Messier 9

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Messier 9
Messier 9 chụp bởi HST
Ghi công: NASA/ESA
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Kiểu quang phổVIII[1]
Chòm saoXà Phu
Xích kinh17h 19m 11.78s[2]
Xích vĩ–18° 30′ 58.5″[2]
Khoảng cách25,8 kly (7,9 kpc)[3]
Cấp sao biểu kiến (V)+7.9[4]
Kích thước (V)9.3′[4]
Đặc trưng vật lý
Khối lượng422×105[3] M
Bán kính45 ly[3]
Độ kim loại = –1.77[3] dex
Tuổi dự kiến12.0 tỷ năm[5]
Tên gọi khácHD 156587, NGC 6333[6]
Xem thêm: Cụm sao cầu, Danh sách cụm sao cầu

Messier 9 hay M9 (còn gọi là NGC 6333) là một cụm sao cầu trong chòm sao Xà Phu (Ophiuchus). Nó nằm ở phần phía nam của chòm sao, phía tây nam của Eta Ophiuchi và nằm trên đỉnh một đám mây bụi đen được ký hiệu là Barnard 64.[4][7] Cụm sao này được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier vào ngày 3 tháng 6 năm 1764, người đã mô tả nó là một "tinh vân không có sao".[8] Năm 1783, nhà thiên văn học người Anh William Herschel đã có thể sử dụng gương phản xạ của mình để phân giải các ngôi sao riêng lẻ trong cụm. Ông nhận thấy cụm sao này có đường kính 7−8 ′ với các sao dày đặc gần trung tâm[9].

M9 có độ lớn biểu kiến là 7,9, kích thước góc là 9,3 ′ và có thể được quan sát bằng kính thiên văn nhỏ[4]. M9 là một trong những cụm sao cầu nằm gần nhất với trung tâm Ngân Hà với khoảng cách khoảng 5.500 năm ánh sáng. Khoảng cách tới Trái Đất khoảng 25.800 năm ánh sáng.

Tổng độ sáng của cụm sao này là khoảng 120.000 lần độ sáng của Mặt Trời, với cấp sao tuyệt đối bằng -8,04. Các ngôi sao riêng lẻ sáng nhất trong M9 có cấp sao biểu kiến là 13,5, làm cho chúng trở thành thấy được trong các kính viễn vọng kích thước vừa phải. Người ta đã tìm thấy 13 sao biến quang trong M9[10].

Nằm cận kề, khoảng 80' về phía đông bắc M9 là cụm sao cầu mờ hơn gọi là NGC 6356, trong khi ở khoảng 80' về đông nam là cụm sao cầu NGC 6342.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Shapley, Harlow; Sawyer, Helen B. (tháng 8 năm 1927), “A Classification of Globular Clusters”, Harvard College Observatory Bulletin, 849 (849): 11–14, Bibcode:1927BHarO.849...11S.
  2. ^ a b Formiggini, Liliana; và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2002), “Hidden subluminous stars among the FAUST UV sources towards Ophiuchus”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 332 (2): 441–455, arXiv:astro-ph/0210325, Bibcode:2002MNRAS.332..441F, doi:10.1046/j.1365-8711.2002.05327.x.
  3. ^ a b c d Boyles, J.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2011), “Young Radio Pulsars in Galactic Globular Clusters”, The Astrophysical Journal, 742 (1): 51, arXiv:1108.4402, Bibcode:2011ApJ...742...51B, doi:10.1088/0004-637X/742/1/51.
  4. ^ a b c d Gilmour, Jess K. (2012), The Practical Astronomer's Deep-sky Companion, The Patrick Moore Practical Astronomy Series, Springer Science & Business Media, tr. 75, ISBN 978-1447100713.
  5. ^ Koleva, M.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2008), “Spectroscopic ages and metallicities of stellar populations: validation of full spectrum fitting”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 385 (4): 1998–2010, arXiv:0801.0871, Bibcode:2008MNRAS.385.1998K, doi:10.1111/j.1365-2966.2008.12908.x
  6. ^ “M 9”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2006.
  7. ^ O'Meara, Stephen James (2014), Deep-Sky Companions: The Messier Objects, Cambridge University Press, tr. 71, ISBN 978-1107018372.
  8. ^ Machholz, Don (2002), The Observing Guide to the Messier Marathon: A Handbook and Atlas, Cambridge University Press, tr. 23, ISBN 978-0521803861.
  9. ^ Klein, Hermann Joseph (1901), Star Atlas, Society for promoting Christian knowledge, tr. 55.
  10. ^ Arellano Ferro, A.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2013), “A detailed census of variable stars in the globular cluster NGC 6333 (M9) from CCD differential photometry”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 434 (2): 1220–1238, arXiv:1306.3206, Bibcode:2013MNRAS.434.1220A, doi:10.1093/mnras/stt1080.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: Sky map 17h 19m 11.78s, −18° 30′ 58.5″