Ngữ chi Việt
Ngữ chi Việt
| |
---|---|
Phân bố địa lý | Đông Dương |
Phân loại ngôn ngữ học | Nam Á
|
Ngôn ngữ nguyên thủy: | Việt-Chứt nguyên thủy |
Ngôn ngữ con: |
|
Glottolog: | [1] viet1250 [1][2] |
![]() Ngữ chi Việt |
Ngữ chi Việt hay ngữ chi Việt-Chứt là một nhánh của ngữ hệ Nam Á. Trước đây người ta còn gọi ngữ chi này là Việt-Mường, Annam-Muong, Vietnamuong, nhưng hiện nay nói chung các tên gọi này được dùng để chỉ phân nhánh của ngữ chi Việt Mường, trong đó chỉ bao gồm tiếng Việt và tiếng Mường.
Tiếng Việt ngày nay đã có ảnh hưởng đáng kể từ tiếng Trung Quốc, đặc biệt là về từ vựng và hệ thống thanh điệu[3]. Từ Hán-Việt chiếm khoảng 30-60% số vốn từ vựng tiếng Việt, không bao gồm từ mượn từ Trung Quốc.
Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]
Tổ tiên của ngữ chi Việt được cho là có nền móng tại khu vực sông Hồng và ngày nay là miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn gốc của các ngôn ngữ vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà ngôn ngữ học. Dựa trên cơ sở sự đa dạng ngôn ngữ, người ta cho rằng ngữ chi Việt có thể đã xuất hiện tại các địa điểm mà ngày nay là các tỉnh Bolikhamsai, Khammouane của Lào và Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình của Việt Nam[4]. Thời gian bắt đầu của ngữ chi Việt ít nhất đã 2.000 năm.
Tiếng Việt đã được nhận dạng là một ngôn ngữ Nam Á vào giữa thế kỷ XIX và có chứng cứ mạnh mẽ ủng hộ cho phân loại này. Ngày nay, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm tiết giống như tiếng Quảng Đông hay tiếng Thái Lan và đã mất nhiều đặc điểm của âm vị và hình vị ngôn ngữ Nam Á nguyên thủy. Tiếng Việt cũng vay mượn nhiều từ thuộc vốn từ vựng của tiếng Trung và các thứ tiếng Thái. Vì vậy, nhiều nghiên cứu trước đây không đồng ý với ý kiến cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng Khmer hơn là với tiếng Trung và tiếng Thái.
Tuy nhiên, những đặc điểm này chỉ là bề ngoài, là kết quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ. Trong hàng ngàn năm Bắc thuộc và vai trò của Hán học vào thời kỳ phong kiến sau đó, tiếng Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ tiếng Trung, thậm chí cả trong chữ viết, tiếng Việt đã sử dụng chữ Nôm trong hàng trăm năm. Nhiều ngôn ngữ thuộc ngữ chi Việt có hệ thống thanh điệu và phát âm trung gian giữa tiếng Việt-Mường với các nhánh khác của ngữ hệ Nam Á mà không bị ảnh hưởng bởi tiếng Trung và tiếng Thái.
Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]
Việc phát hiện ra tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, thanh điệu của nó là sự phản tỉnh bình thường các đặc điểm phi thanh điệu trong các ngôn ngữ còn lại của ngữ hệ được coi là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngôn ngữ học lịch sử. Ngữ chi Việt cho thấy một phạm vi loại hình từ loại hình tiếng Trung hoặc tiếng Thái, đến loại hình ngôn ngữ Môn-Khmer điển hình, bao gồm hệ thống thanh điệu và tạo âm phức tạp hay từ trộn; kiểu âm tiết CVC hoặc CCVC; đơn âm tiết, đa âm tiết và kiểu hình đơn lập hay kết hợp.
- Tiếng Arem: Ngôn ngữ này thiếu âm tính hà hơi có mặt trong hầu hết các ngôn ngữ Việt, nhưng lại có phụ âm cuối thanh hầu hoá.
- Tiếng Cuối: Hung ở Lào và Thổ ở Việt Nam.
- Tiếng Aheu (Thavưng): Ngôn ngữ này phân biệt giữa âm thường và âm hà hơi kết hợp với phụ âm cuối thanh hầu hoá. Điều này rất giống với trường hợp của các ngôn ngữ Pear, tuy nhiên, sự thanh hầu hoá này nằm ở nguyên âm.
- Tiếng Rục, Sách, Mày và Chứt: Một cụm phương ngữ; hệ thống thanh điệu bốn âm vực với tiếng Aheu phân biệt theo cao độ.
- Tiếng Maleng (Bo, Pakatan): Thanh điệu giống với tiếng Rục, Sách.
- Tiếng Tày Poọng, Tày Hung, Tày Tum, Khong-Kheng.
