Bước tới nội dung

Tiếng Ba Na

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ba Na
Bahnar
Sử dụng tạiViệt Nam
Tổng số người nóiHơn 400.000 người nói ngôn ngữ ở  Việt Nam
Dân tộcngười Ba Na
Phân loạiNam Á
Hệ chữ viếtBảng chữ cái Latinh tiếng Việt biến đổi
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3bdq
Glottologbahn1262[1]

Tiếng Ba Na là ngôn ngữ của người Ba Na, sắc tộc thiểu số ở miền trung Việt Nam. Số người nói là 227.716 theo Tổng điều tra dân số năm 2009[2].

Tiếng Ba Na còn ít được nghiên cứu. Hiện nó được xếp loại là nhóm Bắc Ba Na[3], thuộc Ngữ chi Bahnar, Ngữ hệ Nam Á [4]. Ngôn ngữ này có 9 nguyên âm về chất, hơn nữa còn phân biệt độ dài nguyên âm.

Các nhóm địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Đào (1998)[5] liệt kê các phân nhóm địa phương của tiếng Bahnar và vị trí tương ứng của chúng.

  • Bahnar Kon Tum: Kon Tum
  • Bahnar Jơlong: Đông Bắc Kon Tum
  • Bahnar Golar: Phía Bắc Pleiku (Gia Lai)
  • Bahnar Tosung: Huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai)
  • Bahnar Konkođe: Huyện An Khê (tỉnh Gia Lai)
  • Bahnar Alatang: Huyện An Khê (tỉnh Gia Lai)
  • Bahnar Alakông: Huyện K'Bang (tỉnh Gia Lai)
  • Bahnar Tolo: Huyện Kông Chro và phía Nam huyện An Khê (tỉnh Gia Lai)
  • Bahnar Bơnâm: Phía Đông huyện An Khê (tỉnh Gia Lai)
  • Bahnar Roh: Rải rác ở huyện An Khê và huyện K'Bang (tỉnh Gia Lai)
  • Bahnar Krem: Huyện Vĩnh ThạnhAn Lão (tỉnh Bình Định)
  • Bahnar Chăm: huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định)
  • Bahnar But: Tại các khu vừng rừng núi; ít giao tiếp với bên ngoài

Bùi (2011:5-6)[6] liệt kê các phân nhóm địa phương của tiếng Bahnar và vị trí tương ứng.

  • Tơ Lô: Các xã Sơ Ró, Đắc Song, Chơ Loong, Yang Nam, Đắc Tơ thuộc huyện Kông Chro và một phần thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai)
  • Krem: Các huyện Vĩnh Thạnh , An Lão, Hoài ÂnTây Sơn, tỉnh Bình Định; một số ở xã Sơn Lang, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai
  • Vân Canh: Phần lớn tại các xã Canh Liên, Canh Thuận và Canh Hòa, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
  • Thồ Lồ: Chủ yếu ở khu vực phía bắc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Rải rác ở 9 xã thuộc các huyện Đồng Xuân, Sơn HòaSông Hinh. Họ là hậu duệ của binh sĩ Tây Sơn người Tơ Lô chạy trốn khỏi triều Nguyễn cách đây 200 năm. Họ chạy về phía Đông Nam đến vùng Thồ Lồ, tỉnh Phú Yên.
  • Gơ Lar: Phần lớn tại các huyện Mang Yang, Đắk ĐoaChư Sê, tỉnh Gia Lai, một số tại các thị trấn ở Kon Tum. Ngoài ra còn có một nhóm nhỏ gọi là Bahnar Châng H'drung sống ở dưới chân núi Hàm Rồng.
  • Kon Tum: Tại 4 phường và 9 xã của thành phố Kon Tum
  • Jơ Lơng: Thành phố Kon Tum, và các xã Đắc Tơ Re, Đắc Ruồng, Đắc Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
  • Rơ Ngao (Rengao): tại 29 ngôi làng. Họ sống với người Kon Tum tại 5 xã thuộc Kon Tum; với người Ba Na và người Xơ Đăng tại 2 xã thuộc huyện Đắk Hà; và với người Xơ Đăng tại xã Pô Cô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum
Môi Lợi Ngạc cứng Ngạc mềm Thanh hầu
Tắc hữu thanh p t k ʔ
vô thanh b d ɡ
tiền thanh hầu hóa ʔb ʔd ʔdʑ
Mũi thường m n ɲ ŋ
tiền thanh hầu hóa ʔm ʔn ʔɲ ʔŋ
Xát s h
R r
Tiếp cận thường w l j
tiền thanh hầu hóa ʔw ʔl ʔj
Phụ âm cuối
Môi Lợi Ngạc cứng Ngạc mềm Thanh hầu
Tắc p t k ʔ
Mũi m n ɲ ŋ
Bật hơi jh* h
R r
Tiếp cận w l j

*-Trong chuỗi âm cuối thì âm /jh/, /h/ không được phát âm còn âm /j/ được phát âm theo mặt ngữ âm như nguyên âm ngắn /i/.[7]

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]
Trước Giữa Sau
Đóng i iː ɨː u uː
Giữa ə əː
Mở ɛ ɛː a aː ɔ ɔː

Các nhóm khác tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nhóm nhỏ khác bao gồm Kon Kđe, Bơ NơmA Roh tại các huyện Kông Chro and K'Bang, tỉnh Gia Lai (Bùi 2011:6).

Ethnologue liệt kê các phương ngữ của tiếng Ba Na như sau:

  • Tolo
  • Golar
  • Alakong (A-La Cong)
  • Jolong (Gio-Lang, Y-Lang)
  • Bahnar Bonom (Bomam)
  • Kontum
  • Krem

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, biên tập (2013). "Bahnar". Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009. Phần I: Biểu Tổng hợp. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 18/09/2015.
  3. ^ Bahnar at Ethnologue. 18th ed., 2015. Truy cập 20/10/2015.
  4. ^ Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Bahnar". Glottolog 3.1. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 12/12/2017.
  5. ^ Đào Huy Quyền. 1998. Nhạc khí dân tộc Jrai và Bahnar [Musical instruments of the Jrai and Bahnar]. Hanoi: Nhà xuất bản trẻ.
  6. ^ Bùi Minh Đạo. 2011. The Bahnar people in Viet Nam. Hanoi: Thế Giới Publishers. ISBN 978-604-77-0319-7
  7. ^ Banker, John & Elizabeth; Mo', Siu (1979). Bahnar Dictionary, Plei Bong-Mang Yang Dialect. Huntingdon Beach, Summer Institute of Linguistics. tr. vi–xii.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]