Bước tới nội dung

Nhóm ngôn ngữ Palaung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhóm ngôn ngữ Palaung
Phân bố
địa lý
Đông Dương
Phân loại ngôn ngữ họcNam Á
Tiền ngôn ngữPalaung nguyên thủy
Glottolog:east2331  (Palaung Đông)[1]
west2791  (Palaung Tây)[2]
{{{mapalt}}}
  Nhóm ngôn ngữ Palaung

Nhóm ngôn ngữ Palaung hay Nhóm ngôn ngữ Palaung-Wa là một phân nhánh của ngữ hệ Nam Á, gồm khoảng 30 ngôn ngữ.

Phát triển âm vị học

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết ngôn ngữ Palaung mất sự phân biệt phụ âm vô thanh-hữu thanh ở ngôn ngữ Nam Á tiền thân; thay vào đó, sự phân biệt này tái hiện trên nguyên âm. Trong nhánh Wa, sự phân biệt phụ âm vô thanh-hữu thanh trở thành sự phân biệt nguyên âm thường-hà hơi; trong nhóm Palaung-Riang, nó trở thành một hệ thống hai thanh điệu âm vực. Các ngôn ngữ Angku có hệ thanh điệu khác - ví dụ như tiếng U có bốn thanh điệu, cao, thấp, lên (thăng), xuống (giáng) - nhưng chúng được phát triển từ chiều dài nguyên âm và đặc điểm phụ âm cuối, chứ không phải từ sự phân biệt vô thanh-hữu thanh.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Paul Sidwell (2015)[3] gợi ý rằng quê hương của Nhóm ngôn ngữ Palaung nằm ở khu vực biên giới của LàoTây Song Bản NạpVân Nam, Trung Quốc. Quê hương của Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú tiếp giáp với quê hương của Nhóm ngôn ngữ Palaung dẫn đến nhiều từ vựng vay mượn giữa hai nhánh do sự tiếp xúc mạnh mẽ. Sidwell (2014) gợi ý rằng từ "nước" (*oːm trong ngôn ngữ Palaung nguyên thủy) mà Gérard Diffloth cho là một trong những từ vựng then chốt để chứng minh cho sự tồn tại nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer Bắc, có thể là do Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú đã mượn từ Nhóm ngôn ngữ Palaung.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Diffloth & Zide (1992)

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm ngôn ngữ Palaung bao gồm ít nhất ba nhánh, nhưng vị trí của một số ngôn ngữ chưa rõ ràng. Ví dụ như tiếng Lamet đôi khi được phân loại là một nhánh riêng biệt. Sau đây là phân loại của Diffloth & Zide (1992), được trích dẫn trong Sidwell (2009: 131).

  • Palaung Tây (Palaung-Riang)
    • Palaung
      • Shwe (Palaung Vàng, Đức Ngang (德昂, De'ang).)
      • Đức Ngang (De'ang)
      • Palé (Palaung Bạc, Ruching)
      • Nhữ Mãi (汝买, Rǔmǎi)
    • Riang
      • Riang thực sự (Riang Lang), Yinchia (Riang Lai)
      • ? Danau (có lẽ thuộc Palaung-Riang)
  • Palaung Đông
    • Angku
      • Angku
      • Hộ (Hu)[4]
      • Kiorr
      • Kon Keu
      • Mạn Mễ (曼咪, Man Met)
      • Mok
      • Samtao (Samtau)
      • Tai Loi (Mong Lue)
      • U (濮满, Púmǎn)
    • Nhóm ngôn ngữ Lamet
      • Lamet (Khamet, Xmet)
      • Con (Kha Kior, Kiorr)
    • Nhóm ngôn ngữ Wa (Va, Ngõa, 佤)
      • Bố Lãng (布朗, Bùlǎng)
      • Nhóm Lawa
        • La
        • Lawa
      • Wa
        • Parauk (Wa chuẩn, tại Trung Quốc gọi là Ba Nhiêu Khắc (巴饒克, Bāráokè).)
        • Khalo (Ca Lạp, 卡拉, Kǎlā)
        • Awa (A Va, A Ngõa)

Một số nhà nghiên cứu còn gộp cả các ngôn ngữ Mảng, thay vì gộp nhóm chúng với các ngôn ngữ Pakan.

Sidwell (2010)

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại sau đây theo phân nhánh được đưa ra bởi Sidwell (2010, ms).

  • Danau (Khano)
  • Palaung thực sự
    • Tây (Riang-Palaung)
      • Palaung (De'ang: Shwe / Palaung Vàng, Palé / Ruching / Palaung Bạc, Rumai)
      • Riang (Riang, Yinchia)
    • Angku
      • Hu
      • U (P'uman)
      • Kiorr (Kha Kior, Con)
      • Kon Keu (Angku)
      • Mok (Man Met)
      • Mong Lue (Tai Loi)
      • Muak Sa-aak[5]
    • Lamet (Xmet)
    • Wa

Sidwell (2014)[8] đề xuất một nhánh bổ sung, bao gồm:

Sidwell (2015)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sidwell (2015: 12) đề xuất một phân loại sửa đổi cho Nhóm ngôn ngữ Palaung. Bit-Kháng rõ ràng thuộc Nhóm ngôn ngữ Palaung nhưng chứa nhiều từ vay mượn từ Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú. Sidwell (2015: 12) tin rằng có khả năng nhóm nó trong Palaung Đông. Mặt khác, Sidwell (2015) coi Danaw là ngôn ngữ Palaung khác biệt nhất.

