Bước tới nội dung

Tiếng Kucong

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Kucong
Sử dụng tạiTrung Quốc, Việt Nam
Khu vựcVân Nam
Tổng số người nói10.000-50.000
Phân loạiHán-Tạng
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3lkc
Glottologkuco1235[1]
ELPKucong

Tiếng Kucong (tiếng Trung: 苦聪话; Hán-Việt: Khổ Thông thoại; bính âm: Kǔ cōng huà) là một ngô ngữ thuộc nhóm Lô Lô của Vân Nam và Việt Nam. Ở Việt Nam, tên tự gọi của người nói tiếng Kucong là Khù Sung, và còn được gọi là La Hủ Đen (Edmondson 2002). Tiếng Kucong rất liên quan đến tiếng La Hủ.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Kucong, hay La Hủ Đen, được nói ở các làng sau của xã Ca Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Việt Nam (Edmondson 2002).

  • Nẩu Phìn
  • Nậm Khao
  • Nặng Cấu
  • Phìn Hồ
  • Nậm Xả

Người Kucong, hay La Hủ Đen, sống một cách ngẫu nhiên với La Hủ Sủ (La Hủ Vàng) và La Hủ Phụng (La Hủ Trắng). Người La Hủ Vàng sống ở các địa điểm sau.

Người La Hủ Trắng sống ở các địa điểm sau, thường cùng với người La Hủ Vàng.

  • Pa Ủ (ở Xà Hồ, Ử Ma, Pha Bu, Pa Ử và Khồ Ma)
  • Ca Lăng (ở Hà Xe)

Người Kucong và các nhóm La Hủ có liên quan ban đầu đến từ khu vực huyện Kim Bình ở miền nam Vân Nam, Trung Quốc (Edmondson 2002).

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tôn Hoằng Khai (孙宏开) ghi nhận năm 1992 và Li & Zhang (2003)[2] ghi nhận có 30.000 người nói tiếng Kucong ở Vân Nam, Trung Quốc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kucong”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Li Jie [李洁] & Zhang Wei [张伟]. 2003. "Kuconghua gaikuang" [苦聪话概况]. Minzu Yuwen 2003:1.
  • Chang Junzhi [常俊之] (2011). A reference grammar of Yuanjiang Kucong [元江苦聪话参考语法]. Beijing: China Social Sciences Academy Press.
  • Edmondson, Jerold A. (2002). "The Central and Southern Loloish Languages of Vietnam". Proceedings of the Twenty-Eighth Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society: Special Session on Tibeto-Burman and Southeast Asian Linguistics (2002), pp. 1–13.