Messier 71

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Messier 71
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Kiểu quang phổX-XI
Chòm saoThiên Tiễn
Xích kinh19h 53m 46,49s[1]
Xích vĩ+18° 46′ 45,1″[1]
Khoảng cách13,0 kly (4,0 kpc)[2]
Cấp sao biểu kiến (V)+6,1[3]
Kích thước (V)7′.2
Đặc trưng vật lý
Khối lượng1,7×104[4] M
Bán kính13 ly[5]
Độ kim loại = –0,78[6] dex
Tuổi dự kiến9-10 tỷ năm
Tên gọi khácM71, NGC 6838, Cr 409, GCl 115[3]
Xem thêm: Cụm sao cầu, Danh sách cụm sao cầu

Messier 71 (còn được gọi là M71 hoặc NGC 6838) là cụm sao cầu trong chòm sao Thiên Tiễn. Nó được Philippe Loys de Chéseaux phát hiện vào năm 1745 và được Charles Messier đưa vào danh mục các thiên thể không giống sao chổi vào năm 1780. Nó cũng được Koehler ghi nhận tại Dresden vào khoảng năm 1775.

Cụm sao này nằm cách Trái Đất khoảng 12.000 năm ánh sáng và trải dài khoảng 27 năm ánh sáng. Sao biến quang bất thường Z Sagittae là một thành viên của cụm sao này.

M71 trong một thời gian dài cho đến thập niên 1970 được cho là cụm sao phân tán dày đặc, cũng được các nhà thiên văn học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu cụm sao phân loại như vậy vì nó không có sự nén ép phần trung tâm dày đặc và các sao của nó có nhiều "kim loại" hơn mức thông thường cho một cụm sao cầu cổ đại; hơn nữa, nó thiếu các sao biến quang "cụm" kiểu RR Lyrae thường thấy trong hầu hết các cụm sao cầu. Tuy nhiên, quang trắc hiện đại đã phát hiện một đoạn "nhánh ngang" ngắn trong biểu đồ H-R của M71, và đó là đặc trưng của một cụm sao cầu. Độ ngắn của nhánh ngang này giải thích việc thiếu vắng các sao biến quang RR Lyrae và là do độ tuổi tương đối trẻ chỉ 9-10 tỷ năm của cụm sao cầu này. Tuổi trẻ tương đối của cụm sao cầu này cũng giải thích sự phổ biến của "kim loại" trong các ngôi sao của cụm sao này.[cần dẫn nguồn] Do đó ngày nay M71 được tính là cụm sao cầu có độ tập trung rất lỏng lẻo, giống như M68 ở chòm sao Trường Xà. M71 có độ sáng gấp khoảng 13.200 Mặt Trời.

Bản đồ chỉ ra vị trí của M71

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Messier 71 tại Wikimedia Commons
  1. ^ a b Goldsbury, Ryan; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2010), “The ACS Survey of Galactic Globular Clusters. X. New Determinations of Centers for 65 Clusters”, The Astronomical Journal, 140 (6): 1830–1837, arXiv:1008.2755, Bibcode:2010AJ....140.1830G, doi:10.1088/0004-6256/140/6/1830.
  2. ^ Hessels, J. W. T.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2007), “A 1.4 GHz Arecibo Survey for Pulsars in Globular Clusters”, The Astrophysical Journal, 670 (1): 363–378, arXiv:0707.1602, Bibcode:2007ApJ...670..363H, doi:10.1086/521780.
  3. ^ a b “M 71”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2006.
  4. ^ Marks, Michael; Kroupa, Pavel (tháng 8 năm 2010), “Initial conditions for globular clusters and assembly of the old globular cluster population of the Milky Way”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 406 (3): 2000–2012, arXiv:1004.2255, Bibcode:2010MNRAS.406.2000M, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.16813.x. Mass is from MPD on Table 1.
  5. ^ khoảng cách × sin(đường kính góc/2) = bán kính 13 ly.
  6. ^ Boyles, J.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2011), “Young Radio Pulsars in Galactic Globular Clusters”, The Astrophysical Journal, 742 (1): 51, arXiv:1108.4402, Bibcode:2011ApJ...742...51B, doi:10.1088/0004-637X/742/1/51.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: Sky map 19h 53m 46.11s, +18° 46′ 42.3″