Nhóm ngôn ngữ Mảng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngữ chi Mảng)
Nhóm ngôn ngữ Mảng
Khu vựcMiền nam Trung Quốc, miền bắc Việt Nam
Phân loạiNam Á
  • Nhóm ngôn ngữ Mảng
Ngôn ngữ tiền thân
Mảng nguyên thủy
  • Nhóm ngôn ngữ Mảng
Phân nhánh
Nhóm Pakan
Mã ngôn ngữ
Glottologmang1377  phù hợp một phần[1]

Nhóm ngôn ngữ Mảng, bao gồm nhóm ngôn ngữ Pakan, là một nhánh ngôn ngữ Nam Á gồm một số ngôn ngữ đang nguy cấp. Phần lớn các ngôn ngữ này được sử dụng tại miền nam Trung Quốc, chỉ mỗi tiếng Mảng là sử dụng tại Việt Nam.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại dự kiến ​​của Paul Sidwell như sau[2]

Nhóm ngôn ngữ Mảng là một nhóm ngôn ngữ bao gồm cả ba ngôn ngữ trên, được công nhận bởi Ilia Peiros (2004) và Jenny & Sidwell (2015). Jenny & Sidwell (2015) coi nhóm Mảng là một nhánh riêng trong ngữ hệ Nam Á.[3]

Trước đây, mỗi ngôn ngữ Mảng được phân loại một cách khác nhau. Năm 1990, Paul K. Benedict lập luận rằng tiếng Bố Lưu tạo thành một nhánh riêng biệt. Edmondson & Gregerson (1996)[4] liệt kê nhiều điểm tương đồng về ngữ âm và từ vựng giữa tiếng Bố Lưu và Nhóm ngôn ngữ Việt. Tuy nhiên, Gérard Diffloth sau đó cho rằng nhóm Pakan (tức là Bố Lưu và Bố Cam) có mối quan hệ với các ngôn ngữ Palaung và là một phần của nhóm Môn-Khmer Bắc rộng hơn. Nguyễn Văn Lợi cũng xếp tiếng Mảng trong phân nhóm Samtau trong nhóm Wa, mặc dù sau đó ông xem xét lại rằng tiếng Mảng là một nhánh chị em của nhóm Wa (Sidwell 2009: 133). Peiros (2004) cho tiếng Mảng vào trong Pakan.

Ngôn ngữ Pakan nguyên thủy, tiền thân của tiếng Bố Lưu và tiếng Bố Cam (nhưng không phải của tiếng Mảng), đã được Andrew Hsiu (2016)[5] phục dựng. Hsiu (2017)[6], trích dẫn Lý Húc Luyện (1999), lưu ý rằng các ngôn ngữ Pakan trước đây được nói xa hơn về phía bắc (ở Quý Châu) và có tiếp xúc lâu dài với tiếng Cờ Lao. Hsiu (2017) cũng ghi nhận rằng các ngôn ngữ Pakan vay mượn từ của các ngôn ngữ Kra và cũng ảnh hưởng đến các ngôn ngữ Kra.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Mangic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Hình”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Jenny, Mathias and Paul Sidwell, eds (2015). The Handbook of Austroasiatic Languages. Leiden: Brill.
  4. ^ Edmondson, Jerold A. & Kenneth J. Gregerson. 1996. Bolyu tone in Vietic perspective. Mon–Khmer Studies 26: 117-33.
  5. ^ Hsiu, Andrew. 2016. A preliminary reconstruction of Proto-Pakanic. doi:10.5281/zenodo.1127812
  6. ^ Hsiu, Andrew. 2017. Hezhang Buyi: a highly endangered Northern Tai language with a Kra substratum. doi:10.5281/zenodo.1249176

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh
Tiếng Trung Quốc
  • Lương Mẫn (梁敏, Liang Min). 1984. 俫语概况 (Đại cương tiếng Lai). 民族语文 (Minzu Yuwen, Dân tộc Ngữ văn). 1984: 4.
  • Lý Cẩm Phương (李錦芳, Li Jinfang). 1996. 布干语概况 (Đại cương tiếng Bố Can). 民族语文 (Minzu Yuwen, Dân tộc Ngữ văn). 1996: 6.
  • Lý Húc Luyện (李旭练, Li Xulian). 1999. 倈语硏究 (Lai yu yan jiu, Nghiên cứu tiếng Lai). Bắc Kinh: 中央民族大学出版社 (Zhong yang min zu da xue chu ban she, NXB Đại học Dân tộc Trung ương).
  • Cao Vĩnh Kỳ (高永奇, Gao Yongqi). 2001. 莽语概况 (Đại cương tiếng Mảng). 民族语文 (Minzu Yuwen, Dân tộc Ngữ văn). 2001: 4.
  • Cao Vĩnh Kỳ (高永奇, Gao Yongqi). 2003. 莽语硏究 (Mang yu yan jiu, Nghiên cứu tiếng Mảng). Bắc Kinh: 民族出版社 (Min zu chu ban she, Nhà xuất bản Dân tộc).
  • Cao Vĩnh Kỳ (高永奇, Gao Yongqi). 2004. 布兴语研究 (Buxing yu yan jiu, Nghiên cứu tiếng Bố Hưng). Bắc Kinh: 民族出版社 (Min zu chu ban she, Nhà xuất bản Dân tộc).
  • Trần Quốc Khánh (陈国庆, Chen Guoqing). 2005. 克蔑语研究 (Kemie yu yan jiu, Nghiên cứu tiếng Khắc Miệt). Bắc Kinh: 民族出版社 (Min zu chu ban she, Nhà xuất bản Dân tộc).
  • Lý Vân Binh (李云兵, Li Yunbing). 2005. 布赓语研究 (Bugeng yu yan jiu, Nghiên cứu tiếng Bố Canh [Bố Cam]). Bắc Kinh: 民族出版社 (Min zu chu ban she, Nhà xuất bản Dân tộc).
  • Đao Khiết (刀洁, Dao Jie). 2007. 布芒语研究 (Bumang yu yanjiu, Nghiên cứu tiếng Bố Mang). Bắc Kinh: 民族出版社 (Min zu chu ban she, Nhà xuất bản Dân tộc).

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]