Nghị viện New Zealand
Nghị viện New Zealand Pāremata Aotearoa | |
---|---|
Nghị viện New Zealand khóa 53 | |
![]() | |
Dạng | |
Mô hình | |
Các viện | Hạ viện New Zealand |
Lịch sử | |
Thành lập | 24 tháng 5 năm 1854[1] | (khóa 1)
Lãnh đạo | |
Charles III Từ 8 tháng 9 năm 2022 | |
Cindy Kiro Từ 21 tháng 10 năm 2021 | |
Cơ cấu | |
Số ghế | 120 |
![]() | |
Chính đảng Hạ viện | Chính phủ (62)
Liên minh với (9) Đối lập (34)
Crossbench (14)
|
Bầu cử | |
Hệ thống đầu phiếu Hạ viện | Đại diện tỷ lệ thành viên hỗn hợp |
Bầu cử Hạ viện vừa qua | 17 tháng 10 năm 2020 |
Bầu cử Hạ viện tiếp theo | 14 tháng 10 năm 2023 |
Trụ sở | |
Tòa nhà Nghị viện, Wellington | |
Trang web | |
www |
Nghị viện New Zealand hay Quốc hội New Zealand (tiếng Māori: Pāremata Aotearoa) là cơ quan lập pháp đơn viện của New Zealand, bao gồm Vua New Zealand (Vua trong Nghị viện) và Hạ viện New Zealand. Nhà vua thường do Toàn quyền đại diện.[3] Trước năm 1951, Nghị viện có thượng viện là Hội đồng Lập pháp New Zealand. Nghị viện New Zealand được thành lập vào năm 1854 và là một trong những cơ quan lập pháp hoạt động liên tục lâu đời nhất trên thế giới.[4] Cơ quan này hoạt động tại Wellington, thủ đô của New Zealand, từ năm 1865.
Hạ viện thường có 120 nghị sĩ quốc hội, mặc dù đôi khi nhiều hơn do vẫn còn nhiều ghế trống. Có 72 nghị sĩ được bầu trực tiếp tại các khu vực bầu cử, trong khi số ghế còn lại được phân công để dành cho các nghị sĩ dựa trên tỷ lệ phiếu bầu trên tổng phiếu của mỗi đảng. Người Māori có đại diện trong Quốc hội từ năm 1867, và phụ nữ bắt đầu tham gia tuyển cử vào năm 1893.[4] Mặc dù bầu cử có thể được tiến hành sớm, nhưng cứ ba năm một lần Quốc hội lại bị giải tán và tiến hành tái tranh cử.
Nghị viện có quyền tối thượng đối với tất cả các tổ chức chính phủ khác. Cơ quan lập pháp có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan hành pháp. Chính phủ New Zealand bao gồm một thủ tướng (người đứng đầu chính phủ) và các bộ trưởng. Theo nguyên tắc trách nhiệm chính phủ, những cá nhân này luôn được rút ra khỏi Hạ viện và phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện.
Cả quốc vương (hiện là Vua Charles III) và toàn quyền của ông đều không tham gia vào quá trình lập pháp, ngoại trừ việc đại diện sự chấp thuận của Nhà vua đối với một dự luật được Hạ viện thông qua, được gọi là việc cấp Sự chấp thuận hoàng gia (Royal Assent), điều cần thiết để một dự luật được thông qua và được ban hành như luật. Toàn quyền có trách nhiệm chính thức là triệu tập và giải tán Quốc hội — việc giải tán nhằm mở đường cho tổng tuyển cử.
Thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]
Ở New Zealand, thuật ngữ parliament (nghị viện) có một số nghĩa khác nhau. Thứ nhất, thuật ngữ này đề cập đến toàn bộ nhánh lập pháp, bao gồm Nhà vua (có vai trò hiến định trong quá trình lập pháp bị hạn chế) và Hạ viện. Thứ hai, nó có thể có nghĩa là các nghị sĩ được bầu vào nghị viện sau một cuộc tổng tuyển cử. Theo nghĩa này, Nghị viện khóa 1 hoạt động từ ngày 24 tháng 5 năm 1854 đến ngày 15 tháng 9 năm 1855.[1] Nghị viện hiện hành, tức Nghị viện khóa 53, bắt đầu hoạt động vào ngày 25 tháng 11 năm 2020.[5]
Cuối cùng, "Parliament" cũng có thể đề cập đến một địa điểm vật lý: cụ thể nhất là phòng tranh luận nơi các nghị sĩ gặp nhau, đồng thời là tòa nhà nơi đặt văn phòng (thường là Tòa nhà Nghị viện, Wellington[6]), và nói rộng ra thì vẫn là tòa nhà này với một số tòa nhà khác nơi các nghị sĩ đặt văn phòng.[7][8]
Danh sách các nghị viện[sửa | sửa mã nguồn]
Nghị viện hiện tại đang là nhiệm kỳ khóa 53.
Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ The Green Party has formed a co-operation agreement with the governing Labour Party, "while not committing to a more formal coalition or confidence and supply arrangement".[2]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênfirst sitting
- ^ “Greens officially sign on to join Government with Labour”. 1 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2020.
- ^ McLean, Gavin (28 tháng 9 năm 2016). “Governors and governors-general – Constitutional duties”. Te Ara: The Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
- ^ a b Martin, John E. (17 tháng 2 năm 2015). “Parliament”. Te Ara: The Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2016.
- ^ “Opening of the 53rd Parliament”. www.parliament.nz (bằng tiếng Anh). New Zealand Parliament. 2020.
- ^ “Chapter 11 The Chamber, Buildings and Grounds”. www.parliament.nz (bằng tiếng Anh). New Zealand Parliament. 8 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023.
- ^ Steeds, Bernard (May–June 2003). “Within the corridors of power”. New Zealand Geographic (bằng tiếng Anh) (63). Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023.
- ^ Craymer, Lucy (23 tháng 8 năm 2022). “Anti-government protesters gather outside New Zealand's parliament”. Reuters. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2023.
Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]
- McRobie, Alan (1989). Electoral Atlas of New Zealand. Wellington, New Zealand: GP Books. ISBN 978-0-477-01384-0.
- Phillips, Jock biên tập (2014). Te Ara: The Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2020.
- Wilson, James Oakley (1985) [1st ed. published 1913]. New Zealand Parliamentary Record, 1840–1984 (ấn bản 4). Wellington, New Zealand: V.R. Ward, Govt. Printer. OCLC 154283103.
- Wood, G. A.; Rudd, Chris (2004). The Politics and Government of New Zealand: Robust, Innovative and Challenged. University of Otago Press. ISBN 1877276464.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- New Zealand Parliament
- Introducing Parliament – A one-hour guide to how the New Zealand Parliament works
- Images from around Parliament Buildings
- Parliament Today
- Parliament at Radio New Zealand
- Digitised reports from selected volumes of the Appendix to the Journals of the House of Representatives