Bước tới nội dung

Tiếng Tráng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Tráng
Vahcuengh/ Vaƅcueŋƅ/吪僮
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcQuảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu
Tổng số người nói18 triệu người
Phân loạiNgữ hệ Tai-Kadai
Hệ chữ viếtChữ Tráng (chính thức), chữ Nôm Tráng
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2zha
ISO 639-3zha,zch,zhd,zeh,zgb,zgn,zln
Phân bố ngữ hệ Tai-Kadai.[a]
  1. ^ Hệ thống phân loại các ngôn ngữ Tai gồm: Tai Bắc, Tai Trung tâm, Tai Tây Nam do André-Georges Haudricourt (1956), Li Fang-Kuei 李方桂 (1977), William J. Gedney (1989) đưa ra. Pittayawat Pittayaporn trong luận văn tiến sĩ tại đại học Cornell (2009) đưa ra hệ thống phân loại hoàn toàn khác

Tiếng Tráng (Chữ Tráng Chuẩn: Vahcuengh/Vaƅcueŋƅ; Chữ Nôm Tráng: 話僮; giản thể: 壮语; phồn thể: 壯語; bính âm: Zhuàngyǔ) là ngôn ngữ bản địa của người Tráng được nói chủ yếu tại tỉnh Quảng Tây và vùng giáp ranh với Quảng Tây thuộc tỉnh Vân NamQuảng Đông. Tiếng Tráng không phải là một ngôn ngữ thống nhất: các phương ngữ Tráng Bắc liên hệ gần gũi với tiếng Bố Y tại tỉnh Quý Châu, trong khi các phương ngữ Tráng Nam gần với tiếng Nùng, TàyCao Lan tại Việt Nam.

Theo Omniglot, tiếng Tráng có 16 phương ngữ chính.[1] Từ điển Anh-Trung-Tráng liệt kê tổng cộng 12 phương ngữ tại Quảng Tây và Vân Nam.[2] Một vài trong số các phương ngữ Tráng khác nhau nhiều đến mức người nói không thể thông hiểu lẫn nhau, do đó một số nhà ngôn ngữ học coi tiếng Tráng là một tập hợp các ngôn ngữ có quan hệ gần gũi với nhau chứ không phải là một ngôn ngữ thống nhất gồm nhiều phương ngữ.[1].Tiếng Tráng có một dạng chuẩn hóa được gọi là Tráng Ung Bắc (邕北壮语) dựa trên phương ngữ Tráng Bắc tại huyện Vũ Minh (武鸣) tỉnh Quảng Tây.[1]

Dân số người Tráng là 18 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số toàn Quảng Tây, tuy nhiên số lượng người nói tiếng Tráng có thể thấp hơn nhiều con số này. Tại các vùng đô thị người Tráng bị Hán hóa mạnh mẽ, không còn nói và sử dụng tiếng trong mọi khía cạnh đời sống.[3]

Trích dẫn bài báo của Phạm Hồng Quý (1989) nói rằng người Tráng và các dân tộc Thái có cùng một từ chỉ người Việt Nam (Kinh) là Keo (kɛɛuA1), Jerold A. Edmondson thuộc Đại Học Texas, Arlington cho rằng sự phân tách giữa các ngôn ngữ Tráng và các ngôn ngữ Tai tây nam diễn ra không sớm hơn sự thành lập của Giao Chỉ (Jiaozhi 交址) tại Việt Nam năm 112 TCN, nhưng không muộn hơn khoảng thời gian từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VI SCN.[4]

Chữ Tráng Latinh hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng chữ cái Tráng dạng chuẩn hóa bắt đầu được sử dụng vào năm 1955 gồm các ký tự Latinh, KirinIPA. Năm 1986, bảng chữ cái này được cải tiến, các ký tự Kirin và IPA được thay thế bằng một hoặc một tổ hợp các ký tự Latinh. Dạng chuẩn hóa này dựa trên phát âm của Tráng Ung Bắc được nói tại huyện Vũ Minh. Vì thuộc nhánh Tráng Bắc nên nó không phù hợp trong việc ghi chép các phương ngữ Tráng Nam do tồn tại các khác biệt về âm vị. Một ví dụ là trong dạng chuẩn hóa cũng như các phương ngữ Tráng Bắc không hề tồn tại các phụ âm bật hơi (/pʰ/, /tʰ/, kʰ/). Ngược lại, các phương ngữ Tráng Nam thường có cả các phụ âm bật hơi (/pʰ/, /tʰ/, kʰ/) lẫn không bật (/p/, /t/, /k/).

