Người Maya
Khu vực Maya được tô đỏ nằm bên trong vùng văn hóa Trung Bộ châu Mỹ | |
Tổng dân số | |
---|---|
k. 8 triệu+ (2018) Tiền kỳ Colombo: 5–10 triệu[1][2] | |
Khu vực có số dân đáng kể | |
Bộ phận thiểu số trong các quốc gia hiện đại bao gồm Guatemala, Mexico, Belize, Honduras và El Salvador | |
Guatemala | 7.140.503 (2018)[3] |
Mexico | 1.475.575 (2000)[4] |
Belize | 30.107 (2010)[5][6] |
Ngôn ngữ | |
Các thứ tiếng Maya, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Kriol | |
Tôn giáo | |
Cơ đốc giáo và tôn giáo Maya |
Người Maya (/ˈmaɪə/) là một nhóm dân tộc ngôn học (tiếng Anh: ethnolinguistic group) và thuộc nhóm các dân tộc bản địa châu Mỹ của Trung Bộ châu Mỹ. Văn minh Maya cổ đại được hình thành bởi nhiều dân tộc thành viên của nhóm này và người Maya ngày nay nói chung chính là hậu duệ của những người tạo dựng nên nền văn minh lịch sử đó. "Maya" là một thuật ngữ hiện đại chỉ chung các dân tộc trong khu vực và không được xưng danh bởi chính các dân cư bản địa. Người Maya chưa từng có ý thức chung về bản sắc và chưa bao giờ thống nhất được về mặt chính trị. Mỗi dân tộc Maya đều có truyền thống, văn hóa và bản sắc lịch sử cụ thể của riêng từng nhóm.[7]
Thống kê dân số ước tính rằng có 7 triệu người Maya sinh sống ở các vùng hiện nay vào đầu thế kỷ 21.[1] Các quốc gia như Guatemala, miền nam Mexico và bán đảo Yucatán, Belize, El Salvador và miền tây Honduras đã và đang duy trì nhiều tàn tích và bảo vệ di sản văn hóa cổ đại của họ. Một số dân tộc Maya hiện đã đồng hóa hoàn toàn vào các nền văn hóa mestizo Tây Ban Nha hóa ở các quốc gia nơi họ cư trú, trong khi nhiều cộng đồng vẫn tiếp tục bám trụ với lối sống truyền thống bao đời nay. Tất cả các dân tộc Maya nói một trong các thứ tiếng thuộc ngữ hệ Maya.
Phần lớn dân số Maya hiện đại sinh sống ở Guatemala, Belize, và phần phía tây của Honduras và El Salvador, cũng như đại bộ phận dân cư trong phạm vi tiểu bang México của Yucatán, Campeche, Quintana Roo, Tabasco và Chiapas.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Lorenzo Ochoa; Patricia Martel(dir.) (2002). Lengua y cultura mayas (bằng tiếng Tây Ban Nha). UNAM. tr. 170. ISBN 9703200893.
El "Pueblo Maya" lo constituyen actualmente algo menos de 6 millones de hablantes de 25 idiomas
- ^ Nations, James D. (1 tháng 1 năm 2010). The Maya Tropical Forest: People, Parks, and Ancient Cities. University of Texas Press. ISBN 978-0-292-77877-1.
- ^ Resultados Del Censo 2018
- ^ “Comisión Nacional para el Desarrollo de los Pueblos Indígenas. México”. Cdi.gob.mx. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2013.
- ^ UN Demographic Yearbooks
- ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2012.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ Restall, Matthew; Asselbergs, Florine (2007). Invading Guatemala: Spanish, Nahua, and Maya Accounts of the Conquest Wars. Pennsylvania State University Press. tr. 4. ISBN 9780271027586.
We call this civilization "Maya", although the term would not have meant anything to the Mayas in Guatemala (it was a Yucatec Maya word) and there was never a common sense of identity or political unity among all the various groups we call Maya.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Voss, Alexander (2006). “Astronomy and Mathematics”. Trong Nikolai Grube (biên tập). Maya: Divine Kings of the Rain Forest. Eva Eggebrecht and Matthias Seidel (assistant). Cologne: Könemann. tr. 130–143. ISBN 3-8331-1957-8. OCLC 71165439.
- Wagner, Elizabeth (2006). “Maya Creation Myths and Cosmography”. Trong Nikolai Grube; Eva Eggebrecht; Matthias Seidel (biên tập). Maya: Divine Kings of the Rain Forest. Cologne: Könemann. tr. 280–293. ISBN 3-8331-1957-8. OCLC 71165439.
- Castañeda, Xóchitl; Manz, Beatriz; Davenport, Allison (ngày 30 tháng 6 năm 2017). “Mexicanization: A Survival Strategy for Guatemalan Mayans in the San Francisco Bay Area”. Migraciones Internacionales. 1 (3): 103–123. doi:10.17428/rmi.v1i3.1285 (không hoạt động ngày 31 tháng 5 năm 2021).Quản lý CS1: DOI không hoạt động tính đến 2021 (liên kết)
- Bazo Vienrich, Alessandra (ngày 13 tháng 12 năm 2018). “Indigenous Immigrants from Latin America (IILA): Racial/Ethnic Identity in the U.S.”. Sociology Compass: e12644. doi:10.1111/soc4.12644.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Brown, William; Odem, Mary (ngày 16 tháng 2 năm 2011). “Living Across Borders: Guatemala Maya Immigrants in the US South”. Southern Spaces.