NGC 6778

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tinh vân phát xạ
Tinh vân hành tinh
NGC 6778 ở gần phía dưới
Credit: ESO
Dữ liệu quan sát: kỷ nguyên J2000
Xích kinh19h 18m 25.0s[1]
Xích vĩ−01° 35′ 47″[1]
Khoảng cách10,300 ly   (3,150[2] pc)
Cấp sao biểu kiến (V)11.9[3]
Kích thước biểu kiến85[4]
Chòm saoThiên Ưng
Tên gọi khácNGC 6778 or 6785,[5] HD 180871
Xem thêm: Danh sách tinh vân

NGC 6778 là tên của một tinh vân hành tinh nằm trong chòm sao ở vùng xích đạo tên là Thiên Ưng. Khoảng cách của nó với chúng ta là khoảng xấp xỉ 10300 năm ánh sáng[1]. Nó nằm ở vị trí của phía 5 độ trên cung tròn theo hướng nam-tây nam của ngôi sao Delta Aquilae. Tinh vân hành tinh này được nhà phát hiện bởi nhà thiên văn học người Đức Albert Marth phát hiện trong khoảng thời gian 1863 đến 1865. Nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel đã biên mục nhầm nó là NGC 6785 vì không có thiên thể nào được quan sát thấy tại tọa độ đã ghi nhận. Trong danh sách thiên thể NGC, tinh vân này được mô tả là "một cái đĩa nhỏ, dài, mập mờ".[3]

Tâm của tinh vân này có chứa một hệ sao đôi với chu kì quỹ đạo của nó là chỉ 3,68 giờ, do đó nó là một trong những hệ sao đôi nằm trong tinh vân có chu kì ngắn nhất từng được biết đến. Trạng thái gần với nhau như vậy là một minh chứng mạnh mẽ cho việc chúng đã vượt qua trường khí gas bao bọc nó vào thời gian đầu của sự tiến hóa sao[6]. Ngôi sao thứ nhất của hệ này có khối lượng xấp xỉ 0,6 lần khối lượng mặt trời còn ngôi sao thứ 2 thì là một sao lùn đỏ có khối lượng là 0,3 lần khối lượng mặt trời và [[bán trục lớn của nó là chỉ 0,005 đơn vị thiên văn.[7]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là tinh vân nằm trong chòm sao Thiên Ưng và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 19h 18m 25.0s[1]

Độ nghiêng −01° 35′ 47″[1]

Cấp sao biểu kiến 11.9[3]

Bán kính biểu kiến 8,5'[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Paturel, G.; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2003), “HYPERLEDA. I. Identification and designation of galaxies”, Astronomy and Astrophysics, 412: 45–55, Bibcode:2003A&A...412...45P, doi:10.1051/0004-6361:20031411.
  2. ^ Stanghellini, Letizia; và đồng nghiệp (2008), “The Magellanic Cloud Calibration of the Galactic Planetary Nebula Distance Scale”, The Astrophysical Journal, 689 (1): 194–202, arXiv:0807.1129, Bibcode:2008ApJ...689..194S, doi:10.1086/592395.
  3. ^ a b c O'Meara, Stephen James (2011), Deep-Sky Companions: The Secret Deep, 4, Cambridge University Press, tr. 375, ISBN 9781139500074.
  4. ^ a b Tocknell, James; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2014), “Constraints on common envelope magnetic fields from observations of jets in planetary nebulae”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 439 (2): 2014–2024, arXiv:1308.5027, Bibcode:2014MNRAS.439.2014T, doi:10.1093/mnras/stu079.
  5. ^ “NGC 6778”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2019.
  6. ^ Miszalski, B.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2011), “Discovery of close binary central stars in the planetary nebulae NGC 6326 and NGC 6778”, Astronomy & Astrophysics, 531: 5, arXiv:1105.5731, Bibcode:2011A&A...531A.158M, doi:10.1051/0004-6361/201117084, A158.
  7. ^ Guerrero, M. A.; Miranda, L. F. (tháng 3 năm 2012), “NGC 6778: a disrupted planetary nebula around a binary central star”, Astronomy & Astrophysics, 539: 9, arXiv:1201.2042, Bibcode:2012A&A...539A..47G, doi:10.1051/0004-6361/201117923, A47.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]