- Việt - Mường: Tiếng Việt và Tiếng Mường. Hai ngôn ngữ này chia sẻ 75% số từ vựng cơ bản và có cùng hệ thống âm vực 5 - 6 mức độ. Đây là những đặc điểm tiêu chuẩn của các ngôn ngữ Việt khác: Ba thanh thấp và ba thanh cao tương ứng với các phụ âm đầu vô thanh và hữu thanh trong ngôn ngữ tổ tiên; những cái này sau đó phân tách tùy thuộc vào phụ âm cuối nguyên gốc: cấp thanh điệu tương ứng với âm tiết mở hoặc phụ âm mũi cuối cùng; thanh tăng cao và giảm thấp tương ứng với các âm tắc cuối cùng, đã biến mất; thanh điệu đến âm xát cuối cùng, cũng đã biến mất; và các thanh thanh hầu hoá đến các phụ âm thanh hầu hoá cuối, mà đã phản thanh hầu hoá.
Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]
Ngữ chi Việt được phân loại như sau, do Chamberlain đề xuất (2003:422), được dẫn trong Sidwell (2009:145). Không giống các hệ thống phân loại trước đây, nay nhánh thứ sáu ("Nam") có thêm tiếng Kri.
- Ngữ chi Việt
- Nhánh bắc (Việt-Mường)
- Nhánh tây bắc (Thổ) (Cuối)
- Tiếng Toum
- Tiếng Liha
- Tiếng Phong
- Nhánh tây (tiếng Aheu) (Thavưng)
- Ahoe
- Ahao
- Ahlao
- Nhánh đông nam (Tiếng Chứt)
- Tiếng Chứt
- Tiếng Rục
- Tiếng Sách
- Tiếng Mày
- Tiếng Mã Liềng
- (Tiếng Arem)
- (Tiếng Kata)
- Nhánh tây nam (Tiếng Maleng)
- Tiếng Atel
- Tiếng Thémarou
- Tiếng Arao
- Tiếng Makang
- Tiếng Malang
- Tiếng Maleng
- Tiếng Tơe
- Nhánh nam
- Tiếng Kri
- Tiếng Phóng
- Tiếng Mlengbrou
So sánh một số từ cùng gốc[sửa | sửa mã nguồn]
Tài liệu tiếng Rục, Thavưng và Thổ được lấy từ SEAlang Projects.[5]
Ngôn ngữ nguyên thủy (Proto-Vietic) |
Tiếng Việt | Tiếng Mường [GC 1] |
Tiếng Rục | Tiếng Thavưng | Tiếng Thổ (Cuối Chăm) |
---|---|---|---|---|---|
*b-ləːj | trời | blời/tlời | pləːj² | - | bləːj¹ |
*ɓaːlʔ | mái | bảl | ɓaːl³ | - | maːj³ |
*k-ceːt | chết | chít | kəciːt⁷ | cəːt⁷ | ceːt⁷ |
*ɗam | (số) năm | đăm/đằm | dam¹ | dam¹ | dam¹ |
*ʔiːt | ít | ít | ʔit⁷ | ʔiːt⁷ | ʔiːt⁷ |
*k-lɔːŋ | (bên) trong | tlong | klɔːŋ¹ | kʰəlɔːŋ¹/lɔːŋ¹ | klɒːŋ¹ |
*kʰɔːjʔ/*k-hɔːjʔ | khói | khỏi | kəhɔːj³ | kəhɔːj³ | kʰɒːj³ |
*kuːs/guːs | củi | cúi | kuːrʰ¹ | kuːjʰ¹ | kuːl⁶ |
*m-laɲ | nhanh/ lanh |
nhanh/ lanh |
laɲ¹ | - | læŋ¹ |
*muːs | mũi | mũi | muːlʰ¹ | muːjʰ¹ | muːl⁶ |
*-naŋʔ | nặng | nẵng | naŋ⁶ | nâ̰ŋ | naŋ³ |
*p-leːʔ | trái [quả] | plải/tlải | pəliː³ | pʰaləː³ | pleː³ |
*poːŋ | bông | pông | - | poːŋ¹ | pɔːŋ¹ |
*pʰaː | pha (trộn) | pha | pʰaː¹ | - | pʰaː¹ |
*tʰəh | thở | thớ/sớ | - | tʰəː⁵ | |
*tɔh | đỏ | tó | tɔh¹ | tɔh¹ | - |
*tiː | đi | đi/ti | tiː² | tiː² | tiː² |
- Thanh điệu trong tiếng Việt bắt nguồn từ các âm vị ở cuối từ trong ngôn ngữ tổ tiên chung của ngữ chi Việt. Thanh sắc và nặng của tiếng Việt xuất hiện ở những từ có âm tắc /*-p *-t *-c *-k *-ʔ/ cuối từ, thanh hỏi và ngã bắt nguồn từ âm /*-h/ và /*-s/, còn thanh ngang và huyền từ các trường hợp còn lại.