  • Danaw
  • Palaung Tây
    • Palaung (Dara'ang, Da'ang, Palay, v.v.)
    • Rumai
    • Nhóm Riang (Riang-Lang, Riang-Sak, v.v.)
  • Palaung Đông
    • Nhóm Wa
      • Wa (Praok, Awa, Vo, v.v.)
      • Lawa (Lawa Bo Luang, Lavua/Luwa, v.v.)
      • Bulang (Bulang, Plang/Samtao, Kawa, Kontoi, v.v.)
    • Nhóm Angku: U, Hu, Man Met/Kemie, Muak/Mok, Tai Loi, v.v.
    • Nhóm Lameet: Lameet (Lamet), Con, Lua/Khamet
    • ? Nhóm Bit-Kháng: (Kha) Bit, Buxing, Quảng Lâm, Kháng/Khao, Bumang

Sự tương đồng từ vựng với Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú

[sửa | sửa mã nguồn]

Sidwell (2015) lưu ý rằng Nhóm ngôn ngữ Palaung và Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú dùng chung nhiều từ vựng, nhưng coi hiện tượng này là kết quả của sự khuếch tán từ vựng do sự tiếp xúc ngôn ngữ mạnh mẽ.

Sidwell (2015:112-113) liệt kê các từ vựng Palaung nguyên thủy sau đã khuếch tán từ Palaung sang Khơ Mú.

Các dạng từ vựng từ Palaung sang Khơ Mú
  • *ʔɔːt ‘lau, chùi, xóa sạch’
  • *ʔiɛk ‘nách’
  • *ɓɤs ‘đội trên đầu/đeo trên lưng’
  • *bliɛs ‘xiên, giáo, mác’
  • *cəˀŋam ‘làm sạch’
  • *criːl ‘vàng’
  • *gɔːʔ ‘bạn bè, họ hàng’
  • *kərɗi(ː)ŋ ‘rốn’
  • *kɤːŋ ‘đào, bới, xới, cuốc’
  • *kʋɤj ‘trên, phần trên’
  • *laj ‘mua bán’
  • *mɔk ‘đánh/đốn ngã’
  • *(ʰ)ɲɤk ‘dính, nhớp nháp’
  • *tjaːk ‘con nai

Sidwell (2015:113) liệt kê các từ vựng Palaung nguyên thủy sau đã khuếch tán từ Khơ Mú sang Palaung.

Các dạng từ vựng từ Khơ Mú sang Palaung
  • *ɟɤːl ‘nhẹ cân’
  • *kla(ː)w ‘tinh hoàn, hòn dái’

Sidwell (2015:114) liệt kê các từ vựng Palaung nguyên thủy sau chia sẻ cùng Khơ Mú nhưng không chia sẻ với các nhánh Nam Á khác và không chắc chắn là chúng đã khuếch tán từ Palaung sang Khơ Mú hay ngược lại.

  • *-daːk ‘gan/lòng bàn tay/chân’
  • *-jaːŋ ‘nữ, phụ nữ, gái’
  • *kəlɔːŋ ‘hạt’
  • *krlaːŋ ‘hành tinh’
  • *-nuːs ‘miệng’
  • *tɤːʔ ‘khói’
  • *sŋɔːʔ ‘thóc, gạo’

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Palaung Đông”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Palaung Tây”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Sidwell, Paul. 2015. The Palaungic Languages: Classification, Reconstruction and Comparative Lexicon Lưu trữ 2019-10-23 tại Wayback Machine. München: Lincom Europa.
  4. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2012.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  5. ^ Elizabeth Hall, 2010. A Phonology of Muak Sa-aak Lưu trữ 2015-01-29 tại Wayback Machine Luận văn thạc sĩ KHXH, Đại học Payap.
  6. ^ a b Myint Myint Phyu (2013). “A Sociolinguistic Survey of Selected Meung Yum and Savaiq varieties” (PDF) (bằng tiếng Anh và Thái). Chiang Mai, Thái Lan: Đại học Payap. tr. 217. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  7. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ Sidwell, Paul. 2014. Khmuic classification and homeland Lưu trữ 2016-02-03 tại Wayback Machine. Mon-Khmer Studies 43.1:47-56

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • RWAAI (Kho lưu trữ và không gian làm việc cho Di sản phi vật thể ngôn ngữ Nam Á)
  • Ngôn ngữ Palaung trong Lưu trữ kỹ thuật số RWAAI.