Phụ Âm[5]
Chữ b mb m f v
Phiên Âm /p/ /ɓ/ /m/ /f/ /v/
Chữ d nd n s l
Phiên Âm /t/ /ɗ/ /n/ /s/ /l/
Chữ g gv ng h r
Phiên Âm /k/ /kv/ /ŋ/ /h/ /ɣ/
Chữ c y ny ngv by gy my
Phiên Âm /ɕ/ /j/ /nj/ /ŋv/ /pj/ /kj/ /mj/
Nguyên Âm[5]
Chữ a e i o u w
Phiên Âm /a:/ /e:/ /i:/ /o:/ /u:/ /ɯ:/
Chữ ai ae ei oi ui wi
Phiên Âm /a:i/ /ai/ /ei/ /o:i/ /u:i/ /ɯ:i/
Chữ au aeu eu iu ou aw
Phiên Âm /a:u/ /au/ /e:u/ /i:u/ /o:u/ /aɯ/
Chữ am aem em iem im om oem uem um
Phiên Âm /a:m/ /am/ /e:m/ /i:m/ /im/ /o:m/ /om/ /u:m/ /um/
Chữ an aen en ien in on oen uen un wen wn
Phiên Âm /a:n/ /an/ /e:n/ /i:n/ /in/ /o:n/ /on/ /u:n/ /un/ /ɯ:n/ /ɯn/
Chữ ang aeng eng ieng ing ong oeng ueng ung wng
Phiên Âm /a:ŋ/ /aŋ/ /e:ŋ/ /i:ŋ/ /iŋ/ /o:ŋ/ /oŋ/ /u:ŋ/ /uŋ/ /ɯŋ/
Chữ ap aep ep iep ip op oep uep up
ab aeb eb ieb ib ob oeb ueb ub
Phiên Âm /a:p/ /ap/ /e:p/ /i:p/ /ip/ /o:p/ /op/ /u:p/ /up/
Chữ at aet et iet it ot oet uet ut wet wt
ad aed ed ied id od oed ued ud wed wd
Phiên Âm /a:t/ /at/ /e:t/ /i:t/ /it/ /o:t/ /ot/ /u:t/ /ut/ /ɯ:t/ /ɯt/
Chữ ak aek ek iek ik ok oek uek uk wk
ag aeg eg ieg ig og oeg ueg ug wg
Phiên Âm /a:k/ /ak/ /e:k/ /i:k/ /ik/ /o:k/ /ok/ /u:k/ /uk/ /ɯk/
Thanh Điệu
Số TT thanh Chữ Nét Ví Dụ Nghĩa
1 ˨˦ (24) son dạy
2 z ˧˩ (31) mwngz (số ít) mày
3 j ˥ (55) hwnj trèo
4 x ˦˨ (42) max ngựa
5 q ˧˥ (35) gvaq qua
6 h ˧ (33) dah sông
7 p/t/k (đối với các nguyên âm dài) ˧˥ (35) bak mồm
7 p/t/k (đối với các nguyên âm ngắn) ˥ (55) daep gan
8 b/g/d ˧ (33) bag
daeb
bổ
xếp
  • Các Ký tự z, j, x, qh được dùng để biểu diễn dấu. Chúng được viết ở cuối mỗi từ. Thanh 1 (24) không đánh dấu.

Các ví dụ sau thuộc các phương ngữ Tráng Bắc.

Gij raemx neix raemx haij, mbouj ndaej gw[6]
Cái nước này nước biển, không được ăn

Baezgonq, miz goenglaux he ciengx song boux lwk...[7]
Ngày trước, có một ông lão nuôi hai người con

Aeu fawz swix gaem gij fwed de[8]
Lấy tay trái cầm cái cánh

Hawj gij lwed ndik roengz ndaw vanj bae[9]
Cho cái máu chảy xuống vào bát đi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c [1] omniglot.com, Zhuang (Vaƅcueŋƅ / Vahcuengh)
  2. ^ [2] A Sociolinguistic Survey of the Dejing Zhuang Dialect Area, tác giả: Eric M. Jackson, Emily H.S. Jackson, Shuh Huey Lau, trang 7
  3. ^ [3] A Sociolinguistic Survey of the Dejing Zhuang Dialect Area, tác giả: Eric M. Jackson, Emily H.S. Jackson, Shuh Huey Lau, trang 12
  4. ^ Department of Linguistic and TESOL University of Texas, Arlington & Jerold A. Edmondson. the power of language over the past: Tai settlement and Tai linguistics in southern China and northern Vietnam (PDF). tr. 15. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2014.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ a b Department of Applied Linguistics City Polytechnic of Hong Kong & Tom B. Y. Lai và Chun-yu Kit (1992). A computer system for indentification and statistical analysis of syllables in the romanized Zhuang script (PDF). 83 Tat Chee Avenue, Kowloon, Hong Kong. tr. 460.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  6. ^ [4] The classifier Gij in Northern Zhuang, Margaret MILLIKEN, Trang. 177, ví dụ 12
  7. ^ [5] The classifier Gij in Northern Zhuang, Margaret MILLIKEN, Trang. 187, ví dụ 51
  8. ^ [6] The classifier Gij in Northern Zhuang, Margaret MILLIKEN, Trang. 188, ví dụ 55
  9. ^ [7] The classifier Gij in Northern Zhuang, Margaret MILLIKEN, Trang. 189, ví dụ 57

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]