN 0-89820-177-2.
  11. ^ Maverick (CD booklet). Various artists. Atlantic Records. 1994. 82595.Quản lý CS1: khác (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Maverick Bản mẫu:Richard Donner Bản mẫu:William Goldman