- Các cụm phụ âm đầu *k-l, *b-l và *p-l được lưu giữ ở nhiều ngôn ngữ. *k-l trở thành /ʈʂ~ʈ/ (viết là ‹tr›) trong tiếng Việt. *b-l và *p-l cũng trở thành ‹tr› trong mọi phương ngữ Trung và Nam Bộ, nhưng lại thường trở thành /z/ (viết là ‹gi›) trong các phương ngữ Bắc Bộ (so sánh giời và trời, gio và tro, giầu và trầu, giai và trai). *k-l, *b-l và *p-l phát triển thành /tl/ trong tiếng Mường (nhưng có phương ngữ mà cả ba đều giữ nguyên, hay *b-l và *p-l hợp nhất).
- Hai âm bật hơi *pʰ và *kʰ được xát hóa thành lần lượt /f/ ‹ph› và /x/ ‹kh› ở những phương ngữ Bắc Bộ, nhưng được lưu giữ phần nào trong các phương ngữ Trung Bộ, một số phương ngữ Nam Bộ và trong các ngôn ngữ khác.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Chưa đầy đủ do sự đa dạng phương ngữ của tiếng Mường.
- ^ Glottolog viet1250
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). [1] “Ngữ chi Việt” Kiểm tra giá trị
|chapterurl=
(trợ giúp). Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology. ref stripmarker trong|chapterurl=
tại ký tự số 52 (trợ giúp) - ^ Linguistic Research on the Origins of the Vietnamese Language: An Overview, Journal of Vietnamese Studies 1(1-2):104-130, 2006
- ^ Chamberlain J.R. 1998, "The origin of Sek: implications for Tai and Vietnamese history", trong "The International Conference on Tai Studies", S. Burusphat (chủ biên), Băng Cốc, Thái Lan, tr. 97-128. Viện Ngôn ngữ và Văn hóa vì phát triển nông thôn, Đại học Mahidol.
- ^ Mon-Khmer Comparative Dictionary - Từ điển so sánh ngôn ngữ Môn-Khmer tại SEAlang Projects.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- Chamberlain, J.R. 2003. Eco-Spatial History: a nomad myth from the Annamites and its relevance for biodiversity conservation. In X. Jianchu and S. Mikesell, eds. Landscapes of Diversity: Proceedings of the III MMSEA Conference, 25-ngày 28 tháng 8 năm 2002. Lijiand, P. R. China: Center for Biodiversity and Indigenous Knowledge. pp. 421–436.
- Sidwell, Paul (2009). Classifying the Austroasiatic languages: history and state of the art. LINCOM studies in Asian linguistics, 76. Munich: Lincom Europa.
- SEAlang Project: Mon-Khmer languages. The Vietic Branch
- Sidwell (2003) Lưu trữ 2006-10-07 tại Wayback Machine
- Endangered Languages of Mainland Southeast Asia
- Ethnologue
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Alves, Mark J. (2003). and Other Minor Vietic Languages: Linguistic Strands Between Vietnamese and the Rest of the Mon-Khmer Language Family. In Papers from the Seventh Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society, ed. by Karen L. Adams et al.. Tempe, Arizona, 3-19. Arizona State University, Program for Southeast Asian Studies.
- Barker, M. E. (1977). Articles on Proto-Viet-Muong. Vietnam publications microfiche series, no. VP70-62. Huntington Beach, Calif: Summer Institute of Linguistics.
- Nguyễn, Tài Cẩn. (1995). Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo) (Textbook of Vietnamese historical phonology). Hà Nội: Nhà Xuất Bản Gíao Dục.
- Trần Trí Dõi (2011). Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh - lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt - Mường [A historical-comparative study of Viet-Muong group]. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà nội. ISBN 978-604-62-0471-8
- Ngữ tộc Môn-Khmer
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Chamberlain, J.R. 2003. Eco-Spatial History: a nomad myth from the Annamites and its relevance for biodiversity conservation. In X. Jianchu and S. Mikesell, eds. Landscapes of Diversity: Proceedings of the III MMSEA Conference, 25–ngày 28 tháng 8 năm 2002. Lijiand, P. R. China: Center for Biodiversity and Indigenous Knowledge. pp. 421–436.
- Sidwell, Paul (2009). Classifying the Austroasiatic languages: history and state of the art. LINCOM studies in Asian linguistics, 76. Munich: Lincom Europa.
- SEAlang Project: Mon–Khmer languages. The Vietic Branch
- Sidwell (2003) Lưu trữ 2006-10-07 tại Wayback Machine
- Endangered Languages of Mainland Southeast Asia
- http://projekt.ht.lu.se/rwaai RWAAI (Repository and Workspace for Austroasiatic Intangible Heritage)
- http://hdl.handle.net/10050/00-0000-0000-0003-670D-C@view Vietic languages in RWAAI Digital